Mạo danh cơ quan thuế qua điện thoại xử phạt thế nào

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mạo danh cơ quan thuế qua điện thoại xử phạt thế nào?

Xin chào công ty Luật, tôi đang rất bức xúc và muốn được hướng dẫn để tố cáo hành vi lừa đảo này, chẳng là tôi vừa thành lập doanh nghiệp được 4 ngày trước, sau khi thành lập tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, họ nói rằng nào là ở cơ quan thuế này, cục thuế kia, yêu cầu mua sản phẩm hướng dẫn kê khai, nói đây là quy định của nhà nước, rồi yêu cầu lên học tập huấn, tôi do không nắm được nên đã mua 2 đĩa hướng dẫn trị giá 500 nghìn đồng và tham gia một khóa học 2 triệu đồng, khi tôi đến chi cục thuế tham gia thì mới biết không có khóa học nào cả và chi cục thuế cũng không bao giờ bán đĩa gì cả, đơn vị đó đã mạo danh cơ quan thuế để thực hiện hành vi lừa đảo, tôi gọi lại cho những số điện thoại này thì không được, giờ tôi phải xử lý thế nào để đòi lại quyền lợi cho mình. Thân gửi.


Mạo danh cơ quan thuế qua điện thoại xử phạt thế nào
Mạo danh cơ quan thuế qua điện thoại xử phạt thế nào

Luật sư Tư vấn Mạo danh cơ quan thuế qua điện thoại xử phạt thế nào – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 17 tháng 01 năm 2018

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

3./ Luật sư trả lời

Mạo danh cơ quan nhà nước là một hành vi có tính chất lừa đảo, gian dối và có tính chất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến uy tín, danh dự của nhà nước. Người mạo danh cơ quan thuế sẽ bị truy cứu hình sự về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác được quy định tại Điều 339 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (Bộ luật hình sự 2015) như sau:

“Điều 339. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Nếu hành vi mạo danh để nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 dưới đây.

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191