Sự giống nhau giữa tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích.
Điểm giống nhau giữa tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích
Với bản chất là 2 hình thức của tranh chấp lao động, tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích có những điểm giống nhau cơ bản:
– Hai loại tranh chấp lao động trên đều là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
– Tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích đều phát sinh và tồn tại gắn liền với quan hệ lao động.
– Với bản chất là tranh chấp lao động tập thể, tập thể lao động tham gia tranh chấp đều là những người có mục đích chung, đòi hỏi quyền lợi chung.
Điểm khác nhau giữa tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích
Tiêu chí phân biệt | Tranh chấp lao động về quyền | Tranh chấp lao động về nghĩa vụ |
Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác. (khoản 8, điều 3 Bộ luật Lao động 2012) | Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động (khoản 9 điều 3 Bộ luật Lao động 2012) | |
Nguyên nhân phát sinh | Tranh chấp lao động về quyền phát sinh khi người sử dụng lao động có sự vi phạm đến quyền của tập thể lao động (quyền đó được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế, thỏa thuận có sẵn) | Tranh chấp lao động về lợi ích phát sinh do nhu cầu của hiện tại khi những thỏa thuận cũ không còn thỏa mãn nhu cầu về lợi ích ở hiện tại |
Chủ thể làm phát sinh | Do sự vi phạm của người sử dụng lao động | Do nhu cầu về lợi ích từ phía người sử dụng lao động |
Nội dung tranh chấp | Nội dung của tranh chấp lao động về quyền là tranh chấp về các quy định đã có, tập thể lao động yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy định trong pháp luật, nội quy, thỏa ước lao động tập thể, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác. | Nội dung của tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp về các quy định chưa có. Tập thể lao động yêu cầu người sử dụng lao động bổ sung thêm các quy định về quyền của người lao động. |
Sự vi phạm trong tranh chấp lao động | Trong tranh chấp lao động về quyền có sự vi phạm các quy định trong pháp luật, nội quy, thỏa ước lao động, quy chế và thỏa thuận có sẵn,..của người sử dụng lao động | Không có sự vi phạm |
Thẩm quyền giải quyết | -Tòa án nhân dân – Đưa ra phán quyết đúng hay sai | – Hội đồng trọng tài – Hòa giải hai bên và tổ chức cho hai bên tiến hành thương lượng |
Kết quả | Sau khi tranh chấp được giải quyết sẽ có kết quả rõ ràng, dưới dạng phán quyết của Tòa án | Sau khi hòa giải, thương lượng, nếu hai bên đồng ý với kết quả thương lượng thì Hội đồng trọng tài sẽ có quyết định công nhận thương lượng |
Xem thêm bài viết:
- Pháp luật là một đại lượng công bằng
- Xu hướng bỏ hình phạt tử hình tại Việt Nam và trên thế giới
- So sánh giữa án chung thân với tổng hợp hình phạt: có tính răn đe và hiệu quả hơn
- Tiền lệ pháp, định nghĩa và ví dụ thực tiễn
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam hiện là những doanh nghiệp nào
- Tại sao người nước ngoài lại không trở thành hòa giải viên lao động
- So sánh Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể
- Sự giống nhau giữa tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích
- Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật hiện hành, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
- Tương tác xã hội và mạng xã hội, khái niệm, nguồn gốc và ý nghĩa
- Nguyên tắc thiết lập hệ thống tòa án của Anh
- Nguyên tắc thiết lập hệ thống tòa án của Mỹ
- Thương binh và chế độ ưu đãi với thương binh theo chế độ của pháp luật Việt Nam hiện hành
- Phân tích nội dung nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) trong lĩnh vực thương mại hàng hóa theo quy định của WTO
- Sự giống nhau giữa tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích
- So sánh Tranh chấp lao độn