Thủ tục ly hôn mới nhất áp dụng toàn quốc kể từ năm 2019

Thủ tục ly hôn mới nhất được áp dụng toàn quốc kể từ năm 2019 với sự xuất hiện của Trung tâm đối thoại hòa giải tại Tòa án.

Với sự ra đời của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 cùng Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quá trình giải quyết việc Ly hôn của Tòa án đã có rất nhiều thay đổi so với thủ tục trước đây. Thủ tục ly hôn hiện tại được rút ngắn hơn, đơn giản hơn, mang hướng có lợi hơn nhiều cho các đương sự.

Trung tâm đối thoại hòa giải được thành lập và đưa vào hoạt động tại 16 tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,… trở thành một bước tố tụng không thể thiếu khi xử lý việc Ly hôn. Vậy cơ quan này có vai trò gì. Bằng bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn những sự thay đổi lớn được áp dụng từ năm 2019 trong quá trình thực hiện nhu cầu ly hôn.

 

I. Trung tâm đối thoại hòa giải tại Tòa án được đưa vào thí điểm từ năm 2019

Trung tâm đối thoại hòa giải tại Tòa án là một tổ chức tự quản được đặt trụ sở tại Tòa án nhân dân, nhưng không phải là một tổ chức có cơ cấu, bộ máy riêng, không thuộc biên chế của Tòa án nhân dân.

Trung tâm có chức năng nhiệm vụ thực hiện hòa giải các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động; đối thoại giải quyết các khiếu kiện hành chính trước khi Tòa án thụ lý, giải quyết, trừ những tranh chấp, khiếu kiện theo quy định của luật là không được hòa giải, đối thoại hoặc không tiến hành hòa giải, đối thoại được.

 

II. Trung tâm đối thoại hòa giải có vị trí như thế nào trong thủ tục ly hôn kể từ năm 2019

Trung tâm đối thoại hòa giải là bước đầu tiên cần thực hiện khi các bên nộp hồ sơ yêu cầu Ly hôn tại Tòa án. Không phân biệt là Thủ tục ly hôn thuận tình hay Thủ tục ly hôn đơn phương. Thay vì trước đây, Tòa án sẽ là cơ quan ngay lập tức giải quyết yêu cầu ly hôn thì hiện nay, hồ sơ xin ly hôn sẽ được chuyển qua Trung tâm hòa giải, đối thoại khi các cặp vợ chồng có yêu cầu.

Tại cơ quan này, hai vợ chồng sẽ được hòa giải viên, đối thoại viên tiến hành hòa giải, tìm hiểu khả năng hàn gắn mối quan hệ và các thỏa thuận liên quan.

Sau khi có kết quả hòa giải, hồ sơ mới được chuyển lên Thẩm phán để tiến hành xử lý theo quy định pháp luật.

Thủ tục ly hôn mới nhất 2019
Thủ tục ly hôn mới nhất 2019

 

III. Các Giấy tờ, hồ sơ cần thiết để ly hôn

1. Đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn có thể được viết bằng nhiều cách trình bày khác nhau đi kèm với đó là những nội dung khác nhau thể hiện quan điểm riêng của từng cặp vợ chồng và mâu thuẫn dẫn tới ly hôn. Đơn có thể được đánh máy, viết tay hoặc điền trực tiếp trên mẫu đơn của Tòa án ban hành.

Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý được phân thành 2 loại chính là: Đơn khởi kiện Ly hôn (Đơn phương Ly hôn)Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con chung và phân chia tài sản (Thuận tình ly hôn).

2. Giấy Đăng ký kết hôn (bản chính)

Trong trường hợp không có Giấy đăng ký kết hôn bản chính vì lý do mất mát, hư hỏng hay bị chiếm giữ nhằm ngăn chặn quyền ly hôn. Bạn có thể thực hiện việc xin trích lục hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký kết hôn lần đầu.Bản trích lục này được sử dụng thay thế bản chính và có giá trị như bản chính khi tiến hành xác lập hồ sơ xin ly hôn.

3. Chứng minh thư nhân dân (bản sao)

Các bạn cần chuẩn bị chứng minh thư nhân dân bản sao của cả vợ và chồng, không được sử dụng bản photo.
Trong trường hợp không có chứng minh thư nhân dân có thể thay thế bằng các giấy tờ nhân thân khác như Căn cước công dân, hộ chiếu,…

4. Sổ hộ khẩu (bản sao)

Vợ chồng chưa nhập khẩu sẽ phải cung cấp 2 bản sao sổ hộ khẩu của mỗi người.Nếu đã nhập khẩu thì chỉ cần bản sao của sổ hộ khẩu chung.Vì lý do nào đó, sổ hộ khẩu không thể được cung cấp, bạn cần phải xin xác nhận của Công an địa phương về nơi cư trú và đăng ký hộ khẩu thường trú tại thời điểm hiện tại.

5. Giấy khai sinh của con (bản sao)

Giấy khai sinh của con chung là thành phần hồ sơ không thể thiếu khi xác lập thủ tục ly hôn. Bên cạnh việc thực hiện quyền ly hôn của bố mẹ, quyền của các con chung cũng cần được đảm bảo. Các quyền này có căn cứ phần nhiều dựa trên tuổi của con.Nếu Giấy khai sinh cũng đã bị mất mát, hư hỏng hoặc chiếm giữ, bạn cũng có thể xin trích lục lại tại nơi đã cấp ban đầu để đưa vào hồ sơ.

6. Giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp tài sản (bản sao)

Thành phần hồ sơ này được sử dụng và cần đến đối với vụ việc ly hôn có tranh chấp tài sản. Bạn cần đưa ra các thông tin chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với tài sản chung. Ví dụ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận đăng ký xe, Giấy chứng nhận góp vốn, cổ phần, Di chúc,…

7. Giấy xác nhận tình trạng chung sống (bản chính)

Để chứng minh quan hệ hôn nhân đã trầm trọng và không thể kéo dài, bạn cần có sự đánh giá khách quan của một bên thứ ba được Tòa án tin cậy. Ở đây, thường nhắc tới nhất là Tổ trưởng tổ dân phố, người có trách nhiệm được phân công đôn đốc, quản lý một nhóm dân cư nhỏ trong phạm vi của mình.Mẫu Giấy xác nhận này sẽ do Tòa án ban hành, phần khai sẽ do Tổ trưởng trực tiếp viết tay và có sự xác nhận lại của UBND cấp xã phường.

8. Giấy xác nhận nơi cư trú (nếu đương sự không cư trú tại nới có đăng ký hộ khẩu thưởng trú)

Đối với rất nhiều trường hợp, các bên đã không còn sinh sống tại nơi có đăng ký hộ khẩu thường trú, đã bán nhà mà không khai báo lại cư trú với cơ quan có thẩm quyền. Thay vào đó là làm ăn định cư tại những địa chỉ khác nhau, thậm chí vợ chồng không sống chung và có khoảng cách địa lý rất lớn.Trong những trường hợp này, bạn cần phải xin xác nhận của Công an địa phương về việc tạm trú, cư trú hiện tại của mình bằng văn bản. Văn bản này sẽ là thành phần bắt buộc để Tòa án có thể xem xét thẩm quyền từ đó giải quyết nhu cầu ly hôn của đương sự.

9. Tờ khai lấy ý kiến của con chung (trong trường hợp con lớn hơn 7 tuổi hoặc vợ chồng chưa thỏa thuận được các vấn đề về nuôi và cấp dưỡng cho con)

Nếu con chung đã lớn hơn 7 tuổi, tức là đã đạt được nhận thức nhất định về việc  lựa chọn sống chung với cha hay với mẹ. Việc cân nhắc ý kiến của các con sẽ được Tòa án đưa ra bằng 1 bản lời khai. Thủ tục này tương đối nhạy cảm và có thể để lại nhiều hậu quả tâm lý với con chung. Các cặp vợ chồng cần cân nhắc kỹ trước khi ly hôn, tránh tối đa việc tranh chấp về quyền nuôi con nếu có thể.

10. Căn cứ chứng minh thu nhập, nguồn gốc tài sản (trong trường hợp có tranh chấp về con chung hoặc tài sản)

Nếu việc tranh chấp quyền nuôi con và tài sản là không thể tránh khỏi. Các bên sẽ cần đưa ra những bằng chứng chứng minh cho ưu thế của mình khi trực tiếp nuôi con. Các ưu thế này có thể xuất phát từ môi trường sống, văn hóa, điều kiện kinh tế, thời gian làm việc, tình trạng công tác, vị trí địa lý,…

Việc chứng minh điều kiện bản thân là vượt trội so với đối phương hoặc chứng minh đối phương không có đủ điều kiện sẽ là căn cứ để tòa án đưa ra nhận định về phân chia quyền nuôi con hoặc tài sản trong thời kỳ hôn nhân.

 

IV. Thủ tục ly hôn được áp dụng từ năm 2019

Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn

Sau khi hoàn thành chuẩn bị hồ sơ ly hôn, bạn sẽ phải nộp hồ sơ tới Tòa án để yêu cầu được giải quyết nhu cầu ly hôn của mình.

Hồ sơ sẽ được nộp tại bộ phần tiếp dân hoặc phòng Văn thư của Tòa án.

Bước 2: Tiến hành Hòa giải tại Trung tâm đối thoại hòa giải

Sau thời hạn 7-10 ngày kể từ khi nộp hồ sơ xin ly hôn, Tòa án sẽ chuyển hồ sơ xin ly hôn xuống Trung tâm đối thoại hòa giải và cho vợ chồng thực hiện bước hòa giải cơ sở tại đây.

Bước 3: Kết thúc hòa giải và chuyển hồ sơ tới Thẩm phán thụ lý giải quyết

Sau khi tiến hành hòa giải, nếu các bên vẫn giữ vững quan điểm và yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Tòa án sẽ phân công thẩm phán và chuyển hồ sơ để bắt đầu thụ lý giải quyết theo quy định pháp luật.

Bước 4: Ra Thông báo yêu cầu nộp tạm ứng án phí

Thủ tục đầu tiên bạn cần làm ở bước này sẽ là nộp tạm ứng án phí.

Án phí ly hôn nếu không có tranh chấp tài sản sẽ là: 300.000 VNĐ

Án phí nếu có tranh chấp chia tài sản sẽ được tính theo % giá trị tài sản có tranh chấp cụ thể như sau:

Stt

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí (đồng)

1

Từ 4.000.000 đồng trở xuống 300.000

2

Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 8% giá trị tài sản có tranh chấp

3

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 32.000.000 đồng + 6, 5% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

4

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 58.000.000 đồng + 5% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 80 triệu đồng

5

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 118.000.000 đồng + 3,5% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2 tỷ đồng

6

Từ trên 4.000.000.000 đồng 188.000.000 + 0,2% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.

Bước 5: Làm việc lần 1 về quan điểm của các bên

Các bên sẽ công khai tài liệu chứng cứ có liên quan nhằm chứng minh cho yêu cầu của bản thân là hợp pháp.

Bên cạnh đó là cung cấp những bản lời khai, tường trình quá trình hôn nhân, nguyên nhân mâu thuẫn và quan điểm yêu cầu ly hôn.

Bước 6: Làm việc lần 2 về quan điểm của các bên

Sau khi kết thúc buổi làm việc lần 1, buổi thứ 2 sẽ được sắp xếp nhằm giúp các bên chuẩn bị, bổ sung các tài liệu chứng cứ cần thiết còn thiếu, thay đổi quan điểm đã đưa ra nếu có.

Thẩm phán sẽ đưa ra những câu hỏi nhằm làm rõ các mâu thuẫn, những yêu cầu cá biệt của từng bên. Trong phạm vi nhất định, những câu hỏi này các bên hoàn toàn có thể lựa chọn trả lời hoặc không trả lời nếu có lý do chính đáng.

Đây sẽ là buổi làm việc cuối cùng vì thế các bên cần lưu ý để có kế hoạch phù hợp.

Bước 7: Tòa án tiến hành làm việc, giám định, xác minh, định giá tài sản

Đối với vụ việc ly hôn có yếu tố tranh chấp tài sản phức tạp, các buổi làm việc tại bước này sẽ có thể là từ 4-5 buổi, hoặc nhiều hơn nếu có căn cứ để gia hạn xác minh. Tài sản tranh chấp, nghĩa vụ nợ chung sẽ được định giá bởi ban Thẩm định giá do Tòa án thành lập, căn cứ vào thị trường lúc bấy giờ.

Các hồ sơ chứng cứ nếu có nghi ngờ có thể được tiến hành giám định nhằm làm rõ sự thật khách quan. Chi phí giám định được Tòa án quyết định theo pháp luật và yêu cầu các đương sự chi trả trong từng trường hợp cụ thể.

Bước 8: Đưa vụ việc ra xét xử hoặc công nhận thỏa thuận các bên

Trong thời hạn từ 10 – 15 ngày kể từ khi kết thúc bước làm việc trên. Khi Tòa án đã có đủ căn cứ kết luận. Nếu các bên không có thay đổi gì, vụ việc sẽ được đưa ra giải quyết theo quy định của Bộ Luật tố tụng Dân sự.

Lịch xét xử sẽ được gửi tới cho cả 2 bên và các bên khác có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Bước 9: Giao Quyết định hoặc Bản án

Bản án/Quyết định của Tòa án về việc ly hôn sẽ được giao tới cho nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và các cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ khi xét xử.

 

V. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn

Thủ tục ly hôn được giải quyết ở đâu có lẽ là câu hỏi của nhiều người quan tâm khi tình trạng cư trú của bản thân và vợ/chồng có nhiều điểm phức tạp. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

c) Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

d) Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;

đ) Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

e) Tòa án nơi người phải thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

g) Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;

h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;

l) Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

m) Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;

n) Tòa án nơi cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự;

o) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại;

p) Tòa án nơi có tài sản có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận tài sản đó có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam;

q) Tòa án nơi người mang thai hộ cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ;

r) Tòa án nơi cư trú, làm việc của một trong những người có tài sản chung có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án;

s) Tòa án nơi người yêu cầu cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án;

t) Tòa án nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình; xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;

u) Tòa án nơi có trụ sở của doanh nghiệp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên;

v) Tòa án nơi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể đó vô hiệu;

x) Tòa án nơi xảy ra cuộc đình công có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

y) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển được thực hiện theo quy định tại Điều 421 của Bộ luật này.

3. Trường hợp vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định của Bộ luật này về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của đương sự.”

 

VI. Thời gian thực hiện thủ tục ly hôn

Thời gian thực hiện thủ tục ly hôn là khoảng thời gian được xác định kể từ khi Tòa án chính thức nhận giải quyết yêu cầu ly hôn cho tới khi yêu cầu ly hôn được giải quyết xong.

Thời gian để giải quyết Thủ tục ly hôn thuận tình là khoảng 30 ngày làm việc.

Thời gian để giải quyết Thủ tục ly hôn đơn phương là khoảng 4-6 tháng kể từ khi có Thông báo Thụ lý vụ án.

Thời gian trên đã bao gồm toàn bộ các thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con, tranh chấp về tài sản chung, nghĩa vụ nợ chung khi ly hôn nếu có.

 

VII. Chi phí để ly hôn

Giá Thủ tục ly hôn thuận tình trọn gói là:        3.000.000đ     (Bằng chữ: Ba triệu đồng)

Giá Thủ tục ly hôn đơn phương trọn gói là:        5.000.000đ     (Bằng chữ: Năm triệu đồng)

Mức giá trên là trọn gói tất cả các hoạt động bao gồm Tư vấn ly hôn, xác lập Hồ sơ, đại diện khách hàng, chi phí di chuyển, chưa bao gồm VAT, phí, lệ phí nhà nước.

Để yêu cầu chúng tôi giúp đỡ, tư vấn, thực hiện thủ tục ly hôn, bạn vui lòng liên hệ 1900.0191 để đặt Dịch vụ. Với những Luật sư ly hôn nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp cho thủ tục của quý khách trở nên nhanh gọn, đơn giản và giảm thiểu chi phí.

Trân trọng!

1900.0191