Tìm hiểu về nhận thức và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta hiện nay

Tìm hiểu về nhận thức và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta hiện nay.

“Trọng nam khinh nữ” câu nói có lẽ đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta, và nó đã trở thành 1 quan niệm ăn sâu vào tâm khảm của một bộ phận không nhỏ nhười dân Việt.

Từ đó dẫn đến tình trạng bất bình bình đẳng giới và đem tới những hệ lụy nghiêm trọng. Nó được thể hiện ở việc lựa chọn giới tính khi sinh gây mất cân bằng về giới tính, sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ…những tình trạng này đang có ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, an ninh trật tự, an toàn xã hội. Và để giải quyết tình trạng đó nhà nước ta đã ban hành ra pháp luật về bình đẳng giới để dần loại bỏ tư tưởng phân biệt đối xử về giới đang tồn tại trong tiềm thức của người dân Việt.

Để tìm hiểu về thực trạng nhận thức và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta như thế nào và để đưa ra được những giải pháp hiệu quả cho việc đưa pháp luật vào thực tế đời sống nhóm 01 chúng tôi lựa chịn đề tài khảo sát xã hội học số 03 “Tìm hiểu về nhận thức và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta hiện nay”.

I. Cơ sở lí luận

1.Một số khái niệm bình đẳng giới

Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, Điều 5 quy định 9 thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới là:

Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.

– Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.

– Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.

– Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.

– Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

pháp luật về bình đẳng giới là tập hợp các văn bản luật, dưới luật dựa trên căn cứ của hiến pháp bao gồm: Luật bình đẳng giới, các nghị định thông tư hướng dẫn như: Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới,  Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg ngày 03/5/2007 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới…

2.Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của luật bình đẳng giới

* Chủ thể thực hiện pháp luật BĐG là mọi cá nhân trong xã hội

* Đối tượng

Theo Điều 2 Luật bình đẳng giới qui định đối tượng áp dụng như sau:

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân).

2. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

* Nội dung chính

Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ X ngày 29 tháng 11 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.  Luật này quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

Luật Bình đẳng giới gồm có 6 chương và 44 điều

– Khái quát:

Chương I: Những quy định chung (Điều 1- Điều 10), bao gồm các quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng luật BĐG; áp dụng điều ước quốc tế về bình đẳng giới; những mục tiêu bình đẳng giới; giải thích từ ngữ khó hiểu; các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới; chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới; nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới; các cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và các hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II: BĐG trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình (Điều 11- Điều 18). Chương này bao gồm các quy định về BĐG trong 8 lĩnh vực: chính trị; kinh tế; lao động; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; y tế và thực hiện BĐG trong gia đình.

Chương III: Các biện pháp bảo đảm BĐG (Điều 19- Điều 24), gồm có các quy định về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới; nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới.

Chương IV: Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện và đảm bảo BĐG (Điều 25- điều 34) quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước các cấp, gđ và công dân trong việc thực hiện và bảo đảm BĐG
Chương V: Thanh tra, giám sát, xử lý VPPL về BĐG (Điều 35- Điều 42) quy định  về vấn đề thanh tra, giám sát thực hiện PL về BĐG; khiếu nại và giải quyết khiếu nại về hành vi VPPL về BĐG; các nguyên tắc xử lí hành vi VPPL về BĐG; Các hành vi VPPL về BĐG trong các lĩnh vực, các hành vi VPPL về BĐG trong gia đình và các hình thức xử lí
+ Chương VI: Điều khoản thi hành (Điều 43- Điều 44) Quy định về hiệu lực thi hành của luật BĐG và hướng dẫn thi hành luật này.

II. Khảo sát, đánh giá thực trạng nhận thức và thực hiện pháp luật về BĐG

1.Nguyên nhân dẫn tới sự bất bình đẳng giới

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bất bình đẳng giới, và sau đây là một trong số những nguyên nhân quan trọng và tiêu biểu nhất:

Thứ nhất, “Trọng nam khinh nữ là một tư tưởng trong đó coi nam giới quan trọng hơn phự nữ, quan niệm này tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới. Trải qua thời kì chi phối lâu dài của học thuyết nho giáo, im đậm trong đời sống tinh thần của người Việt Nam là làm sao để có con trai để nối dõi dòng tộc. Áp lực này cứ truyền từ đời này qua đời khác, dần dần ngấm vào tâm khảm của nhiều người để rồi trở thành một tư tưởng cho cả một xã hội, nhất là thời phong kiến.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ của người Việt Nam ta được lý giải dựa trên ảnh hưởng của nho giáo và nhận thức của người dân về thực tiễn đời sống và xã hội. Người đàn ông có trách nhiệm nói dõi dòng họ, chăm nom mồ mả tổ tiên. Không có con trai là một điều bất kính với dòng họ tổ tiên. Nam giới là nguồn lao động chính, kế thừa tài sản của gia đình và có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ lúc về già. Những suy nghĩ, cách hành xử, dạy dỗ có liên quan đến phân biệt, định kiến của ông bà, cha mẹ, anh chị chính là những yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc hình thành quan niệm về giới tính của mỗi thành viên trong gia đình và rộng hơn là cả một xã hội. Theo khảo sát thực tế thì tới 68% cho rằng đây là nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng bất bình đẳng giới hiện nay.

Thứ hai, do thiếu hiểu biết về pháp luật, trình độ dân trí thấp : Mặt nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền bình đẳng giới còn nhiều thiếu sót và chưa thiết thực, chưa phù hợp và chưa đi sâu vào dân nên hiệu quả nâng cao nhận thức của người dân vẫn chưa cao. Nhất là ở nông thôn, miền núi nơi có các đồng bào dân tộc thiểu số cư trú. Họ chưa được tiếp thu với những pháp luật và tiến bộ xã hội nên trong suy nghĩ và tư tưởng còn rất cổ hủ và lạc hậu. Theo phiếu điều tra thì nguyên nhân này chiếm 25%.

Thứ ba, tình trạng bất bình đẳng giới còn do sự ảnh hưởng của giáo lý, tôn giáo. Một số giáo lí vẫn còn nhiều điểm lạc hậu chưa tiến bộ nên tình trạng bất bình đẳng giới cũng vì lí do này mà tồn tại, tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ là số ít, không phải là nguyên do chính dẫn tới vấn đề bất bình đẳng giới hiện nay(chiếm 7%). Nhưng nó cũng là yếu tố mà chúng ta không thể phủ nhận đã tạo nên tình trạng bất bình đẳng giới hiện nay.

2.Thực trạng về nhận thức pháp luật về bình đẳng giới

Như chúng ta đã biết Luật bình đẳng giới của nước ta đã được ban hành vào năm 2006 nhưng đến nay khi đei vào thực tiễn thì hiệu quả vẫn chưa cao. Để tìm hiểu lí do mà Luật bình đẳng giới chưa đạt hiệu quả cao trong thực tiễn ta cần tìm hiểu về thực trạng nhận thức của mọi người về Luật bình đẳng giới để xem mọi người có biết về luật này không? Họ có quan tâm đến pháp luật về bình đẳng giới và tìm hiểu về pháp luật này như thế nào?

           Đầu tiên khi được hỏi “bạn có biết về luật bình đẳng giới năm 2006 không?” và “bạn có quan tâm về vấn đề BĐG ở nước ta hiện nay k?” thì đã cho thấy những kết quả đáng lo ngại. khi được hỏi về luật bình đẳng giới 2006 thì có đến 53% câu trả lời là hề biết đây là 1 con số biết nói đa số những người được hỏi không hề biết về luật này. Chỉ có 47% là có biết về luật này nhưng trong số này hầu như là sinh viên luật. Và mức độ quan tâm đối với pháp luật về bình đẳng giới cũng mang đến cho chúng ta những con số đáng suy ngẫm đó là trong số những người được hỏi thì chỉ có 8% là rất quan tâm, 31% là quan tâm trong đó có tới 52% trả lời là bình thường đối với vẫn đề này và 9% là không quan tâm. Những con số trên cho thấy sự thờ ơ, bàng quang của mọi người đối với pháp luật về bình đẳng giới.

          Vâng khi điều tra về nhận thức pháp luật bình đẳng giới  thì chúng tôi không khỏi bất ngờ với những con số nêu trên. Những đối tượng mà chúng tôi thực hiện điều tra chủ yếu là sinh viên luật và 1 số sinh viên của các trường đại học khác đó là tầng lớp trí thức được đào tạo cả vè pháp luật. Vậy mà những con số trên đây cho thấy sự hiểu biết và mức độ quan tâm của họ đối với pháp luật về bình đẳng giới rất đáng để chúng ta phải suy ngẫm. Ngay cả tầng lớp trí thức này còn không biết hay không quan tâm về luật này thì nói gì đến những người công nhân, nông dân…đang vất vả lao động, sản suất để lo cho cuộc sống mưu sinh có thể có hiểu biết và nhận thức đầy đủ, đúng đắn đối với pháp luật về bình đẳng giới.

Như vậy số lượng sinh viên không biết và không quan tâm tìm hiểu về pháp luật bình đẳng giới là khá cao. Chính điều này đã làm cho tình trạng bất bình đẳng về giới trong xã hội càng ngày càng cao. Đây cũng là 1 thực trạng đáng để suy ngẫm đối với nhà nước ta nói chung và các nhà làm luật nói riêng về tính thực tiễn của luật được ban hành và phương pháp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật.

         Khi được hỏi “bạn biết luật bình đẳng giới qua những phương tiện nào?” thì chỉ có 9% câu trử lời trong phiếu hỏi là tự nghiên cứu, 51% là qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình…còn 40% là do chương trình đào tạo của các trường đại học.

Như vậy có thể thấy rất ít người quan tâm và tự nghiên cứu về luật bình đẳng giới. Đất nước ta đang trên con đường xây dựng 1 nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa- đề cao tính tối thượng của pháp luật. Như vậy pháp luật rất quan trọng đối với đời sống của mỗi người vậy mà mức độ quan tâm và sự tự tìm hiểu về pháp luật lại rất hạn chế. Qua đây ta có thể thấy phương tiện thông tin đại chúng có vai trò rất quan trọng đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật để mọi người có thể nâng cao hiểu biết về pháp luật.

       Khi được hỏi “luật BĐG có thực sự cần thiết?” để xem xét sự đánh giá của mọi người về tầm quan trọng quan trọng của pháp luật về bình đẳng giới thì đã số câu trả lời lại cho rằng cần thiết và rất cần thiết. Số câu trả lời cần thiết chiếm 32%, rất cần thiết là 52% và chỉ có số ít là trả lời không cần thiết và binh thường.

Như vậy mọi người cũng đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của pháp luật về bình đẳng giới trong đời sống. Nhưng câu hỏi đặt ra cho mỗi chúng ta là mọi người nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật về bình đẳng giới đối với thực tiễn cuộc sống nhưng họ vẫn không biết và không tự tìm hiểu vậy lí do là gì? Điều phải chăng không thể đổ lỗi cho người dân thiếu hiểu biết, thiếu sự quan tâm đến pháp luật mà 1 phần trách nhiệm không nhỏ thuộc về cơ quan nhà nước và các nhà làm luật.

      Câu hỏi “suy nghĩ của bạn về các quy định của luật BDDG hiện nay” đã đưa ra cho chúng ta những con số đáng suy ngẫm về chất lượng của luật ban hanh. Theo đó chỉ có 1 con số ít ỏi là 17% cho là rất hài lòng, 38% là hài lòng và 17% không hài lòng và có đến 32% là không quan tâm đến vấn đề này. Hay khi được hỏi “theo bạn pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta như thế nào?” đối với những người có hiểu biết về pháp luật bình đẳng giới thì 1 con số thật bất ngờ là có đến 51% cho rằng pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta chưa hoàn chỉnh, đi quá xa với thực tế, 23% cho rằng lạc hậu so với sự phát triển của thực tiễn đời sống và chỉ có 26% cho rằng nó rất hoàn chỉnh, phù hợp với thực tế đời sống.

Đây cũng là 1 lời giải thích cho câu hỏi tại sao mọi người nhận thức được vai trò của pháp luật về bình đẳng giới đối với đời sống nhưng lại không biết, không quan tâm và không muốn tìm hiểu. Có lẽ nó xuất phát từ chính sự thiếu chặt chẽ, thiếu tính khả thi và chưa phù hợp của pháp luật đối với đời sống. Khi pháp luật đi quá xa so với thực tế thì nó sẽ khó có thể đến được với thực tiến đời sồng.

        Qua một số câu hỏi của cuộc điều tra ta có thể thấy việc nhận thức về pháp luật bình đẳng giới ở nước ta chưa cao. Việc nhận thức đã bộc lộ nhiều bất cập thì 1 câu hỏi đặt ra đó là việc thực hiện sẽ như thế nào? Từ thực trạng về việc nhận thức pháp luật về bình đẳng giới đã đặt cho chúng trách nhiệm cần phải đưa ra biện pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho mọi người.

3.Thực trạng về thực hiện pháp luật về BĐG

          “Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” (điều 4- luật bình đẳng giới). Để thực hiện được mục tiêu đặt ra chúng ta cần phải thực hiện pháp luật về bình đẳng giới 1 cách hiệu quả và triệt để. Tuy nhiên khi triển khai điều tra xã hội học về thực trạng thực hiện pháp luật về bình đẳng giới lại kết quả của việc thực hiện không cao, đó là trở ngại lớn để có thể đạt được mục tiêu đề ra.

          Trong cuộc điều tra khi được hỏi “pháp luật về BĐG ở nước ta được thực hiện như thế nào?” thì chỉ có 12% cho là thực hiện một cách nghiêm chỉnh nhưng lại có đến 47% cho rằng việc thực hiện pháp luật chỉ qua lao đối phó. Có 31% thấy đã có ý thức thực hiện nhưng kết quả chưa cao và 10% cho rằng việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta không được thực hiện.

Như vậy có rất ít người cho rằng pháp luật về bình đẳng giới được thực hiện nghiêm chỉnh mà hầu như là chỉ được thực hiện 1 cách qua loa đối phó, không thực hiện và có thực hiện thì kết quả cũng chưa cao. Từ đây ta có thể thấy thực trạng thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở nược ta hiện nay đang găpj nhiều khó khăn, bất cập, tình trạng bất bình đẳng vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Vâng theo như phân tích ở trên thì có đến 53% sinh viên không biết về luật bình đẳng giới thì thử hỏi làm sao có thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giới đây?

          Vâng để người dân có thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giơi thì trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về các cơ quan chức năng. Các cơ quan chức năng cần cố gắng làm sao để pháp luật về bình đẳng giới đi vào đời sống của người dân để người dân có thể biết, hiểu thì mới thực hiện tốt. Pháp luật ban hành ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đời sống, đi vào thực tienx chứ không thể chỉ là pháp luật trên giấy tờ.

Nhưng trong cuộc điều tra của chúng tôi khi được hỏi “việc giải các vấn đề liên quan đến pháp luật bình đẳng giới của các cơ quan chứ năng đã kịp thời, thỏa đáng chưa?” thì có tới 82% cho rằng việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật về bình  giới của các cơ quan chức năng là chưa kịp thời, thỏa đáng. Trong khi đó chỉ có 18% cho rằng đã kịp thời, thỏa đáng. Vâng đến cơ quan chức năng còn lơ là, không giải quyết vẫn đề 1 cách triệt để thì làm sao người dân có thể thực hiện 1 cách nghiêm chỉnh được. Đây cũng là điểm cần lưu ý để đưa ra biện pháp giúp cho pháp luật về bình đẳng giới 1 cách dễ dàng  và hiệu quả nhất.

          Khi được hỏi “Nơi bạn sinh sống, học tập pháp luật về BĐG được thực hiện như thế nào?” thì chỉ có 11% người cho rằng đã thực hiện rất tốt, 61% cho rằng bình thường, 18% cho rằng việc thực hiện tốt và 10% cho rằng việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới không tốt. Như vậy phải chăng tình trạng bất bất bình đẳng giới ít tồn tại? Ta nhận thấy có sự mâu thuẫn ở đây, khi ở trên câu trả lời thu được là việc thực hiện qua loa, đối phó và kết quả chưa cao phải chăng 61% câu trả lời bình thường kia đang ở giữa khó để đánh giá được việc thực hiện tốt hay không tốt.

          Đối tượng mà chúng tối điều tra chủ yếu là sinh viên và khi được hỏi về để thực hiện trách nhiệm của mình đối với pháp luật về bình đẳng giới thì trong 100 người được hỏi có đêbs 64 người tình nguyện làm các tuyên truyền viên thực hiện công tác tuyên truyền để mọi người hiểu và làm theo pháp luật, Và có tới 32 người lên án các hủ tục lạc hậu, 35 người sẽ hưởng ứng ngày bình đẳng giới. Như vậy sinh viên đã có trách nhiệm về vai trò của giới trẻ đối với pháp luật về bình đẳng giới.

          “Nếu được chọn là tuyên truyền viên cho pháp luật BDDG tại địa phương nơi bạn sinh sống, bạn có sẵn sàng không?” đó là câu hỏi được chúng tôi đặt ra và rất vui khi có đến 62% tình nguyện, sẵn sàng làm việc này. Điều này thể hiện họ không hề có ý chống đối, không thực hiện pháp luật về bình đẳng giới mà là do nhiều nguyên nhân khác như kĩ thuật lập pháp, tư tưởng trọng nam khi nữ đã ăn sâu vào tâm khảm của 1 bộ phận không nhỏ những người dân Việt nên hiện tượng bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại

          Vâng để tìm hiểu về nguyễn nhân “ tại sao pháp luật về bình đẳng giới chưa được nhiều người nhận thức và thực hiện” thì có đến 49% cho rằng người dân không được tiếp xúc với luật, 8% cho rằng luật quá khó hiểu, 19% cho rằng tư tưởng bảo thủ và 24% cho rằng biện pháp tuyên truyền chưa đủ sức thuyết phục. Đây có lẽ là 1 vấn đề đáng để các cơ quan chức năng phải suy nghĩ để có biện pháp tuyên truyền để đưa pháp luật từ trên giấy đi vào nhận thức và được thực hiện trên thực tế.

          Từ phân tích trên ta thấy rằng việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta đang bị cản trở rất nhiều. Pháp luật chưa thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống của người dân.Qua cuộc điều tra trên thấy được thực trạng của việc nhận thức pháp luật để từ đó tìm ra những biện pháp tốt nhất để đưa pháp luật vào đời sống nhằm xóa bỏ sự bất bình đẳng về giới.

III. Một số giải pháp nâng cao nhận thức, hiệu quả việc thực hiện pháp luật Bình đẳng giới ở nước ta hiện nay.

Khảo sát, điều tra thực tế về các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở nước ta: thứ nhất : về hình thức tổ chức giáo dục pháp luật bình đẳng giới, phần lớn người được hỏi cho rằng, nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật bình đẳng giới ( 46.4%), tiếp sau đó là các hình thức khác : tổ chức các chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng (28.6%), 14.3 % chọn hình thức mở lớp huấn luyện bồi dưỡng….Nhưn vậy, để hướng tới đối tượng là tầng lớp quần chúng thì chúng ta nên lực chọn những hình thức mang tính rộng rãi toàn dân.

Ngoài ra,theo như điều tra qua phiếu hỏi về biện pháp để việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới có hiệu quả hơn thì phần lớn ( khoảng 90% ) người được hỏi trả lời rằng cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật bình đẳng giới tới các tầng lớp nhân dân, còn lại một số quan điểm cho rằng, cần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cơ quan chức năng trong việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới,…

Bên cạnh đó, cứ 10 người được hỏi về ý kiến của cá nhân về trách nhiệm của nhà nước, thì 9 ý kiến cho rằng Nhà nước cần tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phổ biến pháp luật bình đẳng giới, ngoài ra các ý kiến về sửa luật, và tăng cường các hình phạt nghiêm khắc hơn cũng được lựa chọn, quan tâm .Dựa trên cơ sở trên, sau đây nhóm sẽ đi vào phân tích các biện pháp khái quát, tổng hợp đối với việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới.

1.Nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” trong các chủ thể pháp luật bình đẳng giới.

Ý thức pháp luật là toàn bộ các học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện mối quan hệ của con người đối với pháp luật, trình độ hiểu biết pháp luật, thái độ, sự đánh giá về pháp luật của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi ứng xử của con người, trong tổ chức và hoạt động của các thiết chế xã hội.

Thông thường, ý thức pháp luật được hiểu đơn giản gắn với những biểu hiện cụ thể như ý thức chấp hành pháp luật, phản ứng của con người trước một sự kiện pháp lí… Trong việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới, ý thức pháp luật thể hiện trình độ nhận thức, hiểu biết về pháp luật bình đẳng giới, nêu lên thái độ, tình cảm của mỗi người đối với pháp luật bình đẳng giới tính, từ đó đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong cách hành xử của mỗi người trong cuộc sống khi bắt gặp các sự việc pháp lí, hay những vẫn đề có liên quan đến bình đẳng giới.

Như vậy, ý thức pháp luật về bình đẳng giới là cơ sở, nền tảng định hướng và điều tiết thực hiện pháp luật bình đẳng giới, đồng thời ý thức pháp luật nói chung, ý thức thự hiện pháp luật bình đẳng giới nói riêng cũng là tiền đề để hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật nói chung và cũng như pháp luật bình đẳng giới nói riêng.

Việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân trong xã hội sẽ không thực sự nghiêm túc hay đúng đắn nếu thiếu kiến thức và hiểu biết pháp luật bình đẳng giới. Trình độ nhận thức hiểu biết về pháp luật bình đẳng giới có ảnh hưởng lớn tới tính chất đúng sai, mức độ sâu sắc hay hời hợt trong suy nghĩ tình cảm của các tầng lớp công chúng trong việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới. Nếu đa số người dân có trình độ hiểu biết nhất định về bình đẳng giới, thì họ sẽ tham gia tích cực vào việc đánh giá các vụ việc pháp lí về bình đẳng giới, nhờ đó việc thực hiện pháp luật đó sẽ hiệu quả, đúng đắn hơn.

Ngược lại, những người dân thiếu kiến thức về bình đẳng giới, cụ thể là chưa được biết đến luật bình đẳng giới năm 2006 hay ít được tiếp cận, tham gia bàn luận các vấn đề hay các sự kiện pháp lí xảy ra trong thực tiễn về giới thì thường thực hiện pháp luật hay cụ thể là thực hiện luật bình đẳng giới một cách thụ động. Thiếu hiểu biết dẫn tới những hành vi sai lệch, và rất dễ phạm tội với các vấn đề liên quan đến giới, bởi như đã phân tích, xã hội hiện nay vẫn giữ tâm lí không tích cực về giới, kèm theo sự thiếu hiểu biết về pháp luật bình đẳng giới thì rất dễ có hành vi sai trái dẫn đến phạm tội.

Trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện này, thì khẩu hiệu “sống, làm việc theo pháp luật là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân” đã trở thành phương châm của mỗi người với điều kiện, mỗi người phải có sự am hiểu kiến thức về pháp luật nhất định. Nhất là hiện nay, khi đất nước t đang chú trọng xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng thì việc thực hiện tốt pháp luật về bình đẳng giới là một trong những việc được quan tâm hàng đầu.

Để làm được điều này, thì mỗi cá nhân trong các cơ quan nhà nước hay tất cả mọi người trong xã hội đều phải có sự tìm tòi hiểu biết nhất định về luật bình đẳng giới. Xây dựng cho mình những thói quen tốt, thói quen đối xử bình đẳng giữa các giới với nhau, như vậy cũng đồng nghĩa với việc mỗi người đang góp phần làm cho phương châm “sống , làm việc theo pháp luật” ngày càng đi vào thực tế hơn. Và chắc chắn rằng việc thực hiện pháp luật nói chung và luật bình đẳng giới nói riêng sẽ đạ được những hiệu quả nhất định.

2.Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dực pháp luật cho các tầng lớp nhân dân.

Để nâng cao ý thức pháp luật nói chung, và pháp luật bình đẳng giới nói riêng, thì trước hết phải đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật bằng nhiều biện pháp khác nhau. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ thực thi pháp luật thì phải được đào tạo bài bản, trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật bình đẳng giới đầy đủ.

Còn đối với các tầng lớp quần chúng nhân dân, trên tinh thần phát huy vai trò to lớn của các phương tiện thông tin đại chúng, qua đó có thể tuyên truyền, phổ biến, giáo dục qua các chương trình có liên quan đến giới, đến phổ biến pháp luật nói chung.

Hiện nay, ở nước ta, các phương tiện thông tin đại chúng đã có đủ các loại hình như báo in, báo nói, tạp chí, báo điện tử trên internet. “Tính đến ngày 26/12/2013, toàn quốc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm, trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí” (1). Cùng với hệ thống phát thanh trên khắp cả nước, có thể thấy số lượng người tiếp cận với các phương tiện này ngày càng đông, rõ ràng phương tiện thông tin đại chúng nước ta rất phát triển. Với lực lượng hùng hậu các nguồn thông tin như vậy đóng vai trò to lớn trong việc cung cấp thông tin, các sự kiện pháp lí, những thay đổi sửa đổi, sự việc có liên quan đến pháp luật, đặc biệt là liên quan tới bình đẳng giới tới các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền tới người dân những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về bình đẳng trong xã hội cũng như biểu dương những tấm gương sáng bên cạnh lên án những hành vi tiêu cực, trái với pháp luật.

Các phương tiện thông tin đại chúng cần dành thời lượng thích đáng cho việc đăng tải, phát sóng các thông tin về đời sống pháp luật nói chung và luật bình đẳng giới nói riêng, các thông tin này phải là chính thức đã được kiểm chứng và mang tính xây dựng.

Bên cạnh đó, một phương tiện thông tin đại chúng có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật bình đẳng giới như trên các trang báo, báo mạng, điện tử, truyền hình…hoặc tổ chức lên sóng các chương trình mang tính tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phổ biến đường lối, ý chí của Đảng, Nhà nước trong điều chỉnh các mối quan hệ bình đẳng có liên quan đến giới.

Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin phải đi liền với việc tuân thủ nguyên tắc tính chân thật, phản ánh dúng bản chất các vẫn đề: khen ngợi, biểu dương mà không tô hồng; phê phán, lên án mà không bôi đen.

Khi phản ánh các sự việc sự kiện có liên quan đến các vấn đề về pháp luật đặc biệt các vấn đề có liên quan nhạy cảm tới vấn đề giới tính thì các phương tiện thông tin đại chúng cần phải tránh hai khuỵnh hướng: một là, phản ánh thiếu chọn lọc, thiếu sự cân nhắc, đưa tin tùy tiện, dễ dãi, chưa được kiểm chứng, dẫn đến làm phức tạp hóa vấn đề vốn đã phức tạp; hai là, khuynh hướng bưng bít, cắt xén, làm khô khan thông tin về đời sồng pháp luật, dẫn đến làm mất lòng tin của nhân dân.

Bằng cách đó, pháp luật bình đẳng giới được tăng cường phổ biến, tuyên truyền sâu rộng vào cuộc sống người dân. Làm cho người dân nâng cao ý thức của mình hơn về giới, từ đó hạn chế được tình trạng phân biệt đối xử xảy ra trong xã hội hiện nay cũng như phổ biến, phát huy vai trò của luật bình giới của nước ta hiện nay.

3.Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật.

Pháp luật bình đẳng giới không chỉ là hoạt động thực hiện trong từng cá nhân, các tầng lớp xã hội mà nó còn là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức được nhà nước trao quyền.

Vì vậy để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới, bên cạnh việc nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết về luật bình đẳng giới, ý thức thực hiện pháp luật bình đẳng giới, hình thành thói quen “sống và làm việc theo pháp luật”  trong các tầng lớp nhân dân thì cần phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật bình đẳng giới.

Trong đời sống hiện nay, vẫn còn xảy ra những vụ việc liên quan đến sự phân biệt đối xử về giới tính, mang tính nghiêm trọng và vẫn còn tương đối phổ biến.

Do đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường vai trò, trách nhiệm hơn nữa trong việc xử lí các vụ việc nhanh chóng, triệt để mang tính răn đe, giáo dục, đồng thời tuyên truyền các kiến thức về pháp luật bình đẳng giới. Đây là một trong những cách thức để nâng cao ý thức của người dân cũng như thể hiện vai trò quan trọng của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật bình đẳng giới.

Một trong những lí do làm cho việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới chưa được hiệu quả là do một số quy định của pháp luật về bình đẳng giới chưa thực sự phù hợp. Điều này đặt ra yêu cầu, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền ban hành pháp luật phải thường xuyên xem xét tình hình, xây dựng, sửa đổi, bổ sưng các quy định sao cho phù hợp với thực tiễn xã hội nước ta. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho các văn bản pháp luật khác nói chung và luật bình đẳng giới nói riêng được thực hiện một cách nghiêm túc.

Bên cạnh cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp tòa án, viện kiểm sát, cùng với cơ quan công an cũng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của luật bình đẳng giới. Các cơ quan này có chức năng phát hiện và xử lí nghiêm minh kịp thời các hành vi sai lệch, tiêu cực, phân biệt đối xử về giới. Các biện pháp xử lí cần mang tính răn đe, giáo dục cao, đồng thời nhằm mục đích phổ biến pháp luật về bình đẳng giới tới mọi người dân.

Ngoài ra các cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng cần thực hiện đúng các quy định trong luật bình đẳng giới nhằm mục đích bồi dưỡng kiến thức pháp luật, đồng thời làm gương cho người dân tích cực thực hiện.

Qua cuộc điều tra và những con số thống kê cùng những phân tích ở trên ta có thể thấy thực trạng của việc nhận thức và thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta rất đáng buồ . Vâng, pháp luật ban hành ra là để áp dụng vào thực tiễn điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhưng việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta lại đang bộc lộ rất nhiều những bất cập và việc áp dụng vào thực tế thì hiệu quả chưa cao.

Trong bài viết trên chúng tôi đã đưa ra 1 số giải pháp tiêu biểu thu thập được từ ý kiến của các đối tượng điều tra để đóng góp với các nhà làm luật, các cơ quan chức năng mong rằng pháp luật về bình đẳng giới sẽ được xây dựng hoàn thiện hơn, công tác tuyên truyền triệt để hơn và pháp luật đến gần hơn với người dân. Đặc biệt chúng ta những sinh viên luật hãy phát huy vai trò của những người học luật, được tiếp cận 1 cách chuyên sâu với pháp luật hay là những người đầu tiên thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, có biện pháp tuyên truyền pháp luật và tham gia tích cực vào đóng góp ý kiến để xây dựng pháp luật về bình đẳng giới. Mong là 1 tương lai không xa trên đất nước ta sẽ không còn quan niệm trọng nam khinh nữ, phân biết đối xử giữ nam và nữ…để tất cả đều được sống trong 1 xã hội công bằng, văn minh hơn.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191