Câu hỏi:
Đăng kí lại giấy khai sinh
Mẹ tôi sinh năm 1950, chuyển vào Đắk Lắk năm 1987. Nay cần giấy gốc khai sinh, về địa phương không còn hồ sơ lưu. Vậy trong trường hợp này mẹ tôi phải làm thế nào?
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạn đã bị mất giấy khai sinh bản gốc, và sổ hộ tịch tại địa phương cũng không còn lưu giữ thông tin. Mẹ bạn cần thực hiện thủ tục đăng kí lại giấy khai sinh theo quy định tại điều 46 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Điều 46. Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
“Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi đã được đăng ký, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại.”
Cụ thể trong trường hợp này mẹ bạn có thểđăng ký lại theo thủ tục quy định tại khoản 1. 2 Điều 48 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Điều 48. Thủ tục đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
“1. Người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây (nếu có); trong trường hợp không có bản sao giấy tờ hộ tịch, thì đương sự phải tự cam đoan về việc đã đăng ký, nhưng sổ hộ tịch không còn lưu được và chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan.
2. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch theo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng tử, Giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính giấy tờ hộ tịch theo từng loại việc. Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan đến sự kiện hộ tịch đăng ký lại (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn được kéo dài không quá 03 ngày.”
Như vậy, trường hợp của bạn phải thực hiện việc đăng kí lại giấy khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Các văn bản liên quan:
Nghị định 06/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực
Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch
Wiki Luật kính đáp!
Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.
Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.
Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.
Tham khảo thêm: