Mẫu giấy viết tay cho mượn tài sản? Giá trị hiệu lực, cách viết và một số hướng dẫn liên quan.
Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 02 tháng 04 năm 2018
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề mẫu giấy viết tay cho mượn tài sản
Bộ luật Dân sự 2015
3./Luật sư trả lời
Bộ luật Dân sự 2015 quy định Điều 494 đến Điều 499 về hợp đồng mượn tài sản. Theo đó, Hợp đồng mượn tài sản là loại hợp đồng không có quy định bắt buộc về hình thức. Vậy nên không có mẫu chính thức nào cho hợp đồng viết tay về giao dịch mượn tài sản. Anh chị có thể tham khảo mẫu Hợp đồng mượn tài sản như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN
(Về………….)
Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
Căn cứ nhu cầu của các bên;
Hôm nay, ngày…..tháng…. năm 2018, Chúng tôi bao gồm:
Bên A (Bên cho mượn):
(Thông tin cá nhân của bên A)
Bên B (Bên mượn):
(Thông tin cá nhân bên B)
Thỏa thuận với các nội dung như sau:
Điều 1: Nội dung mượn tài sản
Bên A cho bên B mượn tài sản trong thời gian……… ngày/tháng/năm từ ngày…..tháng…. năm 2018.
Điều 2: Tài sản cho mượn
(Nêu rõ loại tài sản, đặc điểm của tài sản, công dụng, chức năng,….)
Điều 3: Quyền nghĩa vụ của các bên
(Ghi nhận nội dung thỏa thuận của các bên trong quá trình cho mượn và đối với tài sản cho mượn)
Ví dụ:
- Quyền của bên A:
1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.
- Nghĩa vụ của bên A:
1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
- Quyền của bên B:
1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
2. Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.
- Nghĩa vụ của bên B:
1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
Điều …..
(Tùy theo nhu cầu, mục đích của việc mượn tài sản, đối tượng tài sản cho mượn, các bên có thể thỏa thuận thêm các nội dung liên quan đến vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại…..).
Bên A Bên B
Lưu ý: Ngoài các nội dung trên cần có thêm phần nội dung làm chứng của người thứ ba không có quyền, nghĩa vụ trong giao dịch mượn tài sản để đảm bảo hợp đồng có giá trị pháp lý cao nhất.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: