Ly hôn tại quận Hoàn Kiếm dễ hay khó

Tự thực hiện thủ tục xin Ly hôn tại quận Hoàn Kiếm thì dễ hay khó, thời gian thực hiện là bao lâu, chi phí và giấy tờ như thế nào. Để biết rõ hơn về toàn bộ những vấn đề trên, xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Thủ tục ly hôn là một trong những thủ tục được thực hiện nhiều nhất hiện nay tại Toà án, chúng tôi không ủng hộ việc bùng phát của nhu cầu này nhưng cũng không thể phủ nhận hay đánh giá thấp vai trò của thủ tục ly hôn. Nếu kết hôn là đánh dấu sự bắt đầu của một quá trình, một tế bào của xã hội thì ly hôn chính là sự kết thúc, sự giải thoát, các cá nhân tham gia sẽ có được sự rạch ròi trong các khía cạnh lâu nay bị lẫn lộn như tài sản, con cái, quyền lợi, nghĩa vụ, đôi khi thậm chí còn là sức khoẻ, thời gian, cuộc sống riêng tư.

Vậy để thực hiện thủ tục ly hôn, chúng ta sẽ cần chuẩn bị những gì, cần biết những gì?!

Tự xin ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm

Lời đầu tiên, chúng tôi xin đưa ra lời khuyên pháp lý chân thành và thực tế nhất “Thủ tục ly hôn là thủ tục hoàn toàn có thể tự thực hiện bởi các cặp vợ chồng mà không cần tới bất cứ sự giúp đỡ nào”.

Thật vậy, đây là thủ tục không quá phức tạp, với các đầu mục hồ sơ cơ bản và liên quan chặt chẽ tới đời sống gia đình ví dụ như Chứng minh nhân dân, Giấy khai sinh con chung, Sổ hộ khẩu (hiện nay là xác nhận cư trú), Đăng ký kết hôn.

Tuy nhiên, khi nào bạn sẽ cần tới sự giúp đỡ của Luật sư, đó là khi vụ việc phát sinh nằm ngoài tầm kiểm soát, sự tranh chấp đạt tới cao trào và việc tự thoả thuận, hoà giải, tìm tiếng nói chung là khó lòng thực hiện được. Ngoài ra, cũng có thể là các trường hợp bạn có những yêu cầu đặc biệt khi giải quyết vụ việc ly hôn của mình, ví dụ như giữ bí mật, giải quyết nhanh, hạn chế làm việc tại Toà,…

Khi này, bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ và tư vấn của những người có nhiều kinh nghiệm hơn và đó cũng là lúc để chúng tôi có thể giúp đỡ bạn.

Địa chỉ nộp án phí ly hôn ở Hoàn Kiếm

Sau khi bạn đã nộp hồ sơ ly hôn và yêu cầu toà án xem xét, trong thời hạn 7 ngày nếu hồ sơ là hợp lệ, bạn sẽ nhận được Thông báo nộp tạm ứng án phí ly hôn.

Việc thực hiện nộp tạm ứng án phí ly hôn ở Hoàn Kiếm sẽ được thực hiện tại địa chỉ: Số 50 phố Lý Thường Kiệt, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Công ty Luật LVN tư vấn ly hôn tại Hoàn Kiếm phí bao nhiêu

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết các vụ việc ly hôn, chúng tôi có thể tư vấn và đưa ra các phương án hiệu quả nhất đối với từng hoàn cảnh cụ thể, đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng luôn là sự tối ưu.

Bên cạnh đó mức phí chúng tôi đưa ra cũng sẽ là sự hỗ trợ vô cùng phù hợp với từng vụ việc, cụ thể như sau:

  • Chi phí trọn gói Thuận tình ly hôn 3.000.000 đ (Bằng chữ: Ba triệu đồng)
  • Chi phí trọn gói Đơn phương ly hôn5.000.000 đ (Bằng chữ: Năm triệu đồng)

Với mức phí vô cùng tiết kiệm này, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc để sử dụng dịch vụ và giúp vụ việc ly hôn được giải quyết mà không gặp phải bất cứ khó khăn gì.

Xin ly hôn Hoàn Kiếm sẽ mất bao lâu

Thời gian để giải quyết một vụ việc ly hôn phụ thuộc vào các tình tiết cụ thể của vụ việc, tuy nhiên cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Thời hạn xử lý sẽ được tính từ ngày nhận đơn có xác nhận của Cơ quan Toà án nếu nộp trực tiếp, các thời hạn tiếp sau đó như thời hạn thụ lý, thời hạn bổ sung tài liệu chứng cứ, thời hạn nộp tạm ứng án phí, thời hạn hoà giải, thời hạn xét xử vụ việc ly hôn sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự.

Căn cứ thực tế có thể ước tính thời gian xin ly hôn Thuận tình sẽ mất tối thiểu 30 ngày và thời gian ly hôn Đơn phương sẽ mất tối thiểu 90 ngày kể từ thời điểm nộp đơn.

Những lưu ý khi làm thủ tục ly hôn tại quận Hoàn Kiếm

Với đặc thù là một quận trung tâm, số lượng vụ án thụ lý trên ngày tại Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm là rất lớn, vì thế khi muốn thực hiện thủ tục xin ly hôn tại đây bạn cần lưu ý một số điểm sau để tránh mất thời gian mà không được việc:

  • Tham khảo quy định về thủ tục ly hôn nói chung;
  • Mua mẫu đơn xin ly hôn tại Toà án Hoàn Kiếm và khai đầy đủ thông tin (những phần không yêu cầu Toà án giải quyết thì ghi rõ là “Không yêu cầu giải quyết”, không được để trắng);
  • Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo đúng danh sách in mặt sau của đơn ly hôn mà Toà cung cấp;
  • Các giấy tờ phải là Bản sao công chứng, không sử dụng các bản photo, các bản in ảnh hay tài liệu khác;
  • Đến nộp đơn từ đầu giờ hành chính và chuẩn bị đầy đủ CMND/CCCD bản chính của bản thân;
  • Chuẩn bị bản tự khai trong trường hợp không thể tham gia các buổi triệu tập làm việc;
  • Chuẩn bị chi phí để nộp tạm ứng án phí (Phí tổng thông thường là 300.000đ, người nộp đơn tạm ứng trước 150.000đ);
  • Trong trường hợp có con chung trên 7 tuổi, các bên cần chuẩn bị trước bản khai nguyện vọng của các con trước buổi làm việc mà Toà án có yêu cầu, hạn chế việc ảnh hưởng tới tâm lý con trẻ và khó khăn cho quá trình thực hiện thủ tục ly hôn;
  • Cuối cùng là xin tống đạt Văn bản/Quyết định/Bản án ly hôn về địa chỉ cụ thể nếu bản thân không thể tự đi lấy vào ngày hẹn của Toà án.

Trên đây chỉ là những hướng dẫn sơ bộ của chúng tôi, trong từng tình huống sẽ phát sinh rất nhiều những sự kiện pháp lý khác có thể dẫn đến hướng dẫn này của chúng tôi không còn chính xác. Để tạo điều kiện và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất, mọi vấn đề khó khăn khách hàng xin vui lòng Liên hệ ngay Hotline: 1900.0191 để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ ngay lập tức.

Xin cảm ơn, trân trọng!

Bỏ lấy ý kiến của con trong thủ tục ly hôn Hoàn Kiếm có được không

Việc lấy ý kiến của trẻ trong thủ tục ly hôn của bố mẹ nhằm đảm bảo cho trẻ có các quyền lợi tối đa sau khi bố mẹ ly hôn.

Tuy nhiên thực tế, thủ tục này đem lại rất nhiều áp lực và tác động trái chiều lên tâm lý trẻ nhỏ, vì thế hiện nay có nhiều quan điểm xoay quanh thủ tục này. Việc có áp dụng hay không cũng phụ thuộc nhiều vào quan điểm của Toà án tại thời điểm đó và các tình tiết cụ thể trong vụ việc, các yêu cầu của hai bên đương sự.

Vậy có thể kết luận, thủ tục lấy ý kiến của con hoàn toàn không phải là thủ tục bắt buộc, và có thể bỏ nếu Toà án xét thấy có sự ảnh hưởng tâm lý hay các hậu quả khác, bên cạnh đó áp dụng các phương pháp lấy ý kiến phù hợp hơn, đảm bảo các thông tin cần thiết cho giải quyết vụ án.

Những phường nào thực hiện hoà giải ly hôn tại Hoàn Kiếm

Danh sách những phường có thể thực hiện hoà giải tại Hoàn Kiếm bao gồm 18 phường: Cửa Đông, Cửa Nam, Chương Dương, Đồng Xuân, Hàng Bài, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Tràng Tiền, Trần Hưng Đạo.

Ở Mỹ muốn ly hôn vợ ở Hoàn Kiếm thì phải làm như thế nào

Em chào anh chị Luật sư, hiện em đang ở Mỹ và muốn ly hôn với người vợ Việt Nam thì phải làm thủ tục như thế nào ạ? Bọn em không có tranh chấp gì về tài sản hay con cái vì chưa có, xin được Luật sư tư vấn cụ thể ạ!

Trả lời:

Với các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài, việc thực hiện thủ tục ly hôn sẽ phải thông qua cơ quan Đại sứ quán của Việt Nam tại nước đó để thực hiện, cụ thể ở đây sẽ là Đại sứ quán của Việt Nam tại Mỹ.

Để bắt đầu yêu cầu ly hôn, bạn sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ của bản thân và thực hiện nộp thông qua Đại sứ quán để có xác nhận của Đại sứ quán trên những giấy tờ này.

Các thủ tục khác được giữ nguyên và tuân thủ theo đúng trình tự, quy định của pháp luật.

Đặc biệt đối với những buổi làm việc, lấy ý kiến, lời khai, bạn sẽ cần có mặt tại Đại sứ quán để trình bày và nộp tờ khai, sau đó các văn bản này sẽ được nộp về Toà án tại Việt Nam để kết hợp với các hồ sơ bên phía vợ bạn, tiến tới hoàn tất thủ tục ly hôn.

Trách nhiệm thụ lý và xử lý yêu cầu xin ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc về Toà án nhân dân cấp tỉnh/thành phố.

Ly hôn đơn phương Hoàn Kiếm nhưng không có CCCD công chứng của chồng phải làm sao

Xin chào Luật sư, hiện tại em đang muốn làm thủ tục ly hôn đơn phương nhưng lại không có căn cước công dân bản sao công chứng của chồng thì có làm được không ạ, ông ý biết em làm thủ tục ly hôn nên giấu hết giấy tờ đi và không đồng ý. Hiện ông ý cũng không có ở địa phương do đang đi làm ăn xa thì có thể giải quyết được không ạ?

Trả lời:

Trong trường hợp của bạn, việc cung cấp được các thông tin cần thiết về nhân thân của chồng là cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó vì bản chất thủ tục là thủ tục ly hôn đơn phương nên việc có bản công chứng cũng không phải là yếu tố bắt buộc, bạn có thể rà soát các bản sao, bản photo của CCCD hiện đang còn hiệu lực để làm tài liệu bổ sung trong hồ sơ ly hôn.

Mặt khác đối với việc chồng bạn đang không cư trú tại địa phương, bạn nên có sự xác nhận rõ ràng về vị trí chồng mình đang làm việc hay sinh sống, đây là yếu tố quan trọng nhằm xác định Toà án nhân dân có thẩm quyền, việc lựa chọn nơi chồng bạn không cư trú có thể dẫn tới Hồ sơ bị trả lại, bị từ chối, gây mất thời gian và công sức.

Chỉ biết chồng đi làm ở Hà Nội muốn làm hồ sơ ly hôn đơn phương Hoàn Kiếm có được không

Chào Luật sư, lúc trước em có làm đơn ly hôn để nộp tới toà án ở chỗ của chồng vì chồng không đồng ý ly hôn nên cố tình giấu địa chỉ và thay đổi số điện thoại. Toà án không thể liên hệ được nên đã trả lại hồ sơ với ly do quá hạn thời gian giải quyết.

Bây giờ em muốn làm lại hồ sơ ly hôn đơn phương lần nữa thì có được không? Hiện em chỉ biết là chồng em đang đi làm ở Hà Nội còn địa chỉ cụ thể thì em không biết, vậy có làm được ly hôn không?

Trả lời:

Xin chào bạn, trường hợp của bạn không hề hiếm gặp trên thực tế nhưng lại rất phức tạp khi thực hiện thủ tục ly hôn.

Nếu theo đúng quy định, Toà án có thẩm quyền giải quyết sẽ là Toà án nơi chồng bạn có đăng ký cư trú hợp pháp và trong trường hợp chồng bạn cố tình tránh mặt, không có mặt tại toà trong các buổi làm việc. Toà án hoàn toàn có thể áp dụng các quy định về số lần vắng mặt và tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn.

Tuy nhiên thực tế lại không dễ dàng như vậy, bởi tính chất vụ việc ly hôn không hề đơn giản như các vụ việc dân sự khác. Quan hệ hôn nhân có rất nhiều tác động đến các mối quan hệ xung quanh hai người vợ chồng, từ trách nhiệm, nghĩa vụ gia đình, con cái cho tới tài sản, vay nợ chung và nhiều loại giao dịch dân sự.

Bởi thế, việc xét xử vắng mặt bị đơn không phải lúc nào cũng có thể đảm bảo tính khách quan cho Bản án/Quyết định của Toà. Trong mọi trường hợp, gần như Toà án sẽ cố gắng hết sức để có thể yêu cầu sự có mặt đầy đủ của cả hai vợ chồng dù chỉ trong 1 buổi làm việc để đảm bảo các quan điểm, ý kiến đều được đưa ra.

Vì vậy, việc không thể liên lạc được với chồng và không thể triệu tập, có thể là căn cứ rất khó khăn khi xử lý vụ việc ly hôn.

Ly hôn Hoàn Kiếm đơn phương với chồng công an có được không

Em muốn làm đơn phương ly hôn với chồng là công an thì thủ tục và giấy tờ sẽ cần có những gì ạ. Em hienj tại chưa có việc làm và đang muốn ly hôn trước thời điểm con chung 3 tuổi để có thể giành được quyền nuôi con thì có khả thi không ạ?

Trả lời:

Chào bạn, thủ tục ly hôn đơn phương không có sự phân biệt giữa những cán bộ đang công tác tại các vị trí cơ quan nhà nước, vì thế bạn vẫn sẽ thực hiện theo những quy định thông thường về trình tự và thủ tục ly hôn.

Còn về việc bạn muốn ly hôn trước năm con chung 3 tuổi, thì theo quy định hiện nay, con dưới 3 tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ nuôi trừ các trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Vì thế, không nhất thiết bạn phải gấp rút thực hiện các thủ tục ly hôn khi chưa có việc làm và chưa thể đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con, tránh việc bạn vẫn sẽ mất quyền trực tiếp nuôi con dù thực hiện thủ tục ly hôn khi con dưới 3 tuổi.

Li hôn đơn phương Hoàn Kiếm cần giấy tờ gì và nộp ở đâu

Em đang muốn làm li hôn đơn phương thì sẽ phải nộp ở toà án, em ở Đan phượng còn chồng em ở Hoàn Kiếm, bọn em lúc cưới chưa làm thủ tục nhập khẩu vợ về nhà chồng.

Trả lời:

Đối với thủ tục ly hôn đơn phương, bạn sẽ cần những giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký kết hôn;
  • Giấy tờ tuỳ thân của vợ;
  • Giấy tờ tuỳ thân của chồng;
  • Hồ sơ khai sinh/Giấy khai sinh của con chung;
  • Giấy tờ chứng nhận sở hữu tài sản chung;
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập, khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con chung;
  • Văn bản xác minh địa chỉ cư trú hợp pháp hiện tại;

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn sẽ tiến hành thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Nộp Hồ sơ ly hôn vào Toà án nhân dân có thẩm quyền;
  • Bước 2: Nộp Án phí, lệ phí theo văn bản Thông báo của Toà án;
  • Bước 3: Tham gia các buổi làm việc, hoà giải, lấy lời khai, ý kiến tại Toà án;
  • Bước 4: Tham gia buổi xét xử và công bố Bản án ly hôn;

Trong trường hợp của bạn, Toà án có thẩm quyền xem xét và xử lý vụ việc ly hôn sẽ là Toà án nhân dân huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

Làm cách nào biết được đơn ly hôn tại Hoàn Kiếm của mình đã đến tòa chưa

Xin Luật sư cho em hỏi, em đã nộp đơn hôm 12 tháng 2 qua đường bưu điện tới toà án, vì em ở xa, không về được. Nhưng giờ vẫn chưa thấy toà gọi lên làm việc. Vậy làm cách nào để em có thể biết được là đơn của mình đã đến toà án chưa ạ?

Trả lời:

Việc nộp hồ sơ qua đường bưu chính là một trong những hình thức nộp đơn được pháp luật thừa nhận, tuy nhiên để nắm được quy trình di chuyển cũng như vị trí của Hồ sơ ly hôn trong thủ tục ly hôn, bạn cần liên hệ kiểm tra với bưu cục chuyển phát (dựa trên mã số vận đơn) và kiểm tra tình hình xử lý hồ sơ (Toà án nhân dân có thẩm quyền).

Khi li hôn Hoàn Kiếm có phải phân chia căn nhà tự mua trong thời gian ly thân

Em muốn được luật sư tư vấn về vấn đề phân chia tài sản khi ly hôn. Trước đây trong thời gian ly thân, em có đứng tên mua một căn nhà, vay tiền cũng là mình em đứng tên vay những người thân trong gia đình, vợ em không có tham gia và cũng không biết. Em muốn hỏi nếu giờ em ly hôn thì căn nhà này có cần phải đem chia không?

Trả lời:

Theo quy định pháp luật hiện nay, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Như vậy, căn nhà do chồng phát sinh trong thời gian ly thân nhưng vẫn thuộc thời kỳ hôn nhân sẽ vẫn là tài sản chung và vẫn sẽ phải chia nếu có sự kiện ly hôn xảy ra.

Chồng không đồng ý là nhà chung khi ly hôn tại Hoàn Kiếm vì đóng góp ít phải làm sao

Tôi xin được tư vấn về chia tài sản chung khi ly hôn như sau. Tôi kết hôn năm 2014 và năm 2017 thì mua nhà nhưng chồng tôi lại không cho tôi đứng tên cùng.

Tiền mua nhà có 1 ít của chung hai vợ chồng khoảng gần 200 triệu, còn lại là nhờ bên nhà chồng vay thêm để mua, sau đó thì chồng chịu trách nhiệm trả cho bố mẹ chồng là chính, thu nhập của vợ chỉ để lo con cái và sửa chữa lặt vặt trong gia đình. Thi thoảng cũng có đưa thêm vài chục triêu để trả nợ.

Gần đây, tình cảm vợ chồng không tốt, tôi muốn hỏi nếu ly hôn, chồng không đồng ý căn nhà đó là nhà chung vì tôi có ít đóng góp thì căn nhà đó sẽ được xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình thì vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Vì vậy, sẽ không có sự phân biệt nào giữa sự đóng góp ít hay nhiều khi nhận định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Có chăng đó cũng chỉ là các yếu tố xem xét bổ sung, nhằm xác định tỷ lệ chia có sự chênh lệch không nhiều khi Toà án đưa ra phán quyết.

Ly hôn đơn phương Hoàn Kiếm khi con 18 tháng thì thủ tục và giấy tờ như thế nào

Em đang muốn ly hôn đơn phương, hiện tại em đang thất nghiệp, chưa tìm được việc làm, bé nhà em được 18 tháng tuổi, em nhờ các Luật sư tư vấn giúp em thủ tục và các hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị.

Trả lời:

Chào em, thủ tục ly hôn đơn phương đối với trường hợp con chung 18 tháng tuổi không có gì khác so với các thủ tục thông thường.

Em chỉ cần chuẩn bị Giấy đăng ký kết hôn, các giấy tờ tuỳ thân của vợ và chồng, cùng các giấy tờ khai sinh của con để tiến hành xin ly hôn theo quy định.

Lưu ý việc thực hiện cần được đảm bảo tại Toà án nhân dân có thẩm quyền và chuẩn bị sẵn tâm lý thời gian hoàn thành thủ tục tương đối lâu.

Chúng tôi khuyến nghị em nên tìm công việc ổn định trước khi thực hiện thủ tục ly hôn để tránh gián đoạn trong cuộc sống và ảnh hưởng tới quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

Toà Hoàn Kiếm hoà giải 2 lần không thành thì sau đó phải xử mấy lần mới xong

Luật sư cho em hỏi, hồ sơ ly hôn của em đã được Toà hoà giải 2 lần rồi, kết quả đều không thành, vậy giờ đưa ra xét xử rồi đi thẩm định thì phải mấy lần làm việc nữa mới xong thủ tục ly hôn ạ?

Trả lời:

Theo quy định của Luật Tố tụng Dân sự, việc hoà giải có thể kéo dài, thực tế là tối thiểu 2 lần, trong những trường hợp phức tạp, các buổi hoà giải có thể nhiều hơn.

Hiện nay không có quy định nào về việc hoà giải nhiều thì số lần xét xử cũng phải nhiều.

Các buổi xét xử được thực hiện theo đúng quy định và thông thường chỉ trong một buổi, trường hợp vụ việc cực kỳ phức tạp có thể hoãn xét xử và tổ chức lại để xác minh các tình tiết chưa rõ, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không phụ thuộc vào số phiên hoà giải đã thực hiện.

Đơn li hôn Hoàn Kiếm viết tay thì có kèm theo để li hôn và thay thế giấy đăng ký kết hôn khi ra tòa được không

Tôi đang muốn ly hôn nhưng không còn giấy đăng ký kết hôn, giờ tôi có thể viết tay đơn ly hôn sau đó nhờ người làm chứng ký tên thì có thể không cần nộp kèm giấy đăng ký kết hôn nữa không?

Trả lời:

Chào bạn, với vụ việc và các thông tin bạn đã cung cấp, chúng tôi xin chia sẻ và tư vấn như sau:

Đơn ly hôn là mẫu văn bản có thể sử dụng bản viết tay, đánh máy hoặc bản khai mẫu tự điền thông tin, tất cả các hình thức này đều hợp pháp và có giá trị như nhau.

Mặt khác, Giấy đăng ký kết hôn là một trong những danh mục tài liệu bắt buộc kèm theo.

Nếu không có Giấy đăng ký kết hôn bản chính, đương sự có thể thay thế bằng trích lục đăng ký kết hôn hoặc Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không có bất cứ quy định nào về việc tài liệu đơn ly hôn viết tay có thể thay thế cho đầu mục hồ sơ này.

Vì vậy, việc Đơn ly hôn viết tay có người làm chứng hay không có người làm chứng cũng không có sự thay đổi gì về giá trị và không thể thay thế Giấy Đăng ký kết hôn.

Xem thêm:

1900.0191