Bắc Giang có hỗ trợ cấp căn cước công dân không

Bắc Giang có hỗ trợ cấp căn cước công dân không?

các bác cho em hỏi …
em người bắc giang , mà chỗ em hình như chưa cấp thẻ căn cước vẫn sài cmnd thôi thì phải , mà bây giờ cmnd đã cũ mờ , muốn đổi sang căn cước công dân cho tiện liệu có cách nào không nhỉ , hay tỉnh bắc giang vẫn hỗ trợ cấp đc thẻ cccd nhỉ , do em gà phần này nên xin bác nào biết chỉ bảo em với ạ ..thanks mọi người


Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 24/06/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

– Luật căn cước công dân 2014;

3./ Luật sư trả lời

3.1.  Tại sao Bắc Giang vẫn chưa được cấp thẻ căn cước

Căn cứ vào quy định tại Điều 38 của Luật Căn cước công dân năm 2014:

Điều 38. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp

  1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
  2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
  3. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019.

4Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật này.

5. Chính phủ quy định cụ thể việc thực hiện Luật này trong thời gian chuyển tiếp từ khi Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019”.

Bắc Giang hiện đã có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật căn cước công dân. Nếu chứng minh nhân dân của anh bị mờ, cũ không thể sử dụng được nữa thì anh có thể tiến hành thủ tục cấp Căn cước công dân mới.

3.2. Muốn đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước

Chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014. Tức chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, tỉnh Bắc Giang bắt buộc phải cấp căn cước công dân cho người dân, và anh có thể tiến hành đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước để sử dụng.

  • Làm thẻ căn cước công dân ở đâu?

Khi làm thẻ căn cước, tất cả công dân cần đến các Cơ quan quản lý Căn cước công dân: Công ăn cấp Quận, Huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Thời gian làm việc của các cơ quan này sẽ bắt đầu từ sáng thứ Hai cho đến hết sáng thứ 7 (Trừ các ngày Lễ, Tết). Các cơ quan này làm việc bắt đầu từ 8 giờ sáng cho đến 11h30 phút trưa và làm từ 13 giờ chiều đến 17 giờ.

  • Quy trình làm thẻ căn cước công dân như sau:

– Điều vào tờ khai căn cước công dân (Mẫu số CC01): Điền tất cả các thông tin theo yêu cầu trong mẫu, ký và ghi rõ họ tên.

– Nộp hồ sơ (Sổ hộ khẩu bản gốc, tờ khai thẻ căn cước công dân) cho người có thẩm quyền sau đó ngồi chờ đến lượt để lấy dấu vân tay, chụp ảnh thẻ.

– So thông tin, kiểm tra thông tin trong mẫu CC02 được cán bộ chuyên trách điền vào để xem thông tin có chính xác, trùng khớp hay không. Sau đó ký tên.

– Nộp lệ phí làm thẻ căn cước, nhận giấy hẹn của cơ quan về ngày nhận lại thẻ Căn cước công dân mới.

– Công dân có thể đăng ký nhận hồ sơ, nhận lại thẻ căn cước công dân mới ngay tại nhà nếu có nhu cầu.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191