Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Trật khớp xương sống có coi là mất khả năng lao động?
Mẹ tôi đã bỏ đi từ khi tôi 3 tuổi, em tôi 1 tuổi rưỡi, bố tôi thường ngày chạy xe ôm khi nào vắng khách thì có đi phụ xây dựng công trình để kiếm thu nhập, còn tôi và em do còn đi học nên không thể giúp bố, năm đó bố vì bê nặng mà bị trật khớp xương sống dẫn đến phải vào việc 3 tháng, hiện nay bố tôi chỉ có thể làm những việc nhẹ và không thể bê vác được gì, tôi xin hỏi như thế thì có thể coi là mất khả năng lao động không ạ?
Luật sư Tư vấn Luật Thuế thu nhập cá nhân – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 08 tháng 03 năm 2018
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề thế nào là mất khả năng lao động
Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
3./Luật sư tư vấn
Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định 111/2013/TT-BTC quy định về không có khả năng lao động như sau:
” Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều này là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).
Theo đó, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về danh mục các bệnh mà người mắc các bệnh này được coi là không có khả năng lao động hay mất khả năng lao động. Do đó, không thể kết luận việc mắc bệnh trật khớp xương sống có được coi là mất khả năng lao động hay không, mà để xem xét vấn đề này, người mắc bệnh cần xác giám định mức độ suy giảm khả năng lao động của mình để xác định tình trạng hiện khả năng lao động của mình.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: