Hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may

Hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may, quần áo, các loại vải tấm, sản phẩm may mặc, dệt thủ công được sử dụng tương đối phổ biến. Việt Nam nổi tiếng là một trong những quốc gia có các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bắt mắt với tính nghệ thuật cao, kim ngạch xuất khẩu của lĩnh vực này luôn chiếm vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Vì lẽ đó, đây là lĩnh vực được khuyến khích, nhận được rất nhiều ưu đãi của chính phủ như thuế, chính sách, quy định, điều kiện cho đến các biện pháp kêu gọi các đơn vị đầu mối, hiệp hội nước ngoài kết nối với doanh nghiệp trong nước.

1. Hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may

Hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may là một dạng hợp đồng kinh tế đơn giản, với những thỏa thuận cơ bản về trách nhiệm các bên, hàng dệt may đã có thể được xuất khẩu qua biên giới sau khi hoàn thành những thủ tục hải quan cần có. Các phần trong hợp đồng cần lưu ý khi soạn thảo bao gồm: trách nhiệm các bên, trách nhiệm về giấy phép, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, giá cả quy đổi, thuế, quy định các bên và các hiệp định song phương giữa 2 quốc gia,…

2. Hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY

< HĐ Số:……………../HĐXKHDM >

Căn cứ:

  • Bộ Luật Dân Sự 2015;
  • Luật Thương Mại 2005;
  • Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007;
  • Các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Theo sự thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày…….tháng…….năm tại trụ sở:………………………………………, Chúng tôi gồm:

  1. Thông tin các bên :

  1.Công ty TNHH ……………………………( Bên Xuất Khẩu – gọi là Bên A)

  Trụ sở công ty:………………………………………………………………….

   Người Đại Diện: Ông/ Bà:……………………………………………………..

   Chức vụ:……………………………………………………………………….

   GCNDKDN số:………………………………………………………………..

   Mã số thuế:……………………………………………………………………

   Số FAX:………………………………………………………………………

   TK Ngân Hàng số:……………………………………………………………

  Tại Ngân Hàng………………………………chi nhánh……………………..

   Đại Diện theo Ủy quyền:Ông/ Bà:( nếu có ):…………………………………

   Văn Bản Ủy Quyền số:………………………………………………………..

   CCCD/CMND số:…………………………………………………………….

   Ngày cấp:…………………………………Nơi cấp:…………………………

   Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………

   Nơi cư trú hiện này:…………………………………………………………..

   SĐT:…………………………………………………………………………..

2.  1.Công ty TNHH ……………………………( Bên Nhập Khẩu – gọi là Bên B)

  Trụ sở công ty:………………………………………………………………….

   Người Đại Diện: Ông/ Bà:……………………………………………………..

   Chức vụ:……………………………………………………………………….

   GCNDKDN số:………………………………………………………………..

   Mã số thuế:……………………………………………………………………

   Số FAX:………………………………………………………………………

   TK Ngân Hàng số:……………………………………………………………

  Tại Ngân Hàng………………………………chi nhánh……………………..

   Đại Diện theo Ủy quyền:Ông/ Bà:( nếu có ):…………………………………

   Văn Bản Ủy Quyền số:………………………………………………………..

   CCCD/CMND số:…………………………………………………………….

   Ngày cấp:…………………………………Nơi cấp:…………………………

   Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………

   Nơi cư trú hiện này:…………………………………………………………..

   SĐT:…………………………………………………………………………..

Tại trụ sở…………………………., Hai bên cùng thỏa thuận và thống nhất các điều khoản trong hợp đồng như sau:

Điều 1. Đối tượng của Hợp đồng

1. Hàng hóa cụ thể :

– Hai bên thống nhất rằng Bên B nhập khẩu hàng dệt may của Bên A xuất khẩu như sau:

STTSản phẩmChất liệuSố lượngĐơn giá
     

– Tổng số lượng đơn giá:…………………………………………………………….

– Thành tiền:…………………………………………………………………………

2. Chất lượng, quy chuẩn về hàng dệt may:

– Loại sản phẩm :……………………………………………………………………

– Tiêu chuẩn cụ thể sẽ được thể hiện trong phụ lục Hợp đồng này.

Điều 2: Giá và phương thức thanh toán

1.Giá trị của hợp đồng này:………………………………………………………… ( chưa bao gồm … % thuế GTGT , …. % thuế xuất nhập khẩu hàng hóa và các phí, lệ phí khác,…..)

Bằng chữ:…………………………………………………………………………….

2. Phương thức thanh toán:

2.1. Thanh toán được chia làm ….. đợt. Mỗi đợt Bên B sẽ đặt hàng bên A cụ thể số lượng hàng hóa và phải có đơn hàng cụ thể gửi cho bên A. Với mỗi đơn hàng, thì Bên B sẽ phải thanh toán trước ……..% số tiền hàng cho mỗi đơn hàng. Khi Bên B tiến hành nhận hàng , kiểm tra hàng hóa và ghi nhận không có vấn đề gì thì bên A sẽ được nhận phần thanh toán còn lại của đơn hàng.Nếu như bên B đã kiểm tra và đã nhận hàng thì mọi vấn đề phát sinh của hàng hóa bên B phải tự chịu trách nhiệm, trừ trường hợp vấn đề phát sinh mà Bên B không biết , không phải biết và bên A không thông báo trước.

– Đồng tiền thanh toán :…………………………………………………………….

– Ngân hàng thanh toán:……………………………………………………………

2.2.Địa điểm giao hàng:……………………………………………………………

Hình thức giao hàng:………………………………………………………………

Thời hạn giao hàng………………………………………………………………..

2.3.Chứng từ, hóa đơn khi tiến hành giao hàng

– Khi Bên A giao hàng thì có trách nhiệm cung cấp đơn đặt hàng, hóa đơn GTGT, Hóa đơn chứng từ liên quan đến xuất nhập khẩu , và các giấy tờ thanh toán khác.

– Hai bên tiến hành kiểm tra hàng hóa và bên B đưa ra ý kiến trước khi nhận và thanh toán hàng hóa

– Việc giao hàng và thanh toán phải có biên bản lập xác nhận.

2.4.Kiểm tra hàng hóa

– Số lượng hàng hóa được hiển thị rõ trong đơn hàng, tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa được nêu rõ trong phụ lục hợp đồng này.

– Trường hợp hàng hóa giao thiếu như trong các đơn hàng thì Bên B tiến hành nhận hàng đã giao và ấn định thời gian để Bên A giao tiếp phần còn thiếu. Thời hạn giao tiếp phần thiếu:…………Các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu kho, vận chuyển , bàn giao trong thời gian này cho đến khi phần thiếu được Bên B kiểm tra và nhận thì Bên A có trách nhiệm thanh toán. Trong trường hợp số lượng hàng hóa không đủ để hoàn thành nghĩa vụ với các bên thứ 3, khiến cho Bên B thiệt hại thì căn cứ vào thiệt hại Bên B yêu cầu Bên A phải bồi thường thiệt hại. Phần bồi thường thiệt hại sẽ được quy định trong Điều

– Trường hợp hàng hóa giao thừa Bên B có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra, nếu nhận thì phải thanh toán theo đơn giá đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Trường hợp hàng hóa không đúng như tiêu chuẩn, chất lượng trong phụ lục hợp đồng dẫn đến không thể thực hiện giao dịch thì tương ứng mỗi đơn hàng, Bên B gửi thông báo hủy đơn hàng đấy trong thời hạn……. ngày cho Bên A. Bên A có nghĩa vụ phải trả lại phần thanh toán trước cho Bên B

Điều 3: Thời hạn thực hiện hợp đồng

1.Thời hạn thực hiện hợp đồng tính từ ngày……. Tháng…..năm  đến ngày…..tháng…. năm

– Đối với mỗi đơn hàng thì thời gian thực hiện cụ thể thể hiện trong đơn hàng đấy.

– Thời gian giao hàng được ghi trong Điều 2 Hợp đồng này.

– Trường hợp Bên A giao hàng sớm hơn dự kiến thời gian trong hợp đồng thì phải thông báo cho bên B biết và Bên B phải trả lời bằng văn bản về việc có chấp nhận nhận hàng sớm hay không.

– Thời hạn thanh toán là khi Bên A giao đủ về số lượng đúng về chất lượng và Bên B đã đồng ý với việc kiểm tra không có bất kỳ một vấn đề nào và đã hoàn thành thủ tục về quyền sở hữu tài sản.

2. Trong mỗi đơn hàng , nếu Bên B thanh toán không đủ số tiền mà không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng thì Bên A yêu cầu rời thời hạn thanh toán là…….. Thời gian chậm thanh toán thì Bên B phải trả lãi chậm trả trong phần thanh toán còn thiếu cho bên B. Trường hợp viẹc thanh toán chậm làm gây thiệt hại cũng như việc không đạt được mục đích trong hợp đồng thì Bên A yêu cầu Bên B Bồi thường thiệt hại.

3. Việc thông báo thanh toán , thông báo giao hàng , đưa ra ý kiến, yêu cầu thì các bên đều thống nhất ấn định thời gian là:………………..

Điều 4: Trách nhiệm của các bên

1. Trách nhiệm của Bên A

– Giao hàng đúng với số lượng , chất lượng , địa điểm , thời gian đã thỏa thuận;

– Cung cấp thông tin về hàng hóa cho Bên B;

– Có trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

– Thông báo cho Bên B về các vấn đề phát sinh;

– Cung cấp các chứng từ , hóa đơn thanh toán cho Bên B;

– Thanh toán các chi phí trong thời gian chậm giao hàng, giao bù hàng còn thiếu;

– Yêu cầu Bên A thanh toán ;

– Gửi thông báo yêu cầu nhận hàng cho Bên B;

– Yêu cầu trả lãi chậm trả nếu Bên B vi phạm thời hạn thanh toán;

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu Bên B vi phạm.

2. Trách nhiệm của Bên B

– Thanh toán đúng với số lượng, chất lượng , địa điểm , thời gian đã thỏa thuận;

– Kiểm tra hàng hóa trước khi thanh toán;

– Nhận hàng nếu kiểm tra thấy đã đủ về số lượng , chất lượng;

– Thanh toán phần hàng dôi ra nếu nhận phần giao thừa;

– Cung cấp thông tin cho Bên A;

– Chịu trách nhiệm cho hàng hóa kể từ khi nhận hàng và không có ý kiến gì;

– Đưa ra ý kiến việc chất lượng, số lượng hàng hóa;

– Có trách nhiệm bồi thường thiệt hai;

– Yêu cầu Bên A cung cấp mọi thông tin;

– Có quyền nhận hoặc không nhận trong các trường hợp trong hợp đồng;

– Được biết về các lỗi khiếm khuyết mà bên A phải cung cấp;

– Yêu cầu bồi thường thiệt hai;

– Yêu cầu bên A trả phần chi phí trong trường hợp giao thiếu, giao không đúng tiêu chuẩn số lượng.

Điều 5: Bồi thường thiệt hại

1. Trong trường hợp Bên A vi phạm:

1.1.Trường hợp vi phạm nghiêm trọng đến phần thiếu hàng , hàng không đủ chất lượng tiêu chuẩn dẫn đến thiệt hại thì bên A phải bồi thường:……………….Căn cứ theo giá trị thiệt hại thực tế .

Việc bồi thường thiệt hại thực tế còn dựa trên yếu tố lỗi của Bên A, nếu như Bên A có lỗi trong toàn bộ thiệt hại thì Bên A có trách nhiệm bồi thường toàn bộ , nếu chỉ có lỗi một phần thì phải bồi thường tương ứng phần lỗi của mình.

Mọi chi phí phát sinh trong thời hạn bồi thường thì Bên A phải có trách nhiệm thanh toán.

1.2.Trường hợp bên A vi phạm đến thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng  hoặc không thông báo mà dẫn đến thiệt hại của Bên B với các bên thứ 3 thì:

+ Giao hàng chậm mà Bên B không chấp nhận kéo dài thời hạn thì bồi thường:………..

+ Giao hàng sai địa điểm và không thông báo cho Bên B biết thì phải bồi thường:……………………………………………………………..

2. Trong trường hợp Bên B vi phạm

2.1.Trong trường hợp Bên B vi phạm nghiêm trọng đến thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán mà việc thanh toán chậm ảnh hưởng đến mức không thể đạt được mục đích giao kết thì Bên B phải bồi thường:………………………………………………………………………

2.2. Trường hợp bên B vi phạm về thời hạn nhận hàng, cách thức nhận hàng và việc kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng thì:

+ Nhận hàng chậm và không thông báo cho Bên A thì bồi thường:…………..

+ Không ý kiến về việc kiểm tra khi nhận hàng thì phải phat:………………..

1900.0191