Câu hỏi của khách hàng: Thuế phải nộp khi bán hàng rong
Các loại thuế cá nhân phải nộp khi bán hàng rong tại chợ hoặc các địa điểm khác.
Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh
- Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.
2./ Luật sư trả lời
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ
“ Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.”
Mặc dù hoạt động bán hàng rong là hoạt động thương mại không có địa điểm cố định nhưng vẫn phải nộp lệ phí môn bài.
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.
“ Điều 2. Người nộp lệ phí môn bài
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).
7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.”
Vì vậy, hoạt động bán hàng rong phải nộp phí môn bài trừ trường hợp được miễn phí môn bài theo quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm:
- Bán hàng rong có phải xin phép phường để ngồi không
- Bán hàng rong bằng xe tải có phải nộp thuế đối với hộ kinh doanh?
- Đơn xin đăng ký hoạt động bán hàng trong tour du lịch
- Đơn yêu cầu ủy ban dẹp hàng rong trước cửa nhà
- Văn bản giải quyết phàn nàn của khách hàng trong nhà hàng
- Đơn xin hoạt động kinh doanh cho thuê nhà
- Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của cá nhân, tổ chức