Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn ở Việt Nam và một số nước

Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn ở Việt Nam và một số nước.

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật của các nước có quy định rất khác nhau. Trước hết khác nhau về nguyên tắc, chẳng hạn theo pháp luật Việt Nam và một số nước khác quan hệ hôn nhân và gia đình được xây dựng theo nguyên tắc: Hôn nhân tự nguyện, một vợ một chồng nam nữ bình đẳng , bảo vệ quyền lợi của cha , con cái . . . Trong khi đó pháp luật của một số nước còn n định thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ nam – nữ , quan hệ và chồng , cha mẹ và con . . . và ở một số nước vẫn duy trì nhữn , tắc có tính chất phân biệt chủng tộc , tôn giáo trong kết hôn , duy chế độ đa thê , cấm li hôn . . .

Ngay trong những nước có cùng chế độ kinh tế , chính trị – xã hội , nhưng do sự khác nhau về phong tục , tập quán , lối sống văn hoá . sự phát triển không đồng đều của mỗi nước . . . mà pháp luật của các nước có quy định cụ thể khác nhau : Nghi thức kết hôn , điều kiện kết hôn , quan hệ vợ chồng , quan hệ giữa cha mẹ và con . . . Việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này được thực hiện bằng cách xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột bao gồm các quy phạm xung đột do từng nước xây dựng và quy phạm xung đột thống nhất trong các điều ước quốc tế do các nước thoả thuận kí kết .

1. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn theo pháp luật một số nước

1.1.Về điều kiện kết hôn

Điều kiện kết hôn là quy định cụ thể của pháp luật để cho kết hôn có giá trị về nội dung . Hiện nay , pháp luật các nước quy định rất khác nhau về vấn đề này . Chẳng hạn : – Độ tuổi kết hôn : Pháp : tuổi kết hôn đối với nam là 18 , nữ là 15 ( Điều 144 Bộ luật dân sự Pháp ) ; Nhật Bản , tuổi kết hôn đối với nam là 18 , nữ là 16 ( Điều 731 Bộ luật dân sự Nhật Bản ) ; Đức : Tuổi kết hôn của cả nam và nữ là 18 tuổi . Người tròn 16 tuổi mà chưa đủ 18 tuổi chỉ có thể kết hôn nếu Toà án gia đình chấp nhận đơn xin miễn đòi hỏi đủ tuổi và người chồng hoặc vợ tương lai đã đủ 18 tuổi , sự đồng ý của cha mẹ hay người giám hộ là không cần thiết ( Điều 1303 Quyển IV của Bộ luật dân sự Đức 1896 , có hiệu lực từ ngày 01 / 01 / 1900 , sau đó được sửa đổi nhiều lần , 2 lần sửa đổi quan trọng là năm 1977 và năm 2002 ) . . .

– Điều kiện cấm kết hôn : Pháp luật của Đức cấm những người có Ho hàng trong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau ( các điều từ Điều 1304 đến Điều 1312 Bộ luật dân sự Đức ) . Bungari cấm kết hôn trong phạm vị 4 đời ( Điều 10 Bộ luật gia đình Bungari ) .

-Các điều kiện khác : ở nhiều nước , người vợ goá hoặc li dị chồng phải sau một thời gian nhất định mới được tái giá ( ví vụ : ở Đức , 10 tháng ( Điều 1313 Bộ luật dân sự Đức ) ; ở Pháp , 300 ngày ( Điều 296 Bộ luật dân sự Pháp ) .

Chính từ những quy định khác nhau trên , khi có một quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì tất yếu sẽ dẫn đến xung đột pháp luật . Để giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài , lí luận cũng như thực tiễn pháp luật của đa số các nước thường áp dụng hệ thuộc luật nhân thân ( Lex personalis ) của các bên đương sự để giải quyết . Song có nước áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch ( Lex patriae ) , có nước lại áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú ( Lex domiccili ) của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn . Nhưng cơ bản pháp luật các nước thường nghiêng về áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của đương sự .

Ví dụ : Điều 170 Bộ luật dân sự Pháp 1804 quy định ‘ : Điều kiện kết hôn do pháp luật của nước đương sự mang quốc tịch quyết định . Tuy nhiên , khi tiến hành kết hôn ở Pháp , ngoài việc tuân thủ luật của nước mà họ mang quốc tịch , người nước ngoài còn phải tuân theo một số điều kiện do pháp luật của Pháp quy định như : Tuổi kết hôn , sự đồng ý của cha mẹ , của người giám hộ nếu người kết hôn chưa đến tuổi thành niên .

Tương tự , hệ thuộc luật quốc tịch của đương sự cũng được ghi nhận trong tư pháp quốc tế một số nước như : Điều 48 Luật tư pháp , quốc tế Ba Lan 2011 ; Điều 24 Luật tư pháp quốc tế Nhật Bản 2006 ; º khoản 1 Điều 36 Luật tư pháp quốc tế Hàn Quốc 2001 . . .

Khi áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của đương sự để giải quy . xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn , pháp luật của các nước này quy định một số điều bảo lưu : không được phép lấy nhiều vợ , nhiều chồng ; anh chị em ruột , cha mẹ nuôi và con nuôi không được kết hôn với nhau , không được phân biệt chủng tộc , dân tộc , tôn giáo . . .

 Khác với pháp luật của các nước trên , pháp luật của Trung Quốc kết hợp nhiều hệ thuộc luật và theo thứ bậc để xác định điều kiện kết hôn . Điều 21 Đạo luật 2010 của Trung Quốc quy định : Điều kiện kết hôn được xác định theo pháp luật của nước mà các bên có cùng nơi cư trú ; nếu không cùng nơi cư trú , luật của nước mà các bên có cùng quốc tịch sẽ được áp dụng ; nếu không cùng quốc tịch , nếu việc kết hôn được tiến hành ở một trong các quốc gia mà một trong hai bên cư trú hoặc có quốc tịch , luật của nước nơi tiến hành kết hôn sẽ được áp dụng . Như vậy , hệ thuộc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn là luật cư trú chung của các bên đương sự .

Để thống nhất hoá các quy phạm giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn các nước đã kí kết với nhau hàng loạt các điều ước quốc tế đa phương và song phương . Trong số các điều ước quốc tế đa phương cần kể đến là Công ước La Haye 1902 về giải quyết xung đột pháp luật liên quan tới hôn nhân ( Convention of relating to the settlement of the conflict of the laws concerning mariage ) . Công ước này được thông qua tại Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế được tổ chức lần thứ ba . Khoản 1 Điều 15 Công ước La Haye 1902 quy định : Điều kiện kết hôn sẽ do luật quốc tịch của các bên tham gia kết hôn điều chỉnh.

Như vậy , theo Công ước : Nơi thường trú cũng như nơi đăng kí kết hôn của đương sự không ảnh hưởng gì đến việc kết hôn của đương sự và xuất phát từ trật tự công cộng Công ước quy định : Nếu luật quốc tịch của đương sự có quy định những điều kiện nào trái với trật tự công cộng của nước sở tại ( nơi đăng kí kết hôn ) thì nước sở tại này có quyền không chấp nhận điều kiện ấy . Trong các điều ước song phương mà các nước kí kết với nhau để giải quyết vấn đề kết hôn giữa công dân các nước hữu quan cũng áp dụng nguyên tắc : Điều kiện kết hôn do luật quốc tịch của các bên điều chỉnh .

1.2.Về nghi thức kết hôn

Xuất phát từ bản chất giai cấp của nhà nước , từ phong tục , tập quán mà pháp luật các nước quy định nghi thức kết hôn khác nhau : Nghi thức kết hôn dân sự , nghi thức tôn giáo , hoặc kết hợp giữa nghi thức dân sự và nghi thức tôn giáo . Chẳng hạn nghi thức tôn giáo được áp dụng ở những nước theo thiên chúa giáo , hồi giáo như Israen , Trắc , Iran , một số bang của Hoa Kỳ , một số tỉnh của Canada . Còn nghi thức dân sự hoặc kết hợp cả hai nghi thức dân sự và tôn giáo thì được áp dụng phổ biến ở Đức , Pháp , Thụy Sỹ , Nhật Bản , Anh , Hoa Kỳ , Đan Mạch . . .

 Thực tiễn tư pháp quốc tế cho thấy luật nơi tiến hành kết hôn ( Lex lock celebrationis ) được sử dụng như một nguyên tắc chủ đạo . Tuy nhiên , ở một số nước việc áp dụng nguyên tắc này có kèm theo một số điều bảo lưu hoặc cùng với việc áp dụng nguyên tắc cơ bản này còn áp dụng bổ sung các nguyên tắc khác để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn.

Ví dụ : Ở Pháp , theo Điều 170 Bộ luật dân sự Pháp 1804 : Nghi thức kết hôn phải tuân theo luật nơi tiến hành kết hôn ( trừ trường hợp kết hôn tại cơ quan lãnh sự ) , nhưng khi công dân Pháp kết hôn ở ngoài lãnh thổ Pháp thì phải thông báo trước việc kết hôn – Pháp thì cuộc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp.

Hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn cũng được ghi nhận tron nhận quốc tế một số nước khác như : khoản 1 Điều 49 Luật – – – quốc tế Ba Lan 2011 ; khoản 2 Điều 24 Luật tư pháp quốc tế Nhi . Bản 2006 , khoản 2 Điều 36 Luật tư pháp quốc tế Hàn Quốc 2006 .

Riêng pháp luật Trung Quốc áp dụng nhiều hệ thuộc để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn . Điều 22 Đạo luật 2010 của Trung Quốc quy định : Nghi thức kết hôn phải tuân theo pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn hoặc pháp luật của nước mà một trong các bên có quốc tịch hoặc có nơi cư trú .

 Khi áp dụng hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn , pháp luật một số nước còn áp dụng điều khoản bổ sung , chẳng hạn , khoản 2 Điều 24 Luật tự pháp quốc tế Nhật Bản 2006 còn quy định : Hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự không được áp dụng trong trường hợp kết hôn được tiến hành ở trên lãnh thổ Nhật Bản , khi có một bên đương sự là công dân Nhật Bản ; khoản 2 Điều 36 Luật tư pháp quốc tế Hàn Quốc 2006 , ngoài việc quy định áp dụng hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn còn áp dụng luật quốc tịch của các bên . Đồng thời , còn quy định : “ Nếu lễ kết hôn được thực hiện tại Hàn Quốc và một trong các bên là công dân của Hàn Quốc thì hình thức kết hôn sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật của Hàn Quốc ” .

Đối với những trường hợp kết hôn ở ngoài lãnh thổ của các nước này , một số nước còn quy định bổ sung : Chẳng hạn , theo khoản 2 Điều 49 Luật tư pháp quốc tế Ba Lan 2011 quy định : Trong trường hợp kết hôn được tổ chức bên ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà Ba Lan , thì nghi thức kết hôn chỉ cần tuân theo các quy định của luật quốc tịch hoặc nơi thường trú của cả hai vợ chồng là đủ .

Ngoài những nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về nghị thức kết hôn được ghi nhận trong các bộ luật trong nước , các nước còn kí kết điều ước quốc tế để điều chỉnh vấn đề này . Nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong điều ước quốc tế đó là luật nổi tiến hành kết hôn , như Điều 15 Công ước La Haye 1902 quy định : “ Nghi thức kết hôn được công nhận là hợp pháp nếu nó tuân theo luật nơi tiến hành kết hôn ” .

2. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn ở Việt Nam

2.1.Điều kiện kết hôn

 Cùng với sự tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước , số lượng các cuộc kết hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng . Để điều chỉnh kịp thời vấn đề này , Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật có các quy phạm xác định điều kiện kết hôn , cũng như nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài . Ngoài ra , vấn đề kết hôn còn được giải quyết trên cơ sở các HĐTTTP mà Việt Nam kí với nước ngoài .

 Về điều kiện kết hôn theo Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình 2014 : việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài , mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn ; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam về điều kiện kết hôn . Như vậy , nguyên tắc cơ bản để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn là nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự .

 Khi kết hôn với công dân Việt Nam , người nước ngoài phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân . Nếu người đó có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài thì giấy tờ xác định điều kiện kết hôn của họ sẽ theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch đồng thời thường trú vào thời điểm đăng kí kết hôn , nếu người đó không thường trú tại một trong các nước có quốc tịch thì giấy tờ sử dụng các nước có quốc tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thẩm quyền nước mà người đó mang hộ chiêu cấp.

Đối với người nước không quốc tịch muốn kết hôn với công dân Việt Nam và đăng : hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam , thì giấy tờ sử trong việc đăng kí kết hôn là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền c , nước nơi người đó thường trú cấp . Đối với công dân Việt Nam đi . cư ở nước ngoài , giấy tờ sử dụng trong việc đăng kí kết hôn là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc cơ quan ngoại giao , lãnh sự Việt Nam ở nước đó cấp .

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam , nếu đáp ứng các điều kiện :

 – Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài ;

 – Vào thời điểm kết hôn , các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam . Cụ thể :

 + Nam từ đủ 20 tuổi trở lên , nữ từ đủ 18 tuổi trở lên ;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định ;

+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự ;

+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau đây :

( 1 ) Kết hôn giả tạo , li hôn giả tạo ;

( ii ) Tảo hôn , cưỡng ép kết hôn , lừa dối kết hôn , cản trở kết hôn ;

 ( iii ) Người đang có vợ , có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ , chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng , có vợ ;

( iv ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa những người có họ trong phạm vi ba  đời ; giữa cha , mẹ nuôi với con nuôi ; giữa người đã từng là cha , mẹ nuôi với con nuôi , cha chồng với con dâu , mẹ vợ với con rể , cha dượng với con riêng của vợ , mẹ kế với con riêng của chồng .

Tuy nhiên , “ nếu vào thời điểm đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài , việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn , nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình , nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn , hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em , thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịchº khoản 2 Điều 34 Nghị định số 123 / 2015 / NĐ – CP ) .

Như vậy , nếu công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài mà không đáp ứng điều kiện kết hôn , nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì việc kết hôn đó vẫn được công nhận tại Việt Nam nếu tuân thủ theo một trong hai điều kiện :

 – Hoặc vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục ;

– Hoặc việc công nhận kết hôn đó là có lợi để bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em . Quy định này nhằm để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em là công dân Việt Nam .

Thẩm quyền và hình thức công nhận việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài là trưởng phòng tư pháp ghi vào sổ và báo cáo chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện kí cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu ( Điều 34 , 35 Nghị định số 123 / 2015 / NĐ – CP ) .

 Điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân của các nước đã kí HĐTTTP với Việt Nam , sẽ căn cứ theo các quy định của hiệp định . Nguyên tắc chung , các hiệp định trên đều áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự để điều chỉnh các vấn đề về điều kiện kết hôn . Ví dụ , khoản 1 Điều 20 HĐTTTP Việt Nam – Bungari quy định : “ Các điều kiện kết hôn giữa công dân của hai nước kí kết xác định theo pháp luật của nước kí kết mà người kết hôn là công dân ” . Tuy nhiên , trong một số hiệp định cũng có quy định bổ sung . chẳng hạn , theo khoản 1 Điều 23 HĐTTTP Việt Nam – Liên bang Nga , khoản 1 Điều 18 Hiệp định Việt Nam – Cộng hoà Séc . . . công dân các nước hữu quan muốn kết hôn ngoài việc tuân thủ pháp luật nước mình họ còn phải tuân theo các quy định của pháp luật nước nổi tiến hành kết hôn về cấm kết hôn .

2.2.Nghi thức kết hôn

Theo Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 , việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định của pháp luật Việt Nam . Đây chính là nghi thức dân sự . Do đó , việc kết hôn không được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không có giá trị pháp lí .

Trong các HĐTTTP giữa Việt Nam với nước ngoài ghi nhận nguyên tắc chung là nghi thức kết hôn được xác định theo pháp luật của nước kí kết nơi tiến hành kết hôn . Tuy nhiên , cũng có những bổ sung , chẳng hạn , khoản 1 Điều 18 Hiệp định giữa Việt Nam – Séc quy định : Việc kết hôn giữa công dân hai nước kí kết với nhau nhất thiết phải theo hình thức nhà nước mới có giá trị .

Hồ sơ , trình tự , thủ tục , thời hạn giải quyết đăng kí kết hôn được quy định từ Điều 30 đến Điều 32 , Điều 18 ( nếu ở vùng biên giới ) Nghị định số 123 / 2015 / NĐ – CP.

Xem thêm bài viết:

1900.0191