Đánh giá thực trạng chính sách Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Đánh giá thực trạng chính sách Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay

Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2000 – 2020

Trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống và trước yêu cầu tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước hiện nay và những năm tới, thì việc hoàn thiện chính sách thuế TNDN và quản lý thuế TNDN đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội qua các giai đoạn từ 2000 – 2020 có ý nghĩa thiết thực và mang tính thời sự.

1. Thực trạng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn 2000 – 2020

Giai đoạn 2000 – 2006: Đây là giai đoạn nền kinh tế có những bước nhảy vọt về sản xuất kinh doanh. Do đó, những thay đổi trong chính sách thuế, đặc biệt là thuế TNDN cũng đã được thay đổi để phù hợp với giai đoạn phát triển;

Giai đoạn 2007 – 2011: Đối tượng nộp thuế. là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức được lập theo Luật Hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp được thành lập 16 hợp pháp ở Việt Nam và tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2009, cá nhân kinh doanh không còn là NNT TNDN mà chuyển sang áp dụng theo Luật thuế thu nhập cá nhân;

Giai đoạn 2012 – 2020: Theo quy định của Luật bổ sung, sửa đổi thuế TNDN năm 2013 thì thuế suất phổ thông đã giảm từ mức 25% xuống 22% từ 01/01/2014. Từ 01/01/2016 tất cả các doanh nghiệp đều áp dụng một mức thuế suất TNDN là 20%.

2. Đánh giá thực trạng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn 2000 – 2020

2.1. Kết quả đạt được

– Chính sách thuế TNDN góp phần tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội và đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước;

– Chính sách thuế TNDN đã góp phần thực hiện các định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước;

– Chính sách thuế TNDN ngày càng công khai, minh bạch, đơn giản, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan và phù hợp với thực tiễn, góp phần đảm bảo quyền lợi và tạo thuận lợi cho NNT

– Chính sách ưu đãi thuế TNDN đã quy định phù hợp với thông lệ quốc tế chung và tiến trình phát triển của đất nước

2.2. Hạn chế

Phạm vi áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp

Phạm vi áp dụng còn chưa bao quát hết mọi đối tượng nộp thuế và mọi khoản thu nhập phát sinh. Hạn chế của chính sách thuế TNDN hiện nay là chưa xác định 17 rõ tiêu thức xác định đối tượng cư trú là doanh nghiệp Việt Nam và DN nước ngoài, DN VN đầu tư ra nước ngoài.

Các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định: Một là, các quy định về chi phí khấu hao ở Việt Nam quá phức tạp, các tài sản được phân nhóm thành rất nhiều loại với các chu kỳ tuổi thọ khác nhau; Hai là, đối với phương pháp khấu hao nhanh;

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các nước luôn có xu hướng giảm mức thuế suất thuế TNDN nhằm nâng cao tính cạnh tranh về thuế. Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy định áp dụng mức thuế suất TNDN thấp cho DN siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy cần sửa đổi luật thuế TNDN để phù hợp với bối cảnh hiện tại và để phù hợp với Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Một là, mức ưu đãi cao, diện ưu đãi còn khá rộng và dàn trải làm suy giảm nguồn thu NSNN;

Hai là, tác động của ưu đãi thuế TNDN đối với việc phân bổ nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích còn hạn chế;

Ba là, ưu đãi thuế TNDN chủ yếu đưa lại lợi ích cho doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp Việt Nam ít được hưởng lợi ưu đãi thuế;

Bốn là, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng thu hút các dự án đầu tư ngắn hạn thay vì đầu tư dài hạn;

Năm là, việc thực thi chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp còn khá phức tạp, liên quan đến nhiều TTHC;

Sáu là, do chính sách thuế TNDN đặt quá nhiều tham vọng và mục tiêu khác nhau đối với từng loại ưu đãi như khuyến khích sử dụng nguồn vốn, sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguồn tài nguyên, chuyển giao công nghệ… nên đôi khi còn sự xung đột lẫn nhau;

Bảy là, ưu đãi về miễn, giảm thuế và thuế suất giảm nằm trong số các hình thức ưu đãi kém hiệu quả nhất;

Tám là, chính sách thuế TNDN hiện hành ở Việt Nam còn cho phép các doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư sẽ áp dụng mức thuế suất giảm là 10%; và 20%.

2.3. Nguyên nhân của hạn chế

Sở dĩ trong thời gian qua, hệ thống chính sách thuế TNDN ở Việt Nam còn tồn tại một số vấn đề bất cập là xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau:

– Do nền kinh tế Việt Nam còn yếu cả về trình độ sản xuất, quản lý và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế;

– Do hệ thống pháp lý và cơ chế chưa hoàn chỉnh, đồng bộ. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, quá trình hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và cơ chế phải được đi trước tiến trình mở cửa và hội nhập;

– Do năng lực và tổ chức bộ máy quản lý thu thuế cũng như trình độ cán bộ thuế còn hạn chế

Bài liên quan:

1900.0191