Câu hỏi:
Chào luật sư!!!
Tôi có vài điều thắc mắc nên cầnluật sưtrả lời giúp:
Tôi và chồng tôi chưa đăng kí kết hôn và hiện hiện giờ tôi với chồng tôi đã có một em bé. Nhưng tôi chưa khai sinh cho con, vì tôi không thể cho gia đình tôi biết là tôi có con nên việc khai sinh có thể để cho chồng tôi đi khai sinh cho con tôi không ạ, và anh ấy có thể khai sinh cho con tôi ở nơi anh ấy tạm vắng được không???
Trả lời:
Chào bạn,
Theo như trường hợp trên, bạn của bạn cưới nhau mà không đăng ký kết hôn khi sinh con ra thì đứa con này sẽ được gọi là con ngoài giá thú.
Tuy nhiên khi làm đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú thì cũng giống như đăng ký khai sinh cho con trong giá thú, nếu cả hai cha mẹ thừa nhận đứa con trên thì đương nhiên là trong giấy khai sinh của con có ghi tên cả cha và mẹ. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đứa con sinh ra thì cha hoặc mẹ ( hoặc ông, bà) phải đi đăng ký khai sinh cho con.
Về việc khai sinh cho con:
Ngày 02/6/2008 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 01/2008/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Theo đó, khi đăng ký khai sinh, quê quán của con được xác định theo quê quán của người cha hoặc quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ.
Căn cứ vào khoản 1, 2 Điều 13 Nghị định 158 ngày 27-12-2005 của Chính phủ, thẩm quyền đăng ký khai sinh thuộc “UBND cấp xã, nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha thì UBND cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh”.
Tuy nhiên, theo các điều 43, 44 Nghị định 158, truờng hợp chưa đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày (kể từ lúc đứa bé được sinh ra) nên bạn phải đăng ký khai sinh quá hạn cho con và thẩm quyền đăng ký khai sinh là UBND nơi nguời cha đang tạm trú.
Wiki Luật kính đáp!
Câu trả lời trên chỉ mang tính chất tham khảo nằm trong khuôn khổ phạm vi nội dung câu hỏi mà quý khách gửi tới. Đối với trường hợp cụ thể hơn hoặc xuất hiện các tình tiết pháp lý khác thì các văn bản pháp luật điều chỉnh trên đây có thể không được áp dụng hoặc đã hết hiệu lực và được thay thế bằng văn bản khác.
Để giải quyết nhanh chóng, chính xác những vướng mắc đang mắc phải hay nhu cầu tư vấn hỗ trợ pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi, yêu cầu của quý khách sẽ được chuyển đến các luật sư đầu ngành trong từng lĩnh vực cùng trực tiếp trao đổi và giải đáp.
Chúng tôi rất mong được phục vụ, hợp tác cùng Quý khách!
Xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc Sức khỏe, Hạnh phúc, Thành công và lời chào trân trọng nhất./.
Bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến!
Tham khảo thêm: