Chuyển hàng cấm mà không nhận thức được thì xử lý thế nào

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Chuyển hàng cấm mà không nhận thức được thì xử lý thế nào

Việc người vận chuyển không biết và cũng không nắm được cụ thể những hàng hóa mà mình vận chuyển, đến khi cơ quan chức năng phát hiện thì mới biết là mình chuyển hàng cấm thì bị xử phạt thế nào, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Luật sư Tư vấn Bộ luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 17 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề xử lý hành vi vận chuyển hàng cấm

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
  • Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng- được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2015/NĐ-CP.

3./ Luật sư tư vấn

Do thiếu hiểu biết về pháp luật, hoặc do thiếu cẩn thận khi nhận hàng hóa để vận chuyển, một số người thường vận chuyển hàng cấm mà không biết. Tuy nhiên, mặc dù không biết hàng hóa mình vận chuyển là hàng cấm, người vận chuyển hàng cấm vẫn phải chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định, có thể bị xử phạt hành chính, cũng có trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Khoản 6 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì “hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

Khi vận chuyển hàng hóa, bị kiểm tra hàng hóa mà không cung cấp được hóa đơn người vận chuyển sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về việc vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, bị phạt hành chính về hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm theo Khoản 3 Điều 10 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“3.Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

a)Người có hành vi vận chuyển hàng cấm;

b)Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm;

c)Người có hành vi giao nhận hàng cấm”

Khoản 1 Điều 10 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định:

 “1. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a)Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b)Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c)Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d)Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ)Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e)Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g)Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h)Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

i)Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k)Phạt tiền 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự...

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam Điều 191 Bộ luật hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm như sau:

“1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a)Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;

b)Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;

c)Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

d)Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ)Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

e)Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. …”

Theo đó hành vi đưa hàng cấm từ nơi này đến nơi khác dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng bị coi là vi phạm. Việc vận chuyển có thể thực hiện thông qua các phương thức, thủ đoạn khác nhau như thông qua đường bộ (ô tô, tàu hỏa…); thông qua đường sông (ghe, xuồng…); thông qua đường hàng không (máy bay) bằng các thủ đoạn khác nhau như: dùng vật nuôi để vận chuyển trực tiếp, lợi dụng trẻ em, thương binh… để phục vụ việc vận chuyển.

Như vậy, người vận chuyển hàng hóa bị truy cứu về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm, trong trường hợp còn lại sẽ bị phạt hành chính theo giá trị của hàng cấm thực hiện vận chuyển từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Với những tư vấn về câu hỏi Chuyển hàng cấm mà không nhận thức được thì xử lý thế nào, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191