Mở cửa hàng bánh ngọt có cần giấy phép

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mở cửa hàng bánh ngọt có cần giấy phép?

Nhóm tôi có dự định mở cửa hàng sản xuất kinh doanh bánh ngọt theo công thức và công nghệ của Pháp, các nguyên liệu cũng được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp để đảm bảo chất lượng của bánh cao nhất, chúng tôi đang hơi băn khoăn chút về những quy định của pháp luật khi mở cửa hàng bánh ngọt là như thế nào, chúng tôi cần những giấy phép gì để có thể đi vào hoạt động bình thường?


Mở cửa hàng bánh ngọt có cần giấy phép?
Mở cửa hàng bánh ngọt có cần giấy phép?

Luật sư Tư vấn Mở cửa hàng bánh ngọt có cần giấy phép – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 12 tháng 01 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh

3./Luật sư trả lời

     Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về trường hợp cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật như sau:

“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Như vậy, phải tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng: nếu cửa hàng bánh ngọt chỉ là một kiot nhỏ, không cố định, mang tính chất là bán quà vặt hay buôn bán vặt thì sẽ không bắt buộc phải cần giấy phép đăng ký kinh doanh; còn nếu đó là một cửa hàng thuê, hay một đại lý có địa điểm cụ thể để kinh doanh buôn bán thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp phải đăng ký kinh doanh, bạn có thể đăng kí kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191