Người nước ngoài ly hôn tại Việt Nam có được không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Người nước ngoài ly hôn tại Việt Nam có được không

Xin chào, tôi là người Đức, tôi kết hôn với 1 cô gái Việt Nam hồi năm 2015, giờ do mâu thuẫn, tôi đã bỏ về Đức từ đầu năm 2018, nay tôi muốn làm thủ tục ly hôn ở nước ngoài hoặc làm ở Việt Nam nhưng không muốn phải về Việt Nam quá nhiều, vậy có được không, phải làm những bước gì để thực hiện điều đó.


Luật sư Tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 20 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề người nước ngoài ly hôn với công dân Việt Nam

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm  2015.

3./ Luật sư tư vấn

 Ly hôn theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình được định nghĩa là “việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Khi một công dân Việt Nam và một công dân Đức tiến hành kết hôn ở Việt Nam thì khi họ ly hôn, việc ly hôn được thực hiện như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 123 Luật Hôn nhân gia đình về “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài” thì: “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”.

Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định, thẩm quyền giải quyết ly hôn có thể là cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo quy định của chính nước đó hoặc Tòa án nhân dân tỉnh nơi người còn lại trong quan hệ hôn nhân cư trú. Do đó, việc ly hôn có thể làm Việt Nam hoặc Đức đều được. Trường hợp bạn làm thủ tục ly hôn tại Đức thì sẽ phải tuân thủ theo quy định về điều kiện và thủ tục ly hôn của pháp luật về Hôn nhân và gia đình Đức. Tuy nhiên, trong trường hợp quan hệ hôn nhân chưa được hợp thức hóa lãnh sự ở Đức thì quan hệ hôn nhân này chưa được chính phủ Đức công nhận, do vậy việc ly hôn được thực hiện ở Việt Nam, khi đó, việc ly hôn được giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam.

Khoản 1 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình quy định về “ly hôn có yếu tố nước ngoài” có quy định như sau:

1.Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.”

Căn cứ Điều 55, Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình thì việc ly hôn gồm có thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn.

-Khi thuận tình ly hôn (tức cả hai bên đều đồng ý và không có bất kỳ tranh chấp gì về tài sản, con cái, quan hệ hôn nhân) thì hồ sơ xin ly hôn gồm:

+Đơn xin ly hôn;

+Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+Giấy khai sinh của các con (nếu có, bản sao – chứng thực);

+Đối với người mang quốc tịch Việt Nam: Chứng minh thư nhân dân và Sổ hộ khẩu (tất cả bản sao – chứng thực);

+Đối với người quốc tịch nước ngoài: Hộ chiếu/Visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự (bản sao – chứng thực); Đơn xin vắng mặt trong quá trình giải quyết ly hôn tại Việt Nam đã được hợp pháp hóa lãnh sự (nếu có);

Hồ sơ nộp tại Tóa án nhân dân cấp tỉnh nơi đương sự cư trú.

-Khi ly hôn đơn phương thì hồ sơ gồm:

+Đơn xin ly hôn;

+Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+Giấy khai sinh của các con (nếu có, bản sao – chứng thực);

+Đối với người mang quốc tịch Việt Nam: Chứng minh thư nhân dân và Sổ hộ khẩu (tất cả bản sao – chứng thực);

+Đối với người quốc tịch nước ngoài (nếu có): Hộ chiếu/Visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự (bản sao – chứng thực); Đơn xin vắng mặt trong quá trình giải quyết ly hôn tại Việt Nam đã được hợp pháp hóa lãnh sự (nếu có);

Hồ sơ nộp tại Tóa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc thường trú. Tuy nhiên, trong trường hợp nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc, của bị đơn ở Việt Nam thì căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a)Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; …”

Trong trường hợp người yêu cầu ly hôn ở nước ngoài thì có thể ủy quyền cho một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện việc làm đơn và các thủ tục ly hôn, và khi Tòa án xét xử thì gửi văn bản đề nghị tòa án xét xử vắng mặt theo quy định để có thể hạn chế số lần đi lại đến mức thấp nhất có thể.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, để hạn chế số lần về Việt Nam thực hiện thủ tục ly hôn bạn nên ủy quyền việc làm giấy tờ, hồ sơ ly hôn cho một cá nhân, tổ chức và gửi các văn bản cần trong giai đoạn tố tụng cho cá nhân, tổ chức đó để họ giúp đỡ bạn.

Với những tư vấn về câu hỏi Người nước ngoài ly hôn tại Việt Nam có được không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191