Tổng hợp các vấn đề về Luật Hiến Pháp – Ôn thi (Phần 2) – Bản chất Nhà nước theo hiến pháp hiện hành

Các bạn đang theo dõi Phần 2 trong Chuyên đề Tổng hợp các vấn đề về Luật Hiến Pháp – Ôn thi môn Hiến pháp. Bài viết này có những phân tích chính là về Bản chất Nhà nước theo hiến pháp hiện hành bên cạnh những khái niệm có liên quan.

Để nghiên cứu các phần trước, các bạn vui lòng truy cập theo đường link sau:

1.Bản chất Nhà nước theo hiến pháp hiện hành

Bản chất Nhà nước ta theo hiến pháp 2013 là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân: “Nước CHXHCNVN do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Khoản 2 Điều 2) và nguyên tắc kiểm soát quyền lực: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” (Khoản 3 Điều 2).

Đặc điểm:

Là nhà nước XHCN, lấy liên minh g/c CN với g/c nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc=> Điểm thể hiện tính g/c của nhà nước và có sự kết hợp nhuần nhuyễn tính g/c với tính dân tộc và tính nhân dân.

Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Dân chủ là thuộc tính của Nhà nước CHXHCNVN. Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, tạo đk để nhân dân tham gia đông đảo vào các công việc của nhà nước và XH.

Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước thống nhất của các dân tộc VN, nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng và đoàn kết dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.

Mục đích của nhà nước ta là xd 1 nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có c/sống ấm no, tự do, hạnh phúc,…

2.Hệ thống chính trị của Nhà nước theo PL hiện hành: Vị trí, vai trò của ĐCSVN, Nhà nước CHXHCNVN, MTTQVN và các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị

ĐCSVN là 1 bộ phận cấu thành và là hạt nhân chính trị lãnh đạo của hệ thống chính trị. Hiến pháp 2013 quy định: “ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng” (Khoản 1 Điều 4); quy định rõ trách nhiệm của Đảng đối với nhân dân, trước nhân dân: “ĐCSVN gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát cúa nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình” (Khoản 2 Điều 4); đồng thời quy định: “Các tổ chức Đảng và đảng viên ĐCSVN hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và PL” (Khoản 3 Điều 4). Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và XH được thể hiện ở:

Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự ptriển của toàn XH trong từng thời kỳ phát triển trên tất cả các lĩnh vực.

Đảng vạch ra những phương hướng và ngtắc cơ bản làm cơ sở cho việc xd và hoàn thiện NN, củng cố và ptriển hệ thống ctrị, thiết lập chế độ dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của ndân.

Đảng đề ra những quan điểm và chính sách về công tác cán bộ (phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng đảng viên ưu tú…)

Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các đảng viên và tổ chức Đảng = cách giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu…

Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các đảng viên, các tổ chức đảng…

Thực chất, sự lãnh đạo của Đảng đối với NN và XH là lãnh đạo chính trị mang tính định hướng, tạo đk để NN và các tổ chức thành viên của hệ thống ctrị có cơ sở để chủ động sáng tạo trong tổ chức và hoạt động = những công cụ, ppháp và biện pháp cụ thể của mình.

  • Nhà nước: Có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị. Bởi vì quyền lực chính trị bao giờ cũng thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị về căn bản luôn phải dựa trên cơ sở của PL do Nhà nước ban hành, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh và hiệu quả quản lí nhà nước. Nhà nước là 1 bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị nhưng nó luôn đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống đó và giữ vai trò quan trọng, là công cụ để thực hiện quyền lực nhân dân, giữ gìn trật tự kỉ cương và bảo đảm công bằng xã hội. Nhiệm vụ của Nhà nước được quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn throng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (Điều 3 Hiến pháp 2013); “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và PL, quản lý XH bằng Hiến pháp và PL, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân; kiến quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền” (Điều 8).
  • MTTQVN: Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức XH và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp XH, dân tộc, tôn giáo, người VN định cư ở nước ngoài. Với t/chất đó, MTTQVN có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị, Điều 9 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “MTTQVN là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận XH; giám sát, phản biện XH; tham gia xd Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xd và bảo vệ Tổ quốc”
  • Công đoàn Việt Nam: Là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Điều 10)
  • Hội nông dân Việt Nam: Là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, là thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, thành viên của MTTQ. Trong phạm vi chức năng của mình, Hội nông dân Việt Nam tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân tham gia xd Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống…
  • Đoàn thanh niên cộng sản HCM: Là tổ chức chính trị -xã hội, liên minh tự nguyện của thanh niên Việt Nam, là đội hậu bị và cánh tay đắc lực của ĐCSVN, là thành viên có vị trí…. Trong chức năng, nhiệm vụ của mình, ĐTNCSHCM tập hợp, đoàn kết, giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ, tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và XH; phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức kinh tế và các đoàn thể quần chúng khác chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích của thế hệ trẻ, đề xuất với Đảng và nhà nước các chính sách, quan điểm phát huy năng lực và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ Việt nam phát triển toàn diện.
  • Hội liên hiệp phụ nữ VN là tổ chức chính trị – xã hội của phụ nữ Việt Nam, là thành viên có vị trí…HLHPN tập hợp, đoàn kết, động viên, giáo dục các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực vào các công việc của Nhà nước và XH, các quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, thực hiện bình đẳng giới, phát huy vai trò đặc biệt của phụ nữ trong việc xd nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên VN…
  • Hội cựu chiến binh VN là tổ chức chính trị – xã hội, có vị trí…HCCBVN tập hơp, đoàn kết, bồi dưỡng và động viên cựu chiến binh phấn đấu giữ vững bản chất CM, tham gia xd và bảo vệ chính quyền, phát huy dân chủ, góp phần giữ ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng và an ninh; tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, XH; góp phần tích cực vào việc giáo dục thế hệ trẻ và tham gia vào hoạt động nhân dân, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

3.Khái niệm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (định nghĩa, đặc điểm)

Quyền con người:

Định nghĩa: Quyền con người là những quyền tự nhiên, bẩm sinh, thiêng liêng, sinh ra con người vốn đã có, đó là những quyền tối thiểu của con người như quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…

Đặc điểm:

+ Nguồn gốc, cơ sở ghi nhận: được thế giới thừa nhận, bảo vệ và được tuyên bố trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế, mà đặc biệt là Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội vav văn hóa năm 1966.

+  Quyền con người ko có tính giai cấp, không gắn với quốc tịch vì quyền con người xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, tồn tại qua mọi chế độ XH.

+  Quyền con người có tính phổ biến, toàn cầu vì nó được thừa nhận cho tất cả mọi người trên thế giới, ko phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, địa vị XH…

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:

Định nghĩa:

  Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ được xác định trong hiến pháp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, XH; là cơ sở để thực hiện quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân, được các ngành luật trong hệ thống PL nước ta quy định.

Đặc điểm:

+  Quyền cơ bản của công dân thường được xuất phát từ các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người, đó là quyền được sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc và là các quyền được hầu hết các quốc gia trên thế giới ghi nhận.

+  Nghĩa vụ cơ bản của công dân là các nghĩa vụ tối thiểu mà công dân phải thực hiện đối với nhà nước và là tiền đề đảm bảo cho các quyền cơ bản của công dân được thực hiện.

+  Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thường được quy định trong Hiến pháp – VBPL có hiệu kực pháp lý cao nhất.

+  Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ghi nhận trong Hiến pháp là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản quy định trong hiến pháp là cơ sở đầu tiên cho mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân được các ngành luật trong hệ thống PL nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới ghi nhận.

+  Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là nguồn gốc phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Cơ sở phát sinh duy nhất của các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là quyền công dân – nghĩa là người có quốc tịch VN; còn cơ sở phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác của công dân là sự tham gia của họ vào các QHPL, là các sự kiện pháp lý…

+  Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thể hiện tính chất dân chủ, nhân văn và tiến bộ của nhà nước.

4.Khái niệm chế độ bầu cử

Chế độ bầu cử là 1 tổng thể các nguyên tắc, các quy định PL bầu cử, cùng các mối quan hệ XH được hình thành trong tất cả các quá trình tiến hành bầu cử từ lúc người công dân được ghi tên trong danh sách cử tri cho đến lúc bỏ lá phiếu vào thùng phiếu và xác định kết quả bầu cử.

5.Các nguyên tắc bầu cử

– Các nguyên tắc bầu cử nằm trong Hiến pháp 2013 và Luật bầu cử đại biểu QH, Luật bầu cử đại biểu HĐND.

– Theo quy định của PL hiện hành, bầu cử ở nước ta thực hiện theo 4 nguyên tắc quy định tại Khoản 1 Điều 7 Hiến pháp 2013:

  • Nguyên tắc bầu cử phổ thông yêu cầu 1 cuộc bầu cử phải đảm bảo sự tham gia 1 cách rộng rãi nhất với những điều kiện đơn giản và không ngăn cấm dựa trên các phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần XH, trình độ văn hóa,…Nguyên tắc này còn đòi hỏi PL và nhà nước phải tạo những điều kiện thuận lợi nhất để người dâ có thể thực hiện quyền bầu cử của mình. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc này là Điều 7 và Điều 27. Nội dung của nguyên tắc là PL quy định 1 cách rộng rãi về quyền bầu cử cho công dân.
  • Về quyền bầu cử: công dân VN từ đủ 18 tuổi trở lên, ko bị PL tước quyền bầu cử đều được ghi tên trong danh sách cử tri. Những trường hợp ko được tham gia bầu cử: những người mất trí ko tự chủ được suy nghĩ và hành động của mình, ko phân biệt đúng, sai, có những rối loạn về mặt nhận thức; những người bị giam để thi hành án phạt tù; những người đâng bị tạm giam theo quyết định của tòa án hoặc theo quyết định hay phê chuẩn của viện kiểm sát.
  • Về quyền ứng cử: công dân VN từ đủ 21 tuổi trở lên, những người ko được ra ứng cử gồm: những người thuộc các trường hợp ko được ra bầu cử; người đang bị khởi tố về hình sự; người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.

Họ tự ứng cử hoặc được giới thiệu ứng cử, đối với người là đảng viên ko được tự ứng cử nếu ko được Đảng giới thiệu. Người ứng cử có thể được đưa vào danh sách những người ứng cử chính thức thông qua quá trình hiệp thương lập danh sách đại biểu do MTTQVN thực hiện.

  • Nhà nước có nhiều quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri thực hiện quyền của mình như:  danh sách cử tri được lập và niêm yết công khai, chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử; cử tri có thể chuyển đơn vị bầu cử theo quy định của PL; thời gian bầu cử phải là ngày chủ nhật từ 7h sáng đến 7h tối; địa điểm bỏ phiếu gần khu vực dân cư; đối với bệnh viện, trường học có từ 500 cử tri trở lên có thể lập 1 điểm bỏ phiếu riêng; có các quy định về việc mang hòm phiếu phụ cho những người tàn tật, ốm yếu ko đi bỏ phiếu được,…
  • Nguyên tắc bầu cử bình đẳng là nguyên tắc xuyên suốt quá trình bầu cử từ đầu tới cuối, thể hiện ở sự bình đẳng trong quy định bầu cử, ứng cử; bình đẳng giữa các cử tri (mỗi cử tri có tên trong danh sách được phát 1 phiếu bầu cử); bình đẳng giữa những người ứng cử (mỗi người chỉ được ứng cử trong 1 đơn vị bầu cử); bình đẳng trong việc xác định phiếu bầu cử,…Ngoài ra trong bầu cử phải đảm bảo yếu tố bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, thành phần XH,…như số lượng đại biểu được bầu được xác định tương ứng với tỉ lệ số dân có kết hợp với đại biểu các đơn vị hành chính lãnh thổ.
  • Nguyên tắc bầu cử trực tiếp: cử tri tín nhiệm người nào thì bầu thẳng cho người đó vào cơ quan đại diện mà ko thông qua 1 cá nhân hay tổ chức nào. Cử tri phải trực tiếp đi bầu, ko được nhờ người khác bầu thay hay gửi thư. Kết quả bầu cử phải được xác định trực tiếp trên số phiếu cử tri mà ứng cử viên giành được.
  • Nguyên tắc bỏ phiếu kín bảo đảm cho cử tri tự do biểu lộ ý chí của mình trong việc lựa chọn đại biểu, tránh mọi sự áp đặt. Nguyên tắc này đòi hỏi khi cử tri bỏ phiếu phải tự mình viết phiếu, tự mình gạch tên người ứng cử nào mà mình ko tín nhiệm ở phiếu bầu đã được in sẵn, tự mình bỏ ohieeus vào hòm, ko 1 người nào được xem cử tri viết phiếu. Cử tri ko viết được thì nhờ người khác viết nhưng phải tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu. Nếu vì tàn tật ko tự mình bỏ phiếu được thì có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm (Điều 41 và 42 Luật bầu cử đại biểu QH). Phòng bỏ phiếu, tổ bầu cử phải kết hợp với UBND xã, phường, thị trấn bố trí nhiều nơi viết phiếu tách biệt nhau thành các buồng viết phiếu và hạn chế khả năng có mặt trong lúc cử tri viết phiếu của bất kì ai.

6.Vai trò của MTTQVN trong bầu cử

– Khoản 1 Điều 9 Hiến pháp 2013 quy định: “MTTQVN là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận XH; giám sát, phản biện XH; tham gia xd Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xd và bảo vệ Tổ quốc”.

– Điều 8 Luật MTTQVN quy định rõ hơn về vai trò của MTTQVN trong bầu cử: “Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, theo quy định của PL về bầu cử, MTTQVN tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu QH, đại biểu HĐND; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức Hội nghị cử tri ở nơi cư trú, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử; tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện PL về bầu cử; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu QH, bầu cử đại biểu HĐND”.

Tham khảo thêm:

1900.0191