Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Phần vốn góp trong trường tư thục thì có được thừa kế?
Tôi có góp vốn vào một trường tư thục đã hoạt động được gần 10 năm nay rồi, trường có tất cả 5 thành viên, trong đó số vốn của tôi là cao nhất, nay tôi không muốn quản lý nữa vì sau khi chẩn đoán tôi bị mắc bệnh ung thư dạ dày, tôi muốn lập di chúc và để lại phần vốn góp này cho con trai tôi thì có được không, pháp luật có cho phép không và tôi phải làm thủ tục thế nào?
Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm pháp lý
Ngày 09 tháng 04 năm 2018
2./Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề thừa kế phần vốn góp
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Luật Doanh nghiệp 2014.
3./Luật sư tư vấn
Căn cứ quy định của pháp luật dân sự, các cá nhân có quyền để lại di sản thừa kế, quyền hưởng di sản thừa kế do người khác để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo đó, di sản thừa kế được hiểu là tất cả tài sản hợp pháp của người để lại di sản để lại sau khi qua đời bao gồm tài sản riêng của người đó sở hữu và phần tài sản chung mà người đó có quyền sở hữu theo quy định pháp luật. Do đó, phần vốn góp của người đã chết góp vốn vào hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung và góp vốn trong trường tư thục nói riêng đều là di sản thừa kế mà người đó để lại.
Căn cứ Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về xử lý phần vốn góp trong công ty với trường hợp người góp vốn chết như sau:
“Điều 54. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. Trường hợp thành viên là cá nhân bị Tòa án tuyên bố mất tích thì người quản lý tài sản của thành viên đó theo quy định của pháp luật về dân sự là thành viên của công ty.
2. Trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.
3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;
c) Thành viên là tổ chức đã giải thể hoặc phá sản.
4. Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
5. Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
Trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 53 của Luật này.”
Theo đó, với trường hợp người chết có phần vốn góp trong trường tư thục, người thừa kế của người đó có quyền thừa kế đối với phần vốn góp đó trở thành người có quyền đối với phần vốn góp trong đó. Trường hợp người có quyền thừa kế không muốn trở thành thành viên góp vốn trong đó nữa, thì việc rút vốn được giải quyết theo quy định pháp luật và người có quyền thừa kế được hưởng phần vốn góp sau khi trừ đi các nghĩa vụ theo quy định.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: