Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Thủ tục tự công bố sản phẩm sản xuất kinh doanh của mình
Luật sư Tư vấn Luật an toàn thực phẩm – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 17 tháng 07 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Thủ tục tự công bố sản phẩm sản xuất kinh doanh của mình
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
3./ Luật sư tư vấn
Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm có quyền tự công bố sản phẩm của mình theo thủ tục tự công bố sản phẩm như sau:
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở sản xuất có quyền được công bố các sản phẩm sau:
– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
– Phụ gia thực phẩm;
– Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
– Dụng cụ chứa, đựng thực phẩm;
– Vật liệu bao gói tiếp súc trực tiếp với thực phẩm.
Ngoài ra, một số sản phẩm được miễn thực hiện thủ tục tự công bố bao gồm:
– Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
– Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Về thủ tục tự công bố sản phẩm được quy định tại Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, theo đó:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở và nộp 1 bản đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.
Ngay khi công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn sản phẩm;
Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
– Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Bước 2: Cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Một số lưu ý đối với thủ tục tự công bố sản phẩm:
– Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
– Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Như vậy, cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm thực hiện các trình tự, thủ tục nêu trên để tự công bố sản phẩm của mình.
Với những tư vấn về câu hỏi Thủ tục tự công bố sản phẩm sản xuất kinh doanh của mình, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.