So sánh Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể

So sánh Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể.

Giống nhau giữa Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể

  • Tranh chấp lao động theo quy định tại (khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012)
  • Trình tự hòa giải tranh chấp (Điều 201 và Điều 204)

Khác nhau Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể

Tiêu chíTC lao động cá nhânTC lao động tập thể
1, Khái niệmKhoản 7, Điều 3 BLLĐ2012Khoản 7,8,9, Điều 3 BLLĐ 2012
2, Dấu hiệuThường mang tính chất đơn lẻ. trong tranh chấp lao động không có sự liên kết của nhiều người , nếu có nhiều người tham gia tranh chaaso mà mối liên hệ của họ rời rạc không có sự kết dính thì vẫn là tranh chấp lao động cá nhânTính tổ chức bao giờ cũng là yếu tố hàng đầu. Giữa những người lao động tham gia tranh chấp có sự liên kết chặt chẽ với nhau và sự liên kết này tạo lên sức mạnh của tập thể, là áp lực đối với người sử dụng lao động. do đó, tranh chấp lao động tập thể thường ở quy mô lớn và mang tính đoàn kết cao
Chủ thể tranh chấpCá nhân lao động (hoặc một nhóm người lao động) với người sử dụng lao độngTập thể người lao động (hoặc tất cả người lao động) với người sử dụng lao động, tập thể người lao động thường bao gồm mọi NLĐ trong một đơn vị sử dụng lao động hoặc 1 bộ phận của đơn vị sử dụng lao động
Nội dung tranh chấpĐòi quyền và lợi ích cho bản thân mình Thông thường, các tranh chấp lao động cá nhân thường là tranh chấp về hợp đồng lao độngĐòi quyền và lợi ích gắn liền với tâp thể lao động Thông thường các tranh chấp này thường là tranh chấp liên quan đến thỏa ước lao động tập thể
Tính chất tranh chấpTranh chấp lao động cá nhân mang Tính chất đơn lẻ, cá nhân Thông thường chỉ là tranh chấp giữa một cá nhân NLĐ với chủ sử dụng lao độngTính liên kết tập thể giữa những người lao động tham gia tranh chấp. Họ có chung mục đích đòi quyền và lợi ích cho tập thể lao động, giữa họ phải có sự tổ chức, bàn bạc, thống nhất với nhau
Vai trò của tổ chức Công ĐoànTổ chức Công Đoàn tham gia vào tranh chấp với tư cách là người đại diện bao vệ cho người LĐ. Tức là Công Đoàn chỉ là chủ thể thứ 3 đứng ngoài tranh chấp, không phải là một bên tranh chấp. Tổ chức Công Đoàn chỉ đứng ra đề nghị NSDLĐ xem xét và giải quyết những yêu cầu của người lao động với tư cách là người đại diện, bảo vệ cho họTrong tranh chấp lao động tập thể, Công đoàn tham gia vào tranh chấp với tư cách là một bên chủ thể của tranh chấp, đại diện cho người lao động làm việc với người sử dụng lao đọng. đồng thời , tổ chức CĐ còn có vai trog to lớn trong vận động và tổ chức người lao động nhằm tạo nên sức mạnh của tập thể người lao động
Ví dụTranh chấp giữa anh A với Công ty B về tiền thưởngTranh chấp giữa bộ phận văn phòng với công ty chủ quản về thời giờ làm việc

Xem thêm bài viết:

1900.0191