Pháp luật là một đại lượng công bằng, pháp luật là phương tiện quan trọng bảo vệ quyền con người
Bảo vệ quyền con người là một quá trình. Nó phụ thuộc vào tổng thể nhiều điều kiện khác nhau (kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa…) trong đó pháp luật có vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu. Bởi vì, pháp luật có các đặc điểm mà các điều kiện khác không có như:
– Pháp luật là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con người; các quyền đó được pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được xã hội thừa nhận, bảo vệ. Nếu không có sự thừa nhận của xã hội thông qua pháp luật thì quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự. Ngược lại, quyền con khi đã được quy định trong pháp luật thì nó sẽ trở thành quyền pháp định, là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội thừa nhận phục tùng, được quyền lực Nhà nước tôn trọng bảo vệ. Khi quyền con người được quy định trong Hiến pháp và pháp luật thì nó sẽ trở thành “tối thượng” có giá trị bắt buộc đối với toàn xã hội, ngay cả với cơ quan cao nhất của Nhà nước.
– Pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người. Tính sắc bén của pháp luật trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người được thể hiện ở các quy định về quyền con người trong pháp luật được đảm bảo bằng bộ máy, cách thức tác động quyền lực của Nhà nước, khi cần thiết thì Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục bảo đảm cho nội dung quyền con người, quyền công dân được thực hiện và bảo vệ. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân đều có khả năng bị phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời.
– Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ở đây pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách là công cụ, phương tiện của Nhà nước mà còn là công cụ, vũ khí của mọi người trong xã hội để thực hiện, bảo vệ quyền con người. Bởi vì pháp luật là đại lượng mang giá trị phổ biến, là chuẩn mực của sự công bằng, do đó có thể đo được hành vi của mọi người, kể cả các cơ quan tổ chức, công chức Nhà nước. Nó là cơ sở, là căn cứ để công dân đánh giá, kiểm tra, đối chiếu các hành vi từ phía Nhà nước và các thành viên trong xã hội, đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền con người, quyền công dân có thể bị xâm phạm từ phía các cơ quan, tổ chức, công chức Nhà nước trong khi thi hành công vụ, cũng như từ phía các thành viên khác trong xã hội, bởi vì trong quan hệ với Nhà nước, công dân vừa là người chủ Nhà nước, vừa là đối tượng bị quản lý cho nên quyền và lợi ích hợp pháp của họ có nguy cơ xâm hại cao. Trong hoạt động của bộ máy Nhà nước thì hoạt động của hệ thống cơ quan hành chinh Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật có nguy cơ làm phương hại đến các quyền con người, quyền công dân rất cao. Bởi vì, các quyết định quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước, các phán quyết của cơ quan bảo vệ pháp luật đều trực tiếp tác động đến các quyền và lợi ích của công dân.
Trong mối quan hệ với các cơ quan này, công dân là người bị quản lý và chịu sự phán quyết nên họ luôn luôn ở vị thế bất lợi. Trong điều kiện đó, người công dân không có vũ khí, phương tiện nào khác hữu hiệu hơn là sử dụng pháp luật để đấu tranh tự bảo vệ lấy các quyền và lợi ích của mình. Chỉ có pháp luật, bằng các qui phạm pháp luật quy định chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, các quyền và nghĩa vụ của công dân, mới tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc để mọi người đấu tranh chống lại các hành vi xâm hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Vai trò của pháp luật trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người còn thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và các điều kiện bảo đảm khác (chính trị, kinh tế, văn hóa …) các điều kiện trên đều phải thông qua pháp luật, thể hiện dưới hình thức pháp luật mới trở thành giá trị xã hội ổn định, được hiện thực hóa trên qui mô toàn xã hội. Chỉ có như vậy thì các điều kiện đó mới phát huy được vai trò của mình trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người, cụ thể như:
+ Điều kiện chính trị: Đường lối chính trị của một quốc gia là nhằm xây dựng vào bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nền kinh tế phát triển, nền dân chủ thực sự. Đường lối chính trị đó phải được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp quy định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức hoạt động của các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Đó chính là cơ sở pháp lý để xây dựng một xã hội có cơ cấu tổ chức và chế độ chính trị hướng tới tôn trọng, bảo vệ quyền con người.
Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện tiên quyết bảo đảm Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Muốn dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tạo điều kiện bảo dảm thực hiện, bảo vệ quyền con người, muốn đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng trở thành hiện thực trong cuộc sống xã hội thì sự lãnh đạo của Đảng phải được thể chế hóa thành pháp luật.
+ Điều kiện kinh tế: Phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo thực hiện quyền con người. Nhưng muốn phát triển kinh tế thì đường lối chính sách, cơ chế phải được cụ thể hóa trong pháp luật. Pháp luật sẽ tạo khuôn khổ môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phát huy được mọi tiềm năng, hạn chế được các mặt tiêu cực.
+ Điều kiện văn hóa: Phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí cũng phải được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật, bảo đảm cho con người được phát triển tự do và toàn diện, tạo điều kiện cho mọi người được độc lập, nghiên cứu nâng cao nhận thức về mọi mặt. Mặt khác, pháp luật có vai trò giáo dục tích cực, mạnh mẽ đối với tất cả các thành viên trong xã hội góp phần hình thành văn hóa pháp lý ở mọi người, giúp cho mọi người biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, biết “tự bảo vệ” các quyền và lợi ích hợp pháp của mình và biết tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác trong cộng đồng.
Từ những phân tích ở trên, chúng ta thấy pháp luật hiện diện ở tất cả các điều kiện khác, tạo cơ sở pháp lý cho các điều kiện ấy phát huy được vai trò và hiệu quả của chúng trong việc thực hiện quyền con người trên quy mô toàn xã hội.
– Pháp luật là phương tiện để thực hiện sự cam kết và hòa nhập giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm việc bảo vệ quyền con người ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Trong điều kiện hiện nay, nhiều nội dung cụ thể của quyền con người cũng như việc bảo vệ quyền con người đòi hỏi phải có sự đấu tranh, hợp tác giải quyết, phối hợp của nhiều quốc gia hoặc cộng đồng quốc tế (đấu tranh chống tội phạm, giải trừ vũ khí hạt nhân, đói nghèo và các vấn đế xã hội khác…). Những nội dung này đều là những vấn đề đòi hỏi cần có sự hợp tác, phối hợp của các quốc gia với nhau trong cộng đồng thế giới.
Trách nhiệm của các quốc gia khi tham gia ký kết, hay phê chuẩn các công ước, tuyên ngôn về quyền con người là phải thực hiện các cam kết đó, mỗi nước phải cụ thể hóa những quy định của pháp luật quốc tế sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của đất nước mình, hòa nhập pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm thực hiện bảo vệ quyền con người trước cộng đồng quốc tế. Hơn nữa trong bối cảnh giao lưu, hòa nhập quốc tế giữa các nước ngày nay ngày càng mở rộng ở tất cả các lĩnh vực (lao động, học tập, kinh tế, ngoại giao, du lịch, hôn nhân…) vấn đề bảo vệ quyền con người của công dân ở nước ngoài cũng như công dân nước ngoài đang là vấn đề phức tạp cần quan tâm. Vì vậy cần phải có sự phối hợp hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan, mà phương pháp giải quyết đó là bằng con đường cụ thể hóa các quyền trong các văn bản pháp luật. Việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp sẽ tạo cơ sở pháp luật giải quyết vấn đề quyền con người trong điều kiện có xung đột pháp luật.
Từ các điều kiện của pháp luật như đã trình bày, chúng ta thấy pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ quyền con người. Để phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền con người thì phải thể chế hóa quyền con người thành các quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật, phải có cơ chế bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện trong thực tế, tạo thành đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con người. Nói cách khác, đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người chính là đảm bảo thực hiện quyền con người bằng pháp luật.
Thể chế hóa quyền con người trong hệ thống pháp luật, không chỉ là cụ thể hóa quyền con người thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân và những người không phải là công dân hoặc bị tước đi quyền công dân. Nó còn bao hàm cả việc quy định các hình thức, biện pháp xử lý những hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân, quy định về tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và công chức Nhà nước, xây dựng hệ thống các thủ tục trong tố tụng trong đó có tố tụng hình sự, cụ thể hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà các quốc gia đã tham gia ký kết hay phê chuẩn nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ quyền con người. Quyền con người được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật thành hệ thống các quy định nêu trên, nhưng nếu không có cơ chể bảo đảm thực hiện các quy định đó thì không thể nói đã có đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người. Vì vậy, phải triển khai các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, hướng dẫn thực hiện pháp luật… nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các thành viên xã hội, hình thành văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội.
Đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật của bộ máy Nhà nước, phải bảo đảm cho các quy định nhằm thực hiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hệ thống pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, các hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân ngày càng giảm, còn có hiện tượng vi phạm thì càng phải được phát hiện, xử lý kịp thời.
Tóm lại, đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người là hệ thống các quy định trong hệ thống pháp luật nhằm cụ thể hóa, bảo đảm thực hiện bảo vệ quyền con người và cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định đó trong thực tiễn đời sống. Quá trình thể chế hóa quyền con người, xây dựng các thiết chế bảo đảm thực hiện nó trong hệ thống pháp luật cũng chính là quá trình xây dựng đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người. Quyền con người được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật sẽ trở nên vô nghĩa nếu việc tổ chức thực hiện không được thường xuyên.
Khả năng bảo đảm bảo vệ quyền con người trong quá trình tổ chức thực hiện trước hết phụ thuộc vào chất lượng của việc thể chế hóa quyền con người tự nhiên thành quyền công dân, cùng với các thiết chế bảo đảm thực hiện nó trong hệ thống pháp luật như: bảo đảm tính cụ thể, đồng bộ thuận tiện khả thi của các quy định pháp luật về quyền công dân; xây dựng thiết chế tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước hướng đến mục tiêu thực hiện bảo vệ quyền con người; xây dựng hệ thống các thủ tục tố tụng ngăn ngừa sự tùy tiện, lạm quyền của các cơ quan và những người tiến hành tố tụng, hòa nhập pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Xem thêm bài viết:
- Pháp luật là một đại lượng công bằng
- Xu hướng bỏ hình phạt tử hình tại Việt Nam và trên thế giới
- So sánh giữa án chung thân với tổng hợp hình phạt: có tính răn đe và hiệu quả hơn
- Tiền lệ pháp, định nghĩa và ví dụ thực tiễn
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam hiện là những doanh nghiệp nào
- Tại sao người nước ngoài lại không trở thành hòa giải viên lao động
- So sánh Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể
- Sự giống nhau giữa tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích
- Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật hiện hành, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
- Tương tác xã hội và mạng xã hội, khái niệm, nguồn gốc và ý nghĩa
- Nguyên tắc thiết lập hệ thống tòa án của Anh
- Nguyên tắc thiết lập hệ thống tòa án của Mỹ
- Thương binh và chế độ ưu đãi với thương binh theo chế độ của pháp luật Việt Nam hiện hành
- Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong lĩnh vực thương mại hàng hóa theo quy định của WTO
- Sự giống nhau giữa tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích
- So sánh Tranh chấp lao độn
- Áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt đối với tội xâm hại tình dục trẻ em – Những khó khăn vướng mắc thực tiễn
- Quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tranh chấp kinh doanh thương mại và thẩm quyền của Tòa án về tranh chấp kinh doanh thương mại