Các trường hợp được cấp thị thực rời

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Các trường hợp được cấp thị thực rời?


Luật sư Tư vấn Luật Xuất, nhập cảnh – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 13 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Các trường hợp được cấp thị thực rời

Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014

3./ Luật sư tư vấn

Theo quy định của pháp luật, thị thực có thể được cấp rời trong các trường hợp sau:

Căn cứ Điều 11 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì các trường hợp được cấp thị thực rời là:

1. Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực.

2.Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

3.Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

4.Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

Theo đó, thị thực chỉ được cấp rời trong những trường hợp trên. Bình thường, khi cấp thị thực thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp thị thực chung với hộ chiếu, nhưng khi hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực vì trước đó người này đã xin cấp thị thực rồi thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp thị thực rời, không chung với hộ chiếu, khi đó, muốn nhập cảnh cần phải mang hai loại giấy tờ đó là hộ chiếu và thị thực thay cho việc chỉ trình hộ chiếu có ghi thị thực.

Tương tự, khi công dân của một quốc gia chưa có quan hệ ngoại giao với VIệt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp thị thực cho mình, hay khi người yêu cầu cấp thị thực có giấy tờ đi lại quốc tế hoặc vì lý do ngoại giao, bảo đảm quốc phòng, an ninh thì cơ quan này cũng sẽ cấp thị thực rời, không chung với hộ chiếu.

Như vậy, thị thực chỉ được cấp rời khi rơi vào một trong những trường hợp trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Các trường hợp được cấp thị thực rời, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191