Đã làm đơn khiếu nại nhiều lần nhưng chưa được xử lý thì giải quyết thế nào?

Câu hỏi của khách hàng: Đã làm đơn khiếu nại nhiều lần nhưng chưa được xử lý thì giải quyết thế nào?

Thời hiệu kháng nghị giám đốc thẩm là bao lâu. Thời gian trôi qua đã hơn hai năm và tôi cũng làm nhiều đơn khiếu nại đến Chánh An mà không được trả lời thụ lý hay chưa cũng như các yêu cầu của gia đình tôi. Vậy tôi phải như thế nào. Có hướng giải quyết nào khác. Xin các bật tiền bối giúp đỡ.

Luật sư Tư vấn Bộ luật tố tung dân – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 18/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề thủ tục giám đốc thẩm

  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015
  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015

3./ Luật sư trả lời Đã làm đơn khiếu nại nhiều lần nhưng chưa được xử lý thì giải quyết thế nào

Giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Căn cứ Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định như sau:

“1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.”

Điều 371 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

“Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:

1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.”

Theo đó, để đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được chánh án tòa án tòa án cấp trên và Viện trưởng viện kiểm sát xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải phát hiện có sai sót nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng. Trong đơn đề nghị của bạn phải trình bày lý do, yêu cầu đề nghị, và gửi kèm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. để Chánh án tòa án, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao/tối cao xem xét

Đối với vụ án dân sự: Thời hạn để người có thẩm quyền Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị là 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; và được gia hạn thêm 02 năm nếu trước đó bạn đã có đơn đề nghị, sau khi hết hạn kháng nghị bạn tiếp tục có đơn đề nghị.

Đối với vụ án hình sự:

Trường hợp kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

– Trường hợp kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án chết mà cần minh oan cho họ.

Như vậy, bạn có thể đối chiếu thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trên để xem xét quyền đề nghị kháng nghị của mình

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191