Phân tích điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh doanh thương mại theo quy định pháp luật? Ví dụ thực tiễn?
Luật sư Tư vấn Luật dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 19 tháng 07 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh doanh thương mại
- Bộ luật dân sự 2015
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
3./ Luật sư tư vấn
Hợp đồng là một hình thức của giao dịch dân sự làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên. Các điều kiện để một hợp đồng kinh doanh thương mại có hiệu lực được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Thứ nhất, người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự:
Người tham gia giao dịch có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Trường hợp cá nhân tham gia giao kết hợp đồng kinh doanh thương mại, cá nhân phải là người đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có thể tự làm chủ hành vi của mình. Nếu cá nhân là người chưa thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có sự có mặt của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp pháp nhân là người tham gia giao kết hợp đồng, thì pháp nhân chắc chắn đã đủ năng lực hành vi dân sự vì người thành lập doanh nghiệp phải là người đã thành niên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
Ví dụ: Cá nhân là người đã thành niên nhưng bị khó khăn trong nhận thức, không thể làm chủ hành vi của mình thì đối tượng này khi giao kết hợp đồng thì hợp đồng này bị coi là vô hiệu.
Thứ hai, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội:
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong cuộc sống xã hội và được xã hội thừa nhận, tôn trọng.
Ví dụ: Nội dung hợp đồng kinh doanh thương mại là mua bán methamphetamine (một chất bị cấm, bởi pháp luật hình sự) đồng nghĩa với việc hợp đồng này là vô hiệu do trái với điều cấm của pháp luật.
Thứ ba, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện:
Khi người tham gia xác lập giao dịch phải xuất phát từ ý chí của người đó là tự nguyện, không bị ép buộc.
Ví dụ: Cá nhân sử dụng vũ lực đe dọa một người để người đó giao kết hợp đồng, thì hợp đồng này bị coi là vô hiệu do một bên không tự nguyện giao kết.
Ngoài ra, về hình thức của hợp đồng, hợp đồng kinh doanh thương mại nên được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tránh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra sau thời điểm giao kết hợp đồng.
Như vậy, để hợp có hiệu lực của hơp đồng kinh doanh thương mại có hiệu lực pháp lý thì các điều kiện về nội dung và hình thức phải đáp ứng các tiêu chí trên.
Với những tư vấn về câu hỏi Phân tích điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh doanh thương mại? Ví dụ?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.