Thành lập công ty xây dựng và những điều phải biết

Thành lập công ty xây dựng, mở công ty xây dựng, doanh nghiệp mới lĩnh vực khảo sát, thiết kế, tư vấn xây dựng.

Đô thị hóa, công nghiệp hóa đang là cơn bão toàn cầu. Đi cùng với nó là sự phát triển chóng mặt của xã hội và nhu cầu xây dựng được đặt ra trong nền kinh tế thị trường là vô cùng lớn. Các công ty xây dựng có số lượng tương đương 70% số lượng toàn bộ các doanh nghiệp trong giai đoạn 2013-2018, với sự đa dạng về lĩnh vực, các công ty này có thể hoạt động từ kinh doanh bất động sản, môi giới bất động sản, thiết kế, xây lắp, gia công công trình, thi công xây dựng công trình, cung cấp vật liệu xây dựng, đầu tư dự án xây dựng, tham gia vào tất cả các giai đoạn như khảo sát, hoàn thiện, thiết kế nội thất, tư vấn lập quy hoạch, thiết kế quy hoạch xây dựng, kiểm định chất lượng công trình, thẩm tra thiết kế xây dựng.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho quý khách dịch vụ thành lập doanh nghiệp, mở công ty, thành lập công ty xây dựng nhanh nhất với chi phí thấp nhất. Hãy để những công việc là khó khăn với bạn cho những đơn vị chuyên môn và bạn có thể dành hoàn toàn thời gian để tập trung phát triển điểm mạnh của mình, tìm phương án kinh doanh nhằm cạnh tranh trong thị trường vốn có.

Thành lập Doanh nghiệp 800K
Thành lập Doanh nghiệp chỉ với 800K

Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Bước 1: Xác lập hồ sơ và nộp tại Sở kế hoạch và Đầu tư

Chúng tôi sẽ tiến hành tư vấn cho quý khách và hướng dẫn những thông tin cần thiết để mở công ty như:

– Loại hình công ty, ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình;

– Tên công ty, những tên công ty nào đã bị trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn không được phép đăng ký, những cách thêm chi tiết vào trước hoặc sau tên công ty để đặt được tên như ý mà vẫn phù hợp với quy định;

– Số vốn điều lệ nên đăng ký, mối liên hệ giữa số vốn và mức thuế môn bài phải đóng hằng năm;

– Số thành viên công ty, cách xử lý khi có các thành viên là cá nhân, tổ chức nước ngoài;

– Người đại diện theo pháp luật, chức danh phù hợp của người đại diện theo pháp luật với mô hình và thực tiễn hoạt động của công ty.

Các hồ sơ cần thiết:

– Giấy Đề nghị Đăng ký Doanh nghiệp; (Chúng tôi sẽ hỗ trợ soạn thảo)

– Danh sách thành viên, cổ đông công ty; (Chúng tôi sẽ hỗ trợ soạn thảo)

– Điều lệ công ty; (Chúng tôi sẽ hỗ trợ soạn thảo)

– Giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ nhân thân khác của các thành viên trong công ty; (Khách hàng cung cấp)

– Giấy chứng minh thư nhân dân của Giám đốc, Biên bản họp và Hợp đồng lao động trong trường hợp thuê Giám đốc ngoài, không phải là thành viên công ty; (Chúng tôi sẽ hỗ trợ soạn thảo)

– Giấy Ủy quyền cho chúng tôi thay mặt quý khách thực hiện thủ tục tại Sở kế hoạch và Đầu tư; (Chúng tôi sẽ hỗ trợ soạn thảo)

Toàn bộ hồ sơ sẽ do chúng tôi xác lập soạn thảo, quý khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin và giấy tờ nhân thân hợp pháp.

Bước 2: Nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Thời gian Đăng ký thành lập Doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký Doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị.

Bước 3: Công bố thông tin doanh nghiệp thành lập trên Cổng thông tin điện tử quốc gia

Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập Doanh nghiệp, đơn vị bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử quốc gia của Bộ kế hoạch và Đầu tư theo quy định, nhằm mục đích công khai thông tin Doanh nghiệp để các cá nhân, đơn vị có liên quan khác theo dõi và khiếu nại nếu có vấn đề phát sinh, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp nếu có.

Bước 4: Khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu doanh nghiệp

Bước cuối cùng để Doanh nghiệp bắt đầu chính thức bước vào quá trình hoạt động đó là khắc dấu hộp và thông báo sử dụng con dấu tới Sở kế hoạch và Đầu tư.

Chúng tôi sẽ thay mặt quý khách để thực hiện toàn bộ các nội dung trên và bàn giao tới tận tay khách hàng Giấy phép kinh doanh và con Dấu trong thời hạn 7 ngày làm việc.

Thủ tục thành lập công ty xây dựng
Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Thời gian thành lập công ty xây dựng

Thời gian thành lập công ty xây dựng tính từ thời điểm chúng tôi nhận toàn bộ hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu là 07 ngày làm việc.

Điều kiện để mở công ty xây dựng

1. Điều kiện về lựa chọn loại hình công ty

Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Công ty Hợp danh: Có ít nhất 02 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty (Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn (Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty).

Công ty TNHH 1 thành viên: Chỉ cần có 1 thành viên duy nhất, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Công ty có từ 2 thành viên trở lên có thể lựa chọn loại hình này (Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp).

Công ty Cổ phần: Phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập, Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

2. Điều kiện về tên công ty

Tên công ty không được trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã có trước thời điểm công ty thành lập.

Một số tiền đề tên doanh nghiệp có thể tham khảo: Đầu tư và Xây dựng, Thương mại và Xây dựng, Thiết kế Xây dựng, Kỹ thuật Xây dựng, Tư vấn và Đầu tư, Xây dựng Thương mại, Vận tải Xây dựng, Vật liệu Xây dựng, Sản xuất Xây dựng,…

3. Điều kiện làm giám đốc công ty

Tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

4. Điều kiện cần bao nhiêu vốn để mở công ty xây dựng

Vốn công ty là căn cứ tài chính để công ty hoạt động. Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn có thể là tiền mặt hoặc tài sản khác được quy đổi thành giá trị tương ứng để ghi nhận trong hồ sơ công ty.

Công ty xây dựng không có yêu cầu đặc biệt về vốn nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn mức vốn cho mình. Tuy nhiên do đặc thù về lĩnh vực hoạt động và thường xuyên tham gia vào các phiên đấu thầu, cạnh tranh kinh tế, việc có một số vốn điều lệ hấp dẫn cũng là lợi thế cho công ty sau này.

Lưu ý số vốn đăng ký sẽ ảnh hưởng đến mức phí thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hằng năm, cụ thể:

Vốn Điều lệ đăng ký Mức thuế môn bài 1 năm
Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đ/năm
Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đ/năm

5. Điều kiện về lựa chọn ngành nghề để đăng ký

Ngành nghề để các công ty xây dựng có thể lựa chọn được cập nhật mới nhất theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:

4102 Xây dựng nhà không để ở
4211 Xây dựng công trình đường sắt
4212 Xây dựng công trình đường bộ
4221 Xây dựng công trình điện
4222 Xây dựng công trình cấp, thoát nước
4223 Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc
4229 Xây dựng công trình công ích khác
4291 Xây dựng công trình thủy
4292 Xây dựng công trình khai khoáng
4293 Xây dựng công trình chế biến, chế tạo
4299 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
4311 Phá dỡ
4312 Chuẩn bị mặt bằng
4321 Lắp đặt hệ thống điện
4322 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí
4329 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
4330 Hoàn thiện công trình xây dựng
4390 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác

Những điều cần biết sau khi thành lập công ty xây dựng

  • Treo biển công ty:

Biển công ty phải có kích thước tiêu chuẩn, in rõ ràng các thông tin bao gồm tên công ty, địa chỉ, phương thức liên lạc, phải được treo, gắn chắc chắn ngay tại nơi hoạt động của công ty;

  • Nộp thuế môn bài theo quy định:

Ngay sau khi thành lập, trong thời hạn 10 ngày, công ty phải hoàn thành nghĩa vụ khai và nộp thuế môn bài cho năm hoạt động đó. Đối với công ty thành lập trong 6 tháng đầu năm, số thuế môn bài phải nộp là 100%, đối với công ty thành lập trong 6 tháng cuôi năm, số thuế môn bài phải nộp là 50%;

  • Triển khai đăng ký chữ ký số điện tử:

Theo quy định của Bộ Tài chính, việc kê khai thuế điện tử online là hình thức bắt buộc và thay thế hoàn toàn phương pháp nộp giấy trực tiếp trước đây;

  • Đăng ký kê khai thuế điện tử

  • Bổ sung thông tin tài khoản ngân hàng doanh nghiệp:

Để tiến hành hoạt động kê khai và nộp thuế qua mạng, doanh nghiệp cần bổ sung thông tin tài khoản ngân hàng để thanh toán online. Việc bổ sung được thực hiện theo quy định bổ sung Mẫu 08 và nộp tới cơ quan thuế quản lý.

  • Bổ sung thông tin liên lạc của doanh nghiệp như Email, số điện thoại để giao tiếp, nhận thông báo từ cơ quan thuế:

Việc kê khai báo cáo qua mạng sẽ tương ứng với các phản hồi của cơ quan thuế cũng được thực hiện qua mạng, vì thế để nhận được những phản hồi kịp thời, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký các phương thức nhận thông báo online như Email, số điện thoại.

  • Lựa chọn hình thức kê khai thuế, phương pháp tính thuế:

Đa phần các đơn vị thường lựa chọn phương thức VAT.

  • In, phát hành hóa đơn:

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục in ấn và xin phát hành hòa đơn, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra trụ sở chính của Doanh nghiệp làm căn cứ để ra quyết định.

  • Lập các hồ sơ nội bộ như sổ cổ đông, sổ thành viên, nội quy lao động, phân công điều hành, quản lý công ty:

Hoạt động của Doanh nghiệp sẽ được bắt đầu tư khi Sở kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép kinh doanh, vì thế việc đảm bảo hoạt động, quản lý nội bộ được đặt ra là vô cùng quan trọng, tránh những hệ lụy không đáng có cho công ty và khó khăn trong việc giải trình khi bị cơ quan chức năng sau này kiểm tra.

Những lưu ý đặc biệt khi thành lập công ty xây dựng

  • Về chứng chỉ của cán bộ, nhân viên công ty:

Lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực có rất nhiều khía cạnh hoạt động, để tiến hành hoạt động kinh doanh được trên các khía cạnh này, đơn vị cần phải có một nguồn nhân lực nhất định với trình độ chuyên môn tương ứng, ví dụ khía cạnh Tư vấn thiết kế xây dựng cần có các chứng chỉ liên quan tới Tư vấn, thiết kế, nội, ngoại thất công trình, kỹ sư,… khía cạnh Khảo sát xây dựng cần có các chứng chỉ liên quan như Khảo sát địa chất, khảu sát xây dựng,…

  • Thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài:

Để đáp ứng các nhu cầu đầu tư có nguồn lực từ nước ngoài nói chung hay các đơn vị nước ngoài đang muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trong hoạt động xây dựng nói riêng, nhà nước cho phép việc tiến hành thành lập công ty xây dựng có 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, trước khi thành lập công ty, cá nhân, tổ chức đó cần phải thực hiện thêm thủ tục xin Giấy phép đầu tư do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp.

  • Lập các Chi nhánh, Địa điểm kinh doanh, Văn phòng đại diện để phục vụ hoạt động đặc thù của các công ty xây dựng:

Hoạt động của công ty xây dựng luôn đi kèm với mở rộng thị trường và các hoạt động không chỉ nằm ở trụ sở chính, vì thế việc lập Chi nhánh, Địa điểm kinh doanh, Văn phòng đại diện luôn là nhu cầu và những việc doanh nghiệp cần thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh của mình. Doanh nghiệp cần lưu ý, thủ tục này chỉ được thực hiện sau khi đơn vị đã được cấp Giấy phép kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền là Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đơn vị dự định đặt  địa chỉ Chi nhánh, Địa điểm kinh doanh, Văn phòng đại diện. Chi nhánh và Văn phòng đại diện sẽ có con dấu riêng, và có thể hoạt động độc lập về tài chính với công ty.

1900.0191