Hồ sơ yêu cầu kiểm dịch gồm những giấy tờ gì

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hồ sơ yêu cầu kiểm dịch gồm những giấy tờ gì

Chúng tôi kinh doanh sản phẩm thịt từ cá, đã được chế biến, đóng gói và khay và bọc kín, sau khi nhập về sẽ được đưa vào chào bán trong các siêu thị, vậy chúng tôi thuộc trường hợp phải kiểm dịch đúng không, và khi đó thì hồ sơ cần những gì?


Luật sư Tư vấn Luật thú y – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 24 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Hồ sơ yêu cầu kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản

  • Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

3./ Luật sư tư vấn

Để được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản, căn cứ Điều 4, Điều 13 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNN, chủ hàng cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch

– Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch đến Cục Thú y.

Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

Hồ sơ gồm các nội dung sau:

+ Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 02 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT;

+ Bản sao mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có nguồn gốc từ những quốc gia, vùng lãnh thổ chưa có thỏa thuận về mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch với Việt Nam);

+ Bản sao Giấy phép CITES có xác nhận của doanh nghiệp đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh Mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của Công ước CITES);

+ Bản sao Giấy phép nhập khẩu thủy sản của Tổng cục Thủy sản có xác nhận của doanh nghiệp đối với động vật thủy sản sử dụng để làm giống không có tên trong Danh Mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định số 57/2008/QĐ-BNN ngày 02/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; động vật thủy sản làm thực phẩm không có tên trong Danh Mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

– Cục Thú y gửi văn bản đồng ý kiểm dịch qua thư điện tử cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

Bước 2: Khai báo kiểm dịch:

– Sau khi Cục Thú y có Văn bản đồng ý, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trước khi hàng đến cửa khẩu nhập;

Hồ sơ khai báo kiểm dịch bao gồm:

+ Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNN

+ Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu. Trường hợp nộp bản sao hoặc tại thời Điểm gửi hồ sơ chưa cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi kiểm tra hàng hóa.

– Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thông báo cho chủ hàng thời gian, địa Điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh theo quy định.

Bước 3: Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu:

– Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa điểm cách ly kiểm dịch;

– Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra Điều kiệu vệ sinh thú y bảo đảm Điều kiện để cách ly kiểm dịch và thông báo kết quả kiểm tra cho chủ hàng, Cục Thú y qua thư điện tử hoặc fax, sau đó gửi bản chính.

Bước 4: Nội dung kiểm dịch:

– Cơ quan kiểm dịch lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT.

Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch:

– Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản đạt yêu cầu, thông báo cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến và để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do;

– Ngay sau khi kết thúc thời gian nuôi cách ly kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật khỏe mạnh, các xét nghiệm bệnh theo quy định đạt yêu cầu, thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến và để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan;

– Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin gồm: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

Trường hợp phát hiện lô hàng vi phạm các chỉ tiêu được kiểm tra, Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu tiến hành Điều tra nguyên nhân, yêu cầu có hành động khắc phục và báo cáo kết quả. Chủ hàng có trách nhiệm thực hiện việc xử lý lô hàng vi phạm theo hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

Như vậy, khi nhập khẩu sản phẩm từ cá vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ, chủ hàng cần thực hiện thủ tục kiểm dịch như trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Hồ sơ yêu cầu kiểm dịch gồm những giấy tờ gì, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191