Có thể ủy quyền trong buổi “tự khai” tại Tòa không

Câu hỏi của khách hàng: Có thể ủy quyền trong buổi “tự khai” tại Tòa không

Đối với GIẤY TRIỆU TẬP ĐƯƠNG SỰ đến Tòa để TỰ KHAI thì đương sự có thể ủy quyền cho người khác đến không các bạn?

Cụ thể: Sau khi đóng án phí đối với Đơn khởi kiện (về việc tranh chấp giải thưởng của 1 chương trình khuyến mãi), em của mình vừa nhận được Giấy triệu tập đương sự của Tòa án, ghi là đến để TỰ KHAI.

Việc này có thể ủy quyền (mình đi thay em của mình) được phải không các bạn? Trước khi đóng án phí, mình đã nộp giấy ủy quyền cho Tòa nhưng trong giấy triệu tập vẫn ghi tên của em mình (em mình là người ký và nộp đơn khởi kiện).


Luật sư Luật Tố tụng Dân sự – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 04/07/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Có thể ủy quyền trong buổi “tự khai” tại Tòa không

  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời câu hỏi Có thể ủy quyền trong buổi “tự khai” tại Tòa không

Theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về lấy lời khai của đương sự như sau:
1. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.
2. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Tòa án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
3. Việc lấy lời khai của đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 69 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó.

Theo quy định tại khoản 4,5 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì các đương sự thực hiện lấy lời khai và kèm theo sự có mặt của người đại diện hợp pháp của người này gồm:

“4. Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.

  1. Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.”

Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án.”

Theo như quy định trên thì việc lấy lời khai phải có sự có mặt của đương sự, nếu đương sự chưa đủ tuổi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Trong trường hợp của bạn, nếu em bạn dưới 15 tuổi thì sẽ do người đại diện hợp pháp của em bạn sẽ đi cùng trong buổi lấy lời khai, nếu em bạn hơn 15 tuổi thì em bạn sẽ phải trực tiếp đi lấy lời khai mà không thể nhờ người khác đi thay.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191