Không có biên bản tai nạn lao động có thể đi giám định thương tật không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Không có biên bản tai nạn lao động có thể đi giám định thương tật không

Xin chào tất cả các anh chị em luật sư… Em bị tai nạn Lao động tháng 12-2016 nhưng công ty không làm biên bản tai nạn Lao động. Nên không đi giám định thương tật được. Vậy Em xin hỏi mọi người có Luật nào mới mà không có biên bản tai nạn ở hiện trường mà đi giám định được không ạ. Xin mọi người tư vấn giùm. Em xin cảm ơn ạ


Luật sư Tư vấn Bộ luật Lao động – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 17 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề khám giám định lần đầu do tai nạn lao động

  • Bộ Luật Lao động năm 2012.
  • Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành luật bảo hiểm xã hội và luật an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực y tế.
  • Công văn 3647/BHXH-CSXH ngày 21/09/2016 hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

3./ Luật sư tư vấn

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân đồng thời để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động gồm:

+Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động khi người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động hoặc Giấy đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động.

+Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế cấp theo mẫu.

+Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu.

+Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trong trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

+Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

Cho nên khi thiếu biên bản điều tra tai nạn lao động thì sẽ không tiến hành khám giám định lần đầu do tai nạn lao động được. Căn cứ Khoản 3 Điều 142 Bộ luật lao động quy định về tai nạn lao động như sau:

3.Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Theo đó, việc công ty bạn không làm biên bản tai nạn lao động là trái pháp luật đồng thời người lao động có quyền yêu cầu công ty cung cấp Biên bản điều tra tai nạn lao động. Bên cạnh đó do khoảng thời gian xảy ra sự việc đã lâu nên khi bạn yêu cầu biên bản tai nạn lao động, công ty có thể sẽ không cung cấp biên bản này, khi đó, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình người lao động có thể yêu cầu các chủ thể có thẩm quyền giải quyết.

Tuy nhiên, theo quy định tại công văn 3647/BHXH-CSXH thì trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động đã điều trị và ra viện sau ngày 01/07/2016 thì không yêu cầu nhất thiết phải có biên bản điều tra và biên bản khám nghiệm hiện trường mới được hưởng tai nạn lao động.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành để có thể khám giám định lần đầu do tai nạn lao động thì phải có Biên bản điều tra tai nạn lao động.

Với những tư vấn về câu hỏi Không có biên bản tai nạn lao động có thể đi giám định thương tật không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191