Hệ thống pháp luật Anh – Lịch sử hình thành và phát triển

Hệ thống pháp luật Anh, lịch sử hình thành và phát triển qua từng thời kỳ, những góc nhìn lý luận và những phân tích dựa trên kết quả thực tiễn.

Lịch sử pháp luật Anh bắt đầu từ sau chiến thắng của người Norman ở trận chiến Hastings. Trước đó, người Anh không phải không có luật, chỉ có điều pháp luật thời Anglo-Saxon, thời đế quốc La Mã có rất ít ảnh hưởng đối với hệ thống pháp luật Anh hiện nay.

1.Sự hình thành và phát triển của pháp luật Anh.

1.1.Pháp luật Anh sau cuộc chinh phục của người Norman (từ thế kỉ XI đến cuối hế kỉ XIV)

1.1.1.Giai đoạn áp dụng tập quán pháp

– Chiến thắng của vua William ở Hasting giống như sự kế vị. Pháp luật Anh lúc đó như hỗ tạp của các tập quán địa phương, vẫn được tiếp tục duy trì sau khi William lên ngôi hoàng đế.

– William đệ nhất đã tịch thu tất cả đất đai, tuyên bố quyền sở hữu của mình đối với đất đai trên toàn quốc và coi tất cả người sử dụng đất ở Anh là người thuê đất. Ông đã phân chia đất đai cho các thuộc hạ tín cẩn nhất của mình nhằm lôi kéo sự trung thành nhưng chỉ giới hạn phần đất được chia và phân tán ra khắp nơi trên toàn quốc.

– Trong thời kì đầu người Norman cai trị nước Anh không có sự phân chia quyền lực nhà nước → William đệ nhất xây dựng một chế độ phong kiến hà khắc và tập trung cao độ với tổ chức đơn giản trong đó vua là lãnh chúa phong kiến tối cao, thâu tóm quyền tư pháp, lập pháp và hành pháp:

+ Trong lĩnh vực tư pháp, William đệ nhất thực thi quyền lực của quan chánh án tối cao → chỉ giải quyết những vấn đề làm hoàng gia lo ngại và những tranh chấp hết sức đặc biệt.

+ Trong lĩnh vực lập pháp, William đệ nhất đã không bãi bỏ và cũng không tức thì sửa đổi pháp luật truyền thống vào năm 1066.

+ Trong lĩnh vực hành pháp, William đệ nhất cho lập sổ điền thổ vào năm 1086, thống kê tất cả đất đai của Quốc vương → đảm bảo số thuế lớn hơn được tập trung vào ngân sách hoàng gia.

William đệ nhất còn cho thành lập Hội đồng cố vấn của Quốc vương (gồm vua và các cố vấn, trong đó vua đứng đầu) → kiểm soát việc nộp thuế của các thủ hạ nhà vua ð Lý do tài chính là lí do cơ bản tăng sự can thiệp của Chính phủ hoàng gia TW vào các quan hệ pháp luật dân sự, hình sự có liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế.

Tư pháp hoàng gia đã phát triển từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, từ thẩm quyền đặc biệt giải quyết những vụ việc tài chính của quốc gia trở thành thẩm quyền chung. Hội đồng cố vấn Quốc vương trở thành 3 tòa án trung ương thường trực, bao gồm: (i) tòa án tài chính (court of exchequer), (ii) tòa án có thẩm quyền chung (court of common pleas), (iii) tòa án quốc vương (court of king’s bench).

Hệ thống tòa án phong kiến của các thủ lĩnh địa phương (baronial court) cũng được thành lập, thay thế tòa án bách hộ khu và tòa án quận. Tòa án giáo hội cũng hình thành.

1.1.2.Giai đoạn hình thành và phát triển common law

a.Sự ra đời của common law

Vị hoàng đế có công lao lớn trong việc thúc đẩy sự ra đời của common law là Henry đệ nhị (1154-1189). Ông có công thể chế hóa common law bằng việc nâng các tập quán địa phương lên thành tập quán quốc gia, kết thúc sự kiểm soát của luật bất thành văn ở từng địa phương, khôi phục hệ thống bồi thẩm.

Henry đệ nhị đã cử các thẩm phán từ tòa án hoàng gia đi giải quyết tranh chấp địa phương trên toàn nước Anh. Ban đầu, họ giải quyết tranh chấp theo cách họ hiểu sao về tập quán địa phương. Sau mỗi vụ xét xử, các thẩm phán trở về Westminster và thảo luận về những vụ án họ đã xét xử, tập quán họ đã áp dụng và phán quyết mà họ đã ra. Các phán quyết được gọt giũa lại và ghi chép có hệ thống → nguyên tắc “rule of precedent”, nghĩa là các thẩm phán bị ràng buộc bởi những phán quyết của các thẩm phán khác có liên quan trong quá khứ. Nói cách khác nếu hai vụ việc có tình tiết tương tự nhau thì phải có phán quyết như nhau ð Các phán quyết ngày càng trở nên khô cứng và các tập quán địa phương thời Norman dần bị thay thế bởi tiền lệ pháp.

Henry đệ nhị đã sáng tạo ra hệ thống tòa án đầy quyền lực và thống nhất tới mức đã hạn chế được cả thẩm quyền của tòa án giáo hội và đặt mình trong thế xung đột với tòa án nhà thờ.

b.Đặc điểm của common law

(1) “common law” xuất hiện ở Anh thế kỉ XII là hệ thống pháp luật tập trung cao độ, ra đời dựa vào 3 yếu tố: (i) sự vi hành của các thẩm phán tòa án hoàng gia lưu động, (ii) sự phát triển của chính phủ phong kiến tập trung; (iii) tầm quan trọng ngày càng tăng lên của tòa án hoàng gia.

“common law” có được sự tập tập trung cao độ là do người khiếu kiện có thể tiếp cận thủ tục tố tụng hiện đại hơn và các giải pháp pháp lí được khai thác hiệu quả hơn ở tòa án hoàng gia. Phán quyết của tòa án hoàng gia được cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước. Sự có mặt tất yếu của bồi thẩm trong các vụ việc dân sự cũng là một lí do khiến người Anh thích lựa chọn tòa án hoàng gia hơn các tòa án phong kiến địa phương. 

(2) Các thành tố quan trọng của “common law” gồm những quy phạm rút ra từ khái niệm pháp lý thời Saxon và được thực thi bởi tòa án hoàng gia thời thượng cổ, các tập quán pháp và các phán quyết của tòa án.

(3) Các thẩm phán hoàng gia không chỉ được xem như những nhà làm luật mà đúng hơn là những nhà tuyên bố, áp dụng pháp luật. Họ là nhũng thẩm phán có phẩm chất xuất sắc, được tuyển chọn kĩ lưỡng nhưng ít người trong số họ được học luật dân sự hay luật giáo hội . Chính thực tiễn hoạt động xét xử đã khiến họ trở thành những người thẩm phán chuyên nghiệp. “common law” phát triển nhờ đội ngũ thẩm phán này.

(4) Sự phát triển của hệ thống trát (writ system) gắn liền. Trát là văn bản hành chính dưới dạng một bức thư, được chứng thực bằng dấu đóng trên trát, được dùng vào mục đích hành chính và tư pháp. Vua cấp trát nghĩa là vua ra lệnh cho bên có liên quant hi hành công lí ngay lập tức với các bên đương sự có tên trong trát. Vua không trực tiếp cấp trát mà ủy quyền cho viên Đại pháp quan. Theo thời gian, đơn xin cấp trát được gửi trực tiếp cho viên Đại pháp quan.

Hệ thống trát Hoàng gia đã được sử dụng ở nước Anh trước cuộc chinh phục của người Norman. Thời xa xưa, người dân bất bình vì đất đai của mình bị lấn chiếm thường tìm đến Nhà vua để xin được bồi thường. Nếu thuyết phục được, Nhà vua sẽ ra lệnh cho bên có liên quan trả lại đất cho bên thưa kiện → Việc phát hành trát tiến hành sau khi Nhà vua chỉ được nghe trình bày từ một phía và bên bị không có cơ hội giải thích. Sự khiếm khuyến này đã được sửa đổi → Việc cưỡng chế thi hành giải pháp pháp lí chỉ sau khi bên bị không chứng minh được mảnh đất có liên quan thuộc quyền sở hữu chính đáng của mình hoặc bên nguyên chứng minh được rằng đã bị bên bị tước đoạt mảnh đất một cách vô lí.

Mỗi loại khiếu kiện sẽ có một loại trát tương ứng. Nếu không có trát thích hợp với bản chất vụ việc, tòa án có quyền bác đơn khiếu kiện của bên nguyên.

Ban đầu, có 3 hình thức khởi kiện ứng với 3 loại trát được lưu hành: (i) trát khởi kiện về BĐS, (ii) trát khởi kiện cá nhân, (iii) trát hỗn hợp dùng để khởi kiện vụ việc thuộc cả 2 loại (i) và (ii).

Đến thế kỉ XIII, số lượng trát lưu hành đã tăng đáng kể. Mỗi khi có đơn khiếu kiện về hành vi sai trái nào đó mà không có sẵn loại trát thích hợp, Đại pháp quan phải tạo ra trát mới.

(5) Common law không được tìm thấy trong các bộ luật, đạo luật, trong các bản chuyên luận về luật của các học giả pháp lí mà tìm thấy trong phán quyết của các thẩm phán, nghĩa là được tìm thấy trong tập hợp tiền lệ pháp được tích lũy qua nhiều năm. Người Anh cho rằng luật do các thẩm phán làm ra là nguồn duy nhất và quan trọng nhất.

Do được hình thành sớm hơn so với nhiều hệ thống pháp luật ở Châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Anh đã phát triển một cách tập trung và hiện đại hóa trong khi các nước Châu Âu lục địa khác còn đang dò tìm trong luật La Mã những quy phạm thích hợp để áp dụng cho nước mình. Luật La Mã ít có ảnh hưởng đối với hệ thống pháp luật Anh. Một số ảnh hưởng dễ nhận thấy là: sự phân chia thành luật công và luật tư ở Anh trước đây; sự tồn tại của các pháp quan La Mã và hình thức khởi kiện ở Anh được cho có xuất xứ từ hệ thống pháp luật La Mã: tòa án La Mã chỉ giải quyết vụ việc khi bên nguyên được viên pháp quan cấp cho đơn khiếu kiện tương tự như ở Anh bên nguyên phải giành được trát. Ngoài ra số lượng đơn khiếu kiện (La Mã) hay trát (Anh) đều bị hạn chế.

1.2.Giai đoạn hình thành và phát triển equity (công bằng) từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX

Trong quá trình phát triển, đặc biệt trong quan hệ với hệ thống trát, common law đã dần trở nên phức tạp, cứng nhắc dẫn đến những bất công trong xét xử. Thủ tục tố tụng được xem trọng hơn cả quyền lợi đang được tranh chấp trong vụ kiện → Nảy sinh nhu cầu tìm kiếm giải pháp mới để khắc phục bất công, đó là equity.

Equity được hiểu là hệ thống các học thuyết và thủ tục pháp lí phát triển song song với common law và luật thành văn, được sử dụng trong hoạt động xét xẻ tại Văn phòng đại pháp (sau này là Tòa Đại pháp) nhằm khắc phục những bất công của common law. Sự hình thành của equity là nhằm sửa đổi, bổ sung cho common law chứ không phải để thay thế common law.

Trong suốt thế kỉ XV, Đại pháp quan quyết định những vụ việc theo những gì ông ta cho là thích hợp. Các phán quyết này sau đó được các các viên Đại pháp quan kế nhiệm phát triển thêm, tùy thuộc vào nhận thức về công bằng và lẽ phải.

Từ cuối thế kỉ XVI, Đại pháp quan bị ràng buộc bởi tiền lệ pháp, giống như các thẩm phán  của Tòa án Hoàng gia → ngày càng mang tính tư pháp

Trong thế kỉ XVII, các quy phạm pháp luật được áp dụng ở Tòa đại pháp cũng đã bị cố định bởi các phán quyết của Tòa đại pháp trong quá khứ và được định hình thành những quy phạm theo đúng nghĩa pháp luật, giống kiểu quy phạm của common law.

*Sự khác biệt trong thủ tục tố tụng được sử dụng ở Tòa đại pháp và Tòa án Hoàng gia:

(1) Tòa đại pháp mở đầu thủ tục tố tụng không phải bằng trát như Tòa án Hoàng gia mà bằng đơn tỉnh cầu (bill hoặc competition).

(2) Nếu bên nguyên có lí và cần được bảo vệ, Đại pháp quan sẽ phát hành trát triệu tập bên bị có mặt tại tòa mà không cần lí do.

(3) Khi hầu tòa, bên bị sẽ phải trả lời các câu hỏi trên cơ sở tuyên thệ.

(4) Đại pháp quan giải quyết vụ việc căn cứ vào các tình tiết thực tế, không có sự tham gia của bồi thẩm.

(5) Về giải pháp được đưa ra, Đại pháp quan có thể phát lệnh dưới hình thức tuyên bố quyền của bên nguyên hoặc buộc bên bị thực hiện hoặc không tiếp tục thực hiện một hành vi nào đó.

Đóng góp lớn nhất của equity đối với hệ thống pháp luật Anh là đã tạo ra chế định ủy thác.

1.3.Giai đoạn cải cách hệ thống tòa án và thủ tục tố tụng (cuối thế kỉ XIV)

Bước sang thế kỉ XIX, Anh quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng cả về phương diện chính trị và xã hội. Trong lĩnh vực pháp luật, cả common law và quity đều bộ lộ những khiếm khuyết của mình:

  • Thủ tục tố tụng được sử dụng tại các Tòa án Hoàng gia bấy giờ đã trở nên hết sức phức tạp, do sự tồn tại của những quy tắc tố tụng đặc biệt áp dụng riêng cho mỗi loại Tòa án và thậm chí trong mỗi hình thức khởi kiện ở từng tòa án.
  • Equity lúc này cũng trở nên dễ thay đổi và thiếu ổn định. Nhiều phán quyết của Tòa đại pháp mâu thuẫn làm cho các luật sư khó có thể dự đoán trước để tư vấn cho thân chủ. Thủ tục tố tụng tại Tòa đại pháp cũng trở nên lỗi thời do tiếp tục sử dụng kiểu tố tụng thời trung cổ.
  • Tòa án Hoàng gia và Tòa Đại pháp lại chịu trách nhiệm cưỡng chế thi hành những mảng riêng biệt → Nạn nhân một vụ việc nếu vừa muốn có lệnh buộc bên bị thực hiện hoặc không thực hiện một hành động nào đó và vừa muốn được bồi thường thiệt hại phải đệ đơn cả 2 tòa.

→ Dẫn đến nhu cầu cải tổ hệ thống pháp luật Anh

Việc cải tổ hệ thống pháp luật Anh vào cuối thế kỉ XIX bao gồm những nội dung sau:

  • Cải tổ hệ thống tòa án thông qua việc ban hành một số đạo luật, trong đó 2 đạo luật quan trọng nhất là Luật Tòa án tối cao năm 1873 và Luật thẩm quyền xét xử phúc thẩm năm 1876.
  • Đạo luật 1873 còn đơn giản hóa thủ tục tố tụng bằng việc bãi bỏ hình thức khởi kiện gắn liền với hệ thống trát cồng kềnh (khoảng 80 loại trát để lựa chọn tính tới thời điểm cải tổ). Theo đó, tất cả vụ việc đưa ra xét xử tại Tòa án cấp cao đều bắt đầu bằng một loại trát gọi là trát triệu tập. Bên nguyên không phải mô tả vụ việc bằng ngôn ngữ chuyên môn như trước.
  • Hợp nhất common law và equity bằng việc tất cả các tòa chuyên trách trong tòa án tối cao và tòa án phúc thẩm đều phải áp dụng các quy phạm và nguyên tắc pháp lí của Anh quốc.
  • Luật nội dung cũng được pháp điển hóa trong thế kỉ XIX nhiều hơn, chẳng hạn như nhiều đạo luật điều chỉnh lĩnh vực thương mại đã được ban hành.

Bài tiểu luận “Hệ thống pháp luật Anh – Lịch sử hình thành và phát triển”

2.Hệ thống tòa án

Tòa án của Anh có một số điểm đặc thù so với tòa án của nhiều nước:

  • Trong lịch sử, nước Anh không có hệ thống tòa án đơn nhất đước tổ chức chặt chẽ và các tòa cũng không được phát triển một cách đồng bộ mà đã phát triển cục bộ → Đã có giai đoạn, Anh quốc có tới 2 cấp tòa án hình sự và 3 cấp tòa án dân sự cùng thẩm quyền xét xử sơ thẩm với quyền hạn chồng chéo.
  • Phần lớn các vụ kiện dân sự không được giải quyết ở tòa dân sự mà giải quyết ở các tòa án lựa chọn (đó là các cơ quan tài phán và tổ chức trọng tài xuất hiện vào thế kỉ XX)

Hệ thống tòa án Anh chia làm 2 nhánh lớn: nhánh tòa án dân sự và nhánh tòa án hình sự nhưng thẩm quyền xét xử không phải lúc nào cũng được bóc tách rõ ràng nên việc nghiên cứu hệ thống tòa án sẽ đi từ các cấp tòa án cơ sở lên các cấp tòa án cao nhất.

2.1.Các tòa án cấp cơ sở

Tòa án địa hạt:

  • Là cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án dân sự
  • Thẩm quyền xét xử giới hạn trong lĩnh vực luật dân sự. Gía trị tranh chấp lên tới 50.000 bảng Anh.
  • Việc xét xử do các thẩm phán huyện hay thẩm phán quản hạt đảm nhiệm.
  • Hầu hết các tranh chấp đều liên quan kiện đòi nhà hoặc đất đai trong khu vực; kiện đòi bồi thường thiệt hại; kiện do vi phạm hợp đồng.
  • Bất kì tòa án địa hạt nào cũng có thể xét xử các vụ kiện được di lí từ các tòa án địa hạt khác.
  • Phán quyết của tòa này có thể bị kháng cáo, kháng nghị tới Tòa cấp cao hoặc trực tiếp tới Tòa phúc thẩm.

Tòa pháp quan

  • Là cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án hình sự
  • Ở Anh, hầu hết các vụ án hình sự được xét xử sơ thẩm tại tòa án này.
  • Ở ngoại vi London và các tỉnh, phần lớn các vụ án do 2 hoặc 3 hoặc tối đa là 7 pháp quan không chuyên hoặc pháp quan thường dân xét xử với sự tư vấn của một thư kí tòa được đào tạo bài bản.
  • Ở nội thành London, hầu hết các vụ án do 1 pháp quan chính thức hưởng lương xét xử với sự tư vấn của một trưởng thư kí tòa hoặc phó thư kí tòa.
  • Tại phiên tòa, pháp quan – thư kí – luật sư đều mặc thường phục và không đội tóc giả.
  • Thẩm quyền của tòa này không chỉ là lĩnh vực hình sự mà còn cả những vụ dân sự có liên quan tới nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và những vụ về quan hệ gia đình → Xung đột thẩm quyền với tòa địa hạt.
  • Phán quyết của tòa này có thể bị kháng cáo, kháng nghị tới Tòa án hình sự trung ương hoặc tới Tòa Nữ hoàng chuyên trách của Tòa án cấp cao.

2.2.Tòa án cấp trên

Trước năm 2005, được gọi là Tòa án tối cao, gồm có Tòa phúc thẩm, Tòa cấp cao và Tòa hình sự trung ương.

2.2.1.Tòa án cấp cao

Hoạt động với tư cách tòa án dân sự sơ thẩm và tòa án hình sự phúc thẩm (đối với những vụ việc đã xét xử bởi tòa cấp dưới nhưng có kháng cáo, kháng nghị).

Kháng cáo, kháng nghị phán quyết của Tòa cấp cao về lĩnh vực dân sự có thể gửi tới Tòa dân sự của Tòa phúc thẩm; về lĩnh vực hình sự  có thể gửi trực tiếp tới Thượng nghị viện

Gồm có 3 tòa chuyên trách: Tòa Nữ hoàng chuyên trách, Tòa đại pháp chuyên trách và Tòa gia đình chuyên trách → Không phải những tòa án độc lập mà là bộ phận cấu thành Tòa cấp cao.

Tòa Nữ hoàng chuyên trách (Tòa Nhà vua chuyên trách)

Có 2 vai trò:

(1) Xét xử. Tòa xét xử phạm vi rộng lớn các vụ việc về luật hợp đồng, về bồi thường thương tật cá nhân nhưng Tòa có trách nhiệm đặc biệt như một tòa giám sát. Ngoài ra, Tòa xét xử phúc thẩm những kháng cáo, kháng nghị từ Tòa pháp quan và Tòa hình sự trung ương.

(2) Thay mặt Quốc vương, giám sát tất cả những tòa cấp dưới và các cơ quan của Chính Phủ → Bất cứ ai muốn phủ nhận quyết định của một tòa cấp dưới, một cơ quan tài phán, cơ quan chính phủ hoặc cơ quan nhà nước đều phải gửi đơn xin xét xử phúc thẩm tới Tòa Nữ hoàng. Khi có kháng cáo, 1 thẩm phán của Tòa Nữ hoàng sẽ xem xét tính phù hợp của kháng cáo để loại trừ những kháng cáo viển vông.

Tòa đại pháp

Có thẩm quyền qiải quyết:

– Những vấn đề thuộc lĩnh vực luật kinh doanh, luật ủy thác, luật tài sản và luật đất đai trong mối quan hệ với công lí.

– Kháng cáo về thuế

– Những vụ việc về sở hữu trí tuệ và luật công ti → Do tòa chuyên biệt trực thuộc giải quyết.

Tòa gia đình

– Chuyên trách giải quyết những vụ việc liên quan đến vấn đề hôn nhân, li hôn, nuôi con, tài sản, điều trị bệnh.

– Các phán quyết của Tòa có thể liên quan đến sự sống và cái chết của con người. Ví dụ: Phán quyết của Tòa cho phép bệnh viện tách 2 đứa bé song sinh dính liền nhau mà không cần ý kiến của cha mẹ chúng; cho phép một người phụ nữ tắt thiết bị duy trì sự sống của mình hoặc không cho phép người chồng tiêm thuốc độc cho người vợ có khuyết tật nghiêm trọng ngay cả khi người vợ đồng ý.

2.2.2.Tòa án hình sự trung ương

– Thay thế cho Tòa đại hình trước đây, là tòa án lưu động do các thẩm phán Tòa cấp cao định đi khắp đất nước để xử án.

– Là tòa cấp trên trực tiếp của Tòa pháp quan

– Có thẩm quyền:

+ Xét xử sơ thẩm các vụ việc hình sự nghiêm trọng và một vài vụ việc dân sự

+ Xét xử phúc thẩm những vụ việc đã được xét xử bởi Tòa pháp quan khi có kháng cáo, kháng nghị

– Kháng cáo, kháng nghị phán quyết của Tòa hình sự trung ương có thể gửi tới Tòa Nữ hoàng chuyên trách của Tòa phúc thẩm hoặc Tòa hình sự chuyên trách của Tòa phúc thẩm. Sau đó phán quyết của Tòa hình sự chuyên trách của Tòa phúc thẩm có thể gửi tới Thượng nghị viện.

2.2.3.Tòa phúc thẩm

– Là bộ phận của Tòa án tối cao với 2 tòa chuyên trách: Tòa dân sự chuyên trách và Tòa hình sự chuyên trách.

– Có thẩm quyền xét xử phúc thẩm:

+ Tòa dân sự chuyên trách xét xử những vụ việc đã được xét xử bởi Tòa cấp cao, Tòa địa hạt và các cơ quan tài phán khác.

+ Tòa hình sự chuyên trách xét xử những bản án của Tòa hình sự trung ương khi có yêu cầu.

2.3.Cấp xét xử cao nhất

Thẩm quyền xét xử phúc thẩm cuối cùng của Vương quốc Anh thuộc về Uỷ ban phúc thẩm của Nghị viện; Uỷ ban tư pháp của Hội đồng cơ mật và Tòa án tối cao của Vương quốc Anh.

Tòa án tối cao của Vương quốc Anh.

– Được thành lập và đi vào hoạt động ngày 01/10/2009 với tư cách là cấp xét xử cuối cùng ở Anh.

– Có 12 thẩm phán, trong đó, có 1 chánh án và 1 phó chánh án, đều do Nữ hoàng bổ nhiệm.

– Tòa đã lấy lại thẩm quyền xét xử của Thượng nghị viện và quyền giải quyết các vụ việc về phân định thẩm quyền giữa chính phủ trung ương và chính quyền địa phương từ Hội đồng cơ mật.

– Tòa chỉ xét xử phúc thẩm những vụ việc có liên quan rộng rãi tới lợi ích công cộng.

Bài tiểu luận “Hệ thống pháp luật Anh – Lịch sử hình thành và phát triển”

Xem thêm bài viết:

1900.0191