Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mở trang trại nuôi thỏ cần những yêu cầu gì?
Gia đình tôi có diện tích và đã từng có kinh nghiệm nuôi gà theo mô hình trang trại lớn, tuy nhiên dạo gần đây gà có khá nhiều dịch bệnh và thị trường cạnh tranh nên không có lãi, chúng tôi dự định chuyển đổi mô hình qua nuôi thỏ, vậy xin hỏi việc mở trang trại nuôi thỏ có gì khác không, có quy định phải xin giấy phép hay gì khác bình thường không?
Luật sư Tư vấn Mở trang trại nuôi thỏ cần những yêu cầu gì – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 17 tháng 01 năm 2018
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
- Nghị định 66/2016/NĐ-CP Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm
- Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT Thông tư quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại
3./Luật sư trả lời
Khi mở trang trại chăn nuôi thỏ cần đáp ứng một số các yêu cầu pháp luật đặt ra dưới đây:
Thứ nhất, đáp ứng tiêu chí xác định kinh tế trang trại đối với cơ sở chăn nuôi là phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1000 triệu đồng/ năm trở lên;
Thứ hai, trang trại phải có Giấy chứng nhận kinh tế trang trại do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cấp;
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và trình tự cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo quy định tại Điều 8 và Điều 10 Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT dưới đây:
“Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại
1.Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
2.Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Đối với diện tích đất cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
Điều 10. Trình tự cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
1.Cá nhân, hộ gia đình hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 (đối với trường hợp đề nghị cấp mới), tại Điều 9 (đối với trường hợp đề nghị cấp đổi) của Thông tư này tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trang trại sản xuất.
Đối với cơ sở sản xuất nằm trên địa bàn nhiều xã thì cá nhân, hộ gia đình tự quyết trong việc lựa chọn Ủy ban nhân dân cấp xã nào nộp hồ sơ cho thuận tiện nhất. Trường hợp cấp đổi, chủ trang trại nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
2.Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ khi có đủ giấy tờ theo quy định tại Thông tư này và phải được điền đầy đủ thông tin vào Đơn đề nghị cấp, cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải trao Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ trong đó ghi rõ ngày hẹn trả kết quả.
3.Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận Đơn đề nghị cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và chuyển hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trường hợp không xác nhận Đơn đề nghị cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
4.Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này cho cá nhân, hộ gia đình trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ từ Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 8, 9 của Thông tư này;
b) Thỏa mãn tiêu chí xác định kinh tế trang trại theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
Giấy chứng nhận kinh tế trang trại sau khi cấp được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã và trả cho chủ trang trại trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Trường hợp không cấp, không cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gửi văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nói rõ lý do để thông báo cho người nộp hồ sơ.
5.Nếu sau 13 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ mà không nhận được Giấy chứng nhận kinh tế trang trại hoặc không nhận được thông báo không cấp, cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì người đề nghị cấp, cấp đổi giấy chứng nhận có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.”
Thứ ba, trang trại phải đáp ứng điều kiện chăn nuôi tập chung theo quy định tại Điều 11 Nghị định 66/2016/NĐ-CP (đối với trang trại thỏ trên 3.000 con sinh sản hoặc trên 6.000 con nuôi lấy thịt):
– Có nhân viên kỹ thuật trình độ trung cấp trở lên chuyên ngành chăn nuôi hoặc thú y;
– Có biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường; nước thải đảm bảo đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62 – MT: 2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi;
– Đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 19 Nghị định 66/2016/NĐ-CP (đối với trang trại có sản xuất thịt thỏ).
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: