Công ty Luật tư vấn Thừa kế tại Cầu Giấy – Thủ tục chia di sản thừa kế

Công ty Luật tư vấn Thừa kế tại Cầu Giấy – Thủ tục chia di sản thừa kế

Dòng họ bên ngoại của cháu có 12 cô chú. Ông ngoại có 1 căn nhà khá lớn. Ông đã mất từ lâu, bà thì mất cách đây 1 năm. Kể từ khi ông mất, đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đến nay chỉ còn cô út ở đấy để lo việc thờ tự. Còn người chú thứ Tư luôn gây ra tranh chấp vì cho rằng mình có công xây dựng nhà khi xưa. Đến nay đa số cô chú đồng ý quyết định bán căn nhà và chia đều số tiền bán được. Người quyết định mua nhà lại là cô Năm, vì muốn giữ lại nơi thờ cúng tổ tiên. Nhưng người chú thứ Mười lại có ý kiến rằng, nếu chỉ cần 1 người không đồng ý, thì không được quyền bán căn nhà. Vậy xin luật sư cho biết ý kiến trên có đúng hay không? Vụ việc nên giải quyết theo hướng nào là thích hợp nhất? Xin cảm ơn luật sư!

Gửi bởi: Nguyễn Lê Anh Thương

Trả lời có tính chất tham khảo

Bạn không nói rõ trong câu hỏi là ông ngoại và bà ngoại bạn có để lại di chúc không, mảnh đất trên đó có căn nhà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Nên luật sư đưa ra các quy định pháp luật để bạn tham khảo như sau.

1. Di sản thừa kế

Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai năm 2013 quy định về thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Do đó, nếu thửa đất trên đó có nhà đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đó là di sản thừa kế.

2. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

Khoản 2 Điều 685 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định việc phân chia di sản theo pháp luật: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia”.

Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được quy định tại khoản 1 và 4 Điều 57 Luật Công chứng năm 2014 như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác”. “4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản”.

Các cô chú và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất tiến hành khai nhận thừa kế. Sau đó tiến hành thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, tất cả các đồng thừa kế cùng ký nhận và thỏa thuận về phần di sản phân chia cho từng người. Ở đây, phải có sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế kể cả chú Mười để thỏa thuận chia di sản.

Nếu hàng thừa kế không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện chia thừa kế tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Luật 45/2013/QH13 Đất đai

Luật 53/2014/QH13 Công chứng

Tham khảo thêm:

1900.0191