Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong lĩnh vực thương mại hàng hóa theo quy định của WTO

Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong lĩnh vực thương mại hàng hóa theo quy định của WTO. Lựa chọn một tranh chấp liên quan đến Điều I của GATT và phân tích.

Các nguyên tắc trong thương mại quốc tế là nền tảng cho sự tồn tại, vận hành và phát triển của quan hệ thương mại quốc tế nói chung và trong lĩnh vực thương mại hàng hóa nói riêng. Và một trong những nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng phải kể đến là nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (MFN).


1.Cơ sở pháp lý

  • Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT 1947.
  • Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT 1994.
  • Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2017.
  • Lý luận và thực tiễn đối xử tối huệ quốc (MFN) trong pháp luật thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội – 2017.

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc trong lĩnh vực hàng hóa theo nguyên tắc WTO

2.Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong lĩnh vực thương mại hàng hóa theo quy định của WTO

      Mua bán hàng hóa là hình thức thương mại lâu đời, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Kinh tế càng phát triển, giao thương càng mở rộng thì cạnh tranh giữa các nền kinh tế cũng gia tăng.  MFN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì sức cạnh tranh của hàng hóa trên cơ sở giành quyền được hưởng đối xử không kém hơn đối thủ khi xuất khẩu vào một thị trường. Các nền kinh tế phát triển có thị trường lớn, nhiều tiềm năng từng sử dụng MFN như một lợi ích kinh tế để làm công cụ đàm phán hoặc gây sức ép chính trị. Trước khi GATT ra đời, MFN thường được trao trên cơ sở điều ước. Trong đó phổ biến nhất là các thỏa thuận thương mại song phương trên cơ sở có đi có lại. Bên cạnh đó còn có các hình thức trao đơn phương giữa bên thắng trận và bên bãi trận, giữa quốc gia thực dân và quốc gia thuộc địa… Về cơ bản, MFN được xác lập trên cơ sở các hiệp định thương mại song phương giữa các quốc gia.

      Năm 1947, lần đầu tiền MFN được thể chế hóa vào một hiệp định đa phương. Với việc MFN được ghi nhận là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương, các thành viên GATT/WTO đều thừa nhận nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại với nhau.  Và mỗi bên sẽ cùng đồng thời thực hiện cả quyền lợi và nghĩa vụ của Bên trao, Bên thụ hưởng và Bên thứ ba. Các khuôn khổ pháp lý của GATT/WTO không ngừng được hoàn thiện với các quy định điều chỉnh nhiều hành vi thương mại hàng hóa: cấp phép, xác định trị giá hải quan, các biện pháp khắc phục thương mại,… Cùng với tiến trình này, các quy định về MFN cũng được tăng cường để áp dụng cho nhiều hành vi thương mại. Với tính chất bao quát, được thừa nhận chung bởi hầu hết các nền kinh tế, các hiệp định điều chỉnh thương mại hóa trong WTO trở thành khuôn khổ pháp lý quan trọng nhất xác lập và điều chỉnh MFN trong thương mại hàng hóa.

      Việc công nhận MFN bởi hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đã làm thay đổi căn bản ý nghĩa của MFN với thương mại. MFN không còn mang tính chất một hình thức ứng xử thông thường giữa các quốc gia. Giờ đây, MFN được giao cho các quốc gia có quan hệ bình thường và chỉ trong một số trường hợp rất hãn hữu người ta mới không chấp thuận đối xử MFN. Sự ra đời của các FTA đã tạo nên một mặt bằng cam kết mới, có mức độ tự do hóa cao hơn nhiều cam kết MFN. Bản thân các FTA là ngoại lệ của MFN của WTO. Bởi vậy, các đối tác trong FTA được quyền tự xác lập mức độ tự do hóa cũng như các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các bên bao gồm cả MFN. Nếu WTO yêu cầu các thành viên dành cho nhau các MFN ngay lập tức và vô điều kiện thì các đối tác FTA có nhiều lựa chọn trong việc thiết kế điều khoản này. Bản chất sự khác nhau giữa MFN trong WTO và MFN trong FTA bắt nguồn từ mục đích của quy định này. Thông thường, các đối tác trong một FTA dành cho nhau đối xử MFN trong khuôn khổ các cam kết nội khối. Điều khoản MFN trong FTA (nếu có) nhắm vào các cam kết mà một bên đã hoặc sẽ có với các đối tác ngoài khối nhằm đảm bảo cho mỗi bên luôn có được những đối xử tốt nhất có thể từ phía đối tác. Trong khi đó, điều khoản MFN trong một hiệp định đã phương như các hiệp định trong khuôn khổ WTO nhằm ràng buộc các bên phải dành cho nhau đối xử ngang bằng với các đối tác khác trong hiệp định. Sự khác biệt về bản chất này tạo ra sự khác biệt về nội dung và giá trị pháp lý của điều khoản MFN trong các hiệp định FTA.

3.Phân tích một tranh chấp liên quan đến điều I của GATT

      Điều I GATT 1994 quy định chung về Đối xử tối huệ quốc: Khoản 1 quy định: “Với mọi khoản thuế quan nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất  nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu  nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại khoản 2 và khoản 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.”

          Một tranh chấp liên quan đến Điều này là Năm 1981, Braxin đã kiện Tây Ban Nha ra trước GATT về thuế suất đặc biệt đối với cà phê chưa rang. Braxin cho rằng Nghị định 1764/79 của Tây Ban Nha quy định các mức thuế quan khác nhau đối với năm loại cà phê chưa rang khác nhau (cà phê A Rập chưa rang, cà phê Robusta, cà phê Côlômbia, cà phê nhẹ và cà phê khác). Hai loại cà phê đều được nhập khẩu miễn thuế, ba loại cà phê còn lại chịu mức thuế giá trị gia tăng là 7%. Sau khi xem xét Nghị định nói trên, Nhóm chuyên gia của GATT đã đi đến kết luận như sau: “Hiệp định GATT không quy định nghĩa vụ cho các bên ký kết phải tuân thủ một hệ thống phân loại hàng hoá đặc biệt nào. Tuy nhiên, Điều I,1 của GATT quy định nghĩa vụ của các Bên ký kết phải dành một sự đối xử như nhau cho những sản phẩm tương tự…. Lập luận của Tây Ban Nha biện minh cho sự cần thiết phải có sự đối xử khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau chủ yếu dựa trên những yếu tố như địa lý, phương pháp trồng trọt, quá trình thu hoạch hạt và giống. Những yếu tố này tuy có khác nhau nhưng không đủ để Tây Ban Nha có thể áp dụng những thuế suất khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau.

Đối với tất cả những người tiêu thụ cà phê trên thế giới thì cà phê chưa rang được bán dưới dạng hạt cho dù thuộc nhiều loại khác nhau cũng chỉ là một lại sản phẩm cùng loại, có tính năng sử dụng duy nhất là để uống mà không phân biệt độ caphêin mạnh hay nhẹ. Năm loại cà phê chưa rang nhập khẩu có tên trong danh mục thuế quan của Tây Ban Nha đều là những sản phẩm cùng loại. Việc Tây Ban Nha áp dụng mức thuế quan cao hơn đối với hai loại cà phê là A Rập và Robusta, được nhập khẩu từ Braxin mang tính chất phân biệt đối xử đối với những sản phẩm cùng loại và như vậy trái với quy định của Điều I, khoản 1 Hiệp định GATT”.

Như vậy, trong vụ việc này, có thể xác định như sau:

Nguyên đơn: Braxin.

Bị đơn: Tây Ban Nha.

      Vấn đề pháp lý: Việc Tây Ban Nha áp dụng mức thuế quan cao hơn đối với hai loại cà phê là A Rập và Robusta, được nhập khẩu từ Braxin có mang tính chất phân biệt đối xử đối với những sản phẩm cùng loại và như vậy có trái với quy định của Điều I, khoản 1 Hiệp định GATT không?

      Có thể thấy Tây Ban Nha và Braxin đều là thành viên của WTO, do đó Tây Ban Nha phải có nghĩa vụ dành cho các sản phẩm tương tự của Braxin và các nước khác trong WTO được hưởng MFN như nhau, nghĩa là hàng nhập khẩu là cà phê chưa rang từ Braxin và các nước khác vào Tây Ban Nha phải được đối xử như nhau. Tuy nhiên, Tây Ban Nha quy định các mức thuế quan khác nhau đối với năm loại cà phê chưa rang khác nhau (cà phê A Rập chưa rang, cà phê Robusta, cà phê Côlômbia, cà phê nhẹ và cà phê khác). Hai loại cà phê đều được nhập khẩu miễn thuế, ba loại cà phê còn lại chịu mức thuế giá trị gia tăng là 7%. Mặc dù năm loại cà phê chưa rang nhập khẩu này có tên trong danh mục thuế quan của Tây Ban Nha đều là những sản phẩm cùng loại. Do đó có thể kết luận hành động của Tây Ban Nha đã vi phạm nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế theo quy định tại khoản 1 Điều I GATT 1994.

4.Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

Định nghĩa Nguyên tắc đối xử quốc gia

Nguyên tắc đối xử quốc gia trong tiếng Anh là National Treatment, viết tắt: NT. Đây là qui chế yêu cầu các quốc gia thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo cho sản phẩm nước ngoài và cả nhà cung cấp những sản phẩm đó được đối xử trên thị trường nội địa không kém ưu đãi hơn các sản phẩm nội địa và nhà cung cấp nội địa.

Mục đích Nguyên tắc đối xử quốc gia

Thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia – NT trong hệ thống thương mại đa phương nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài với nhà sản xuất kinh doanh trong nước.

Nội dung Nguyên tắc đối xử quốc gia

Nguyên tắc đối xử quốc gia được đưa vào Điều III của GATT (General Agreement on Tariffs and Trade – Hiệp định chung về thuế quan và thương mại), tiếp tục được thực hiện tại WTO (World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới).

Nội dung qui chế: Đối xử với hàng hóa dịch vụ, các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ, thậm chí cả các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ và công dân nước ngoài như các yếu tố tương tự trong nước. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các yếu tố:

+ Đối với yếu tố hàng hoá và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng NT là nghĩa vụ chung, có nghĩa là hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đóng thuế hải quan hoặc được đăng kí bảo vệ hợp pháp, được đối xử bình đẳng như hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ trong nước về thuế và lệ phí nội địa, các qui định về mua bán, phân phối, vận chuyển.

+ Đối với yếu tố dịch vụ, chỉ áp dụng NT với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ.

Lưu ý: NT chỉ áp dụng khi các yếu tố trên đã gia nhập thị trường trong nước, vì vậy những đối xử tại cửa khẩu không nằm trong qui định áp dụng NT.

Các ngoại lệ

Các ngoại lệ của nguyên tắc đối xử quốc gia được áp dụng trong hệ thống thương mại đa phương.

Nhằm đảm bảo lợi ích của các thành viên trong quan hệ kinh tế thương mại không gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa phương, thực hiện nguyên tắc đãi ngộ quốc gia có một số ngoại lệ sau:

– Có sự phân biệt đối xử trong mua sắm (hàng hoá) bởi các cơ quan chính phủ.

Mua sắm chính phủ còn gọi là mua sắm công cộng, là việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phục vụ cho mục đích sử dụng. Ở nhiều nước, việc mua sắm chính phủ ước tính chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội GDP.

GATT – WTO không bắt buộc các nước thành viên tham gia hiệp định về mua sắm của chính phủ. Nếu một nước thành viên không tham gia hiệp định về mua sắm của chính phủ sẽ không có nghĩa vụ thực hiện chế độ đãi ngộ quốc gia về lĩnh vực này. Nhà nước có thể dành ưu đãi, đối xử thuận lợi hơn cho hàng hoá và các nhà cung cấp trong nước hoặc nước ngoài.

– Ngoại lệ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài

Nhà nước áp dụng biện pháp dành cho các nhà đâu tư nước ngoài những ưu đãi hơn hẳn so với các nhà đầu tư trong nước nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.

– Ngoại lệ dành cho các nhà đầu tư trong nước

Nhà nước áp dụng biện pháp dành cho các nhà đầu tư trong nước những ưu đãi hơn hẳn so với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm bảo hộ một phần sản phẩm và các nhà sản xuất trong nước. Nhà nước áp dụng các biện pháp tại biên giới đối với sản phẩm nhập khẩu hoặc các hạn chế định lượng riêng đối với hàng hóa nhập khẩu.

5.Nguyên tắc mở cửa thị trường – Market Access

NGUYÊN TẮC MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG – MARKET ACCESS 

Nội dung

Các thành viên dựa trên cam kết của mình để thực hiện giảm dần và tiến tới tới xóa bỏ các rào cản thương mại để tăng cơ hội tiếp cận thị trường trong nước cho hàng hóa dịch vụ và nhà đầu tư nước ngoài.

Đây là một trong những nguyên tắc hết sức cơ bản – nổi tiếng của các tổ chức thương mại

Mở cửa từ từ theo lộ trình cam kết.

Nguyên tắc mở cửa thị trường trong thương mại hàng hóa

* Thuế quan

Thuế quan: là một khoản thu ngân sách đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó dịch chuyển qua lãnh thổ hải quan.

– Đặc điểm:

+ Đây là biện pháp tài chính nộp vào ngân sách nhà nước

+ Biện pháp linh hoạt, có thể thay đổi.

+ Thực thi một cách minh bạch, điều này dựa vào việc có thể tìm hiểu trong bảng thuế của quốc gia.

+ Về bản chất đây là một hình thức bảo hộ mậu dịch.

Bản chất của biện pháp này là bù đắp lại hàng hóa trong nước bị mất đi thị phần khi hàng hóa nước ngoài xâm nhập thị trường.

– Tự do hóa thương mại về thuế quan:

+ Đây là hàng rào bảo hộ duy nhất và hợp pháp, được WTO cho phép.

+ WTO khuyến khích các thành viên áp dụng thuế quan thay cho các hình thưc bảo hộ khác.

* Các biện pháp phi thuế quan

Các biện pháp phi thuế quan là tất cả các biện pháp áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngoài thuế quan (kiểm dịch động vật, với dịch tễ, thủ tục,…)

– Các biện pháp này có những đặc điểm sau:

+ Về cơ bản mà nói thì  đây là một hàng rào phức tạp.

+ Các biện pháp này dễ rơi vào tình trạng thiếu minh bạch.

+ Những biện pháp này có thể là biện pháp bảo hộ mậu dịch cũng có thể là một biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật.

Tự do hóa thương mại về phi thuế quan:

+ Phi thuế quan rào cản -> Bảo hộ về hàng hóa (quyết định của WTO)

+ Phi thuế quan thông thường -> Bảo vệ sức khỏe con người, sức khỏe, động vật.

Các thành viên được phép áp dụng các biện pháp phi thuế quan thông thường ( các biện pháp tuân thủ quy tắc luật lệ của WTO).

Xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp phi thuế quan rào cản (các biện pháp không tuân thủ quy tắc luật lệ của WTO nhằm mục đích bảo hộ mậu dịch)

* Hạn ngạnh (COTA)

Hạn ngạch là quy định của một nước về số lượng, giá trị tối đa của một loại hàng hóa khi hàng hóa đó dịch chuyển qua biên giới hải quan. Hạn ngạch có hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu.

Hạn ngạch có những đặc điểm sau:

+ Hạn ngạch là rào cản cứng đối với đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Mục đích của hạn ngạch là bảo hộ mậu dịch.

+ Hạn ngạch tạo ra sự phân biệt đối xử trong quá trình áp dụng có thể xảy ra tiêu cực.

Tự do hóa thương mại về hạn ngạch được thể hiện rõ ở Điều 1 GATT 1994: không được phép thiết lập mới hoặc duy trì việc cấm và hạn chế về xuất – nhập khẩu sản phảm bằng hạn ngạch, giấy phép hay bất kỳ biện pháp nào khác ngoại trừ thuế quan và lệ phí.

Ngoại lệ của trường hợp này được quy đinh tại Điề XI.2, Đều XII, Điều XIII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1994

Xem thêm bài viết:

1900.0191