Bản sao và bản chụp khác nhau thế nào [Cập nhật 2022]

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Bản chụp là gì, bản sao là gì? Bản sao và bản chụp khác nhau thế nào? Phân biệt, các căn cứ quy định hiện nay?

Tôi muốn hỏi về bản sao và bản chụp khác nhau như thế nào, sao tôi thấy nhiều người hay nhầm lẫn hai khái niệm này, có quy định nào rõ ràng không, nguyên tắc phân biệt thế nào?


Luật sư Tư vấn Bản sao và bản chụp khác nhau thế nào – Gọi 1900.0191

Bản sao và bản chụp khác nhau thế nào
Bản sao và bản chụp khác nhau thế nào

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 6 tháng 12 năm 2017

Cơ sở văn bản Pháp Luật để phân biệt bản sao và bản chụp

Nghị định 23/ 2015/ NĐ-CP Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Luật sư trả lời Bản sao và bản chụp khác nhau thế nào

“Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Bản sao thường có dấu “Bản sao” và có dấu “Chứng thực”

Bản sao có thể được cấp từ sổ gốc hoặc được chứng thực từ bản chính Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định 23/ 2015/ NĐ – CP.

  1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
  2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Tại Điều 3 Nghị định này cũng quy định về giá trị pháp lý của bản sao như sau:

“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực

  1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.…”

Trong các văn bản pháp luật hiện nay không có quy định định nghĩa về bản chụp nhưng từ thực tiễn có thể hiểu như sau:

“Bản chụp” là những bản hình thành từ các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy scan, máy ảnh, … sau đó có thể được in hoặc không in ra thành bản giấy. Trên thực tế, đôi khi để thuận tiện trong quá trình trao đổi thông tin mà người ta sử dụng bản chụp thay cho bản sao ví dụ như trong hồ sơ xin việc, một số công ty có thể chấp nhận các bản chụp trong bộ hồ sơ. Tuy nhiên, đối với cơ quan nhà nước, các bản chụp không có giá trị pháp lý.

Tóm lại, bản sao và bản chụp là hai loại văn bản thứ cấp hoàn toàn khác nhau về cách thức hình thành cũng như giá trị pháp lý. Ngoài hai loại văn bản này còn có bản photo. Bản photo được photo ra từ bản chính. Mặc dù không thể nói bản photo có giá trị pháp lý nhưng thông thường khi đã được đối chiếu với bản chính thì bản photo có thể được sử dụng thay thế bản chính trong một số trường hợp.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191