Câu hỏi của khách hàng: Tố cáo người khác thì có sợ bị làm lộ thông tin không?
Các bạn cho mình hỏi nếu cán bộ công an làm lộ thông tin người dân tố cáo thì sẽ bị xử phạt thế nào. Nếu được mong các bạn chỉ cho mình điều mấy nằm trong luật nào được không? Cám ơn rất nhiều
Luật sư Tư vấn Luật tố cáo – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 23/12/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề hậu quả việc để lộ thông tin người tố cáo
- Luật tố cáo 2011
- Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung 2017
3./ Luật sư trả lời Tố cáo người khác thì có sợ bị làm lộ thông tin không?
Công an là lực lượng nòng cốt, chủ công, tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp với các lực lượng chức năng khác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Là cơ quan tiếp nhận tin báo, đơn tố cáo, đơn tố giác, phân loại, xử lý theo thẩm quyền các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Căn cứ Điều 8 Luật tố cáo 2011 về Những hành vi bị nghiêm cấm quy định như sau:
“1. Gây khó khăn, phiền hà đối với việc thực hiện quyền tố cáo của công dân.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết tố cáo.
3. Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ danh tính của người tố cáo.
…”
Và Điều 46 Luật tố cáo 2011 về Xử lý hành vi vi phạm của người giải quyết tố cáo:
“Người giải quyết tố cáo có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 8 của Luật này hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật trong việc giải quyết tố cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, khi tiếp nhận tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải nghiên cứu, xác định nội dung vụ việc, thông tin; Nếu tiết lộ sẽ gây bất lợi cho người tố cáo thì áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin cho người tố cáo. Trường hợp cần thiết có thể lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thông tin cá nhân khác của người tố cáo ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời lưu trữ và quản lý thông tin về người tố cáo theo chế độ thông tin mật. Trong một số trường hợp không chỉ áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người tố cáo mà còn phải bảo vệ người thân thích của họ.
Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo để lộ thông tin của người tố cáo có thể gây hoặc gây nguy hại tới tính mạng sức khỏe,… của người tố cáo hoặc người thân của họ thì tùy vào tính chất của hành vi, vụ việc, hậu quả mà xem xét trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp có thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường.
Căn cứ Điều 360 Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
“1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
…”
Như vậy, công an làm lộ thông tin của người tố cáo có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng mà mình gây ra.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.