Nguyên tắc thiết lập hệ thống tòa án của Mỹ. Hệ thống tòa án Mỹ được thiết lập theo bang gồm tòa án liên bang và tòa án các bang
A, Hệ thống tòa án Liên bang
Bao gồm: 1 Tòa án tối cao, 13 Tòa án lưu động phúc thẩm và 90 Tòa án quận. Ngoài ra còn có các tòa chuyên biệt như: Tòa án khiếu nại Liên bang, Tòa án thương mại quốc tế của Mỹ, Tòa án thuế, Tòa án phá sản…
Tòa án quận của Liên bang
– Mỗi bang có ít nhất 1 tòa án quận của Liên bang nhưng bang lớn có thể có nhiều hơn 1 tòa.
– Số lượng thẩm phán bổ nhiệm dao động từ 2 đến 20 thẩm phán, phụ thuộc và số lượng vụ việc mà tòa giải quyết.
– Mỗi phiên tòa do 1 thẩm phán tiến hành xét xử.
– Có thẩm quyền chung trong hệ thống tòa án Liên bang, xét xử những vụ việc liên quan đến luật Liên bang như liên quan đến việc giải thích hiến pháp Liên bang, các quy chế của Liên bang.
– Tòa án quận của Liên bang không xem xét những vụ việc liên quan đến luật của bang trừ khi đương sự là công dân của nhiều hơn 1 bang hoặc 1 trong các bên đương sự là người nước ngoài hoặc giá trị tranh chấp lên tới 75.000 USD.
– Đại đa số các vụ việc giải quyết tại tòa này là vụ việc dân sự.
Tòa án kinh lí phúc thẩm Liên bang
– Trước đây, các thẩm phán của tòa đã kinh lí từ thành phố này sang thành phố khác để xét xử.
– Ngày nay, tòa được đặt cố định vòng quanh đất nước.
– Có thẩm quyền xét xử những vụ việc liên quan tới quyết định hành chính của các cơ quan chính phủ Liên bang, những vụ việc về sở hữu trí tuệ và những kháng cáo, kháng nghị từ Tòa khiếu nại và Tòa thương mại quốc tế.
– Mỗi khu vực có khoảng 20 thẩm phán. Tổng số thẩm phán trên cả nước khoảng 180 người.
Tòa án tối cao Liên bang
– Là cấp xét xử cao nhất trong hệ thống tòa án Liên bang và là tòa án rất có quyền lực
– Có 9 thẩm phán, do Tổng thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng nghị viện
– Có quyền tùy ý trong việc thụ lý hồ sơ khiếu kiện → Tòa chỉ xét xử những vụ án mà tòa muốn xét xử. Khi thụ lí hoặc khi từ chối, tòa không cần phải đưa ra lí do.
– Ngoài chức năng xét xử, tòa còn có quyền xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật và hành vi của Chính phủ → Đây là quyền năng quan trọng nhằm bảo vệ quyền con người ở Mỹ.
B, Hệ thống tòa án bang
– Mỗi bang ở Mỹ đều có hệ thống tòa riêng với cơ cấu tổ chức không giống nhau → Thông thường, các bang có tổ chức hệ thống tòa án tương tự mô hình của tòa án Liên bang gồm 3 cấp: sơ thẩm, phúc thẩm và tối cao. Tuy nhiên, nhiều bang vì lí do diện tích, dân số hoặc truyền thống mà hệ thống tòa án được tổ chức thành 2 cấp, không có cấp trung gian (cấp phúc thẩm).
– Cấp thấp nhất trong hệ thống là tòa quản hạt hay tòa địa hạt, trừ New Yord.
– Trên cấp sơ thẩm, hầu hết các bang, đều có cấp phúc thẩm gồm: tòa phúc thẩm cấp trung và tòa án tối cao của bang..
– Phán quyết của các tòa phúc thẩm này có thể bị kháng cáo, kháng nghị lên Tòa án tối cao của bang.
– Tòa án cao nhất trong hệ thống tòa án bang chủ yếu xét xử phúc thẩm những vụ việc đã được giải quyết bởi tòa phúc thẩm của bang và có quyền lựa chọn những vụ việc để xét xử phúc thẩm. Phán quyết của tòa này là phán quyết cuối cùng. Tòa án tối cao của Liên bang cũng ko được quyền bãi bỏ phán quyết đó. – Ngoài ra, một số bang còn có các tòa đặc biệt như: tòa án đại diện, tòa án khiếu nại, tòa án gia đình.
Xem thêm bài viết:
- Nguyên tắc thiết lập hệ thống tòa án của Anh
- Nguyên tắc thiết lập hệ thống tòa án của Mỹ
- So sánh hệ thống tòa án Anh – Mỹ
- Đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của toà án
- Ly hôn tại Tòa án quận Đống Đa – Thủ tục chi tiết
- Nguyên tắc áp dụng các đạo luật tại Anh và Mỹ
- Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật hiện hành, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
- Tương tác xã hội và mạng xã hội, khái niệm, nguồn gốc và ý nghĩa
- Nguyên tắc thiết lập hệ thống tòa án của Anh
- Nguyên tắc thiết lập hệ thống tòa án của Mỹ
- Thương binh và chế độ ưu đãi với thương binh theo chế độ của pháp luật Việt Nam hiện hành
- Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong lĩnh vực thương mại hàng hóa theo quy định của WTO
- Sự giống nhau giữa tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích
- So sánh Tranh chấp lao độn