Người say rượu đâm vào xe khác tử vong, trách nhiệm như thế nào

Người say rượu đâm vào xe khác rồi tử vong, trách nhiệm của hai bên như thế nào.

Câu chuyện gia đình e là như thế này. tối 30/12 /2018 địa chủ tại ngã 3 bến cát hải bình dương.bố e lái xe công lưu thông trên đường vào buổi tối. đi với tốc độ bình thường,ng ko có nồng độ cồn hay chất kích thích gì. khi đag lưu thông trên đoạn đg hết cao tốc thì có 1 xe máy 2 người điểu khiển phương tiện xe máy trong người có nồng độ cao đã lao vào đít xe bố em. vụ việc gây ra khiến 1 người tử vong 1 người bị thương. khi vụ việc xẩy ra thì bố e ko biết là có ng đâm vào xe mình vì là xe công dài ko quan sát đc hết. vì vậy bố e đi tiếp 2km nữa thì có 2 thanh niên đuổi theo,2 thanh niên này cũng lại trong tình trạng xỉn. ko nói là có vụ việc mà hùng hổ chửi bới. lúc này bố e tưởng tối các thanh niên quậy phá nên lại đóng cửa xe đi ti 1km nữa thì có 1 a phóng xe lên nói bố e mới biết. biết vụ việc bố e quay lại hiện trường và hợp tác với công an để điều tra vụ việc. sự việc của bố e là vậy mong mọi người giúp đỡ gia đình e và cho e xin lời khuyên để giải quyết cho êm đẹp cả 2 bên ạ.

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 15/11/2019

2./ Luật sư trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, theo tình tiết bạn đưa ra thì bố bạn lái xe với tốc độ bình thường, không có nồng độ cồn hay chất kích thích gì trong người. Nếu bố bạn chứng minh được toàn bộ điều này là đúng (thông qua các công tác nghiệp vụ như: đo nồng độ cồn, thực nghiệm hiện trường, camera, người làm chứng,…) thì có thể xác định bố bạn không có lỗi. Mà nguyên nhân xảy ra tai nạn là do lỗi từ phía hai thanh niên kia khi trong người có nồng độ cồn (nếu đúng như theo lời bạn nói), và đã tự đâm vào đuôi xe của bố bạn. Do đó, bố bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và không phải bồi thường.

Thứ hai, cũng theo tình tiết bạn đưa ra, sau khi hai người kia đâm vào đít xe của bố bạn mà hậu quả xảy ra là một người chết, một người bị thương, bố bạn do không biết mà vẫn tiếp tục đi, rời khỏi hiện trường vụ tai nạn:

Theo quy định của pháp luật hiện tại, Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông là

1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứuhoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Vì vậy, bố bạn cần chứng minh được do tầm nhìn hạn chế nên không biết được việc tai nạn xảy ra nên mới lái xe rời khỏi hiện trường vụ việc. Cộng với đó, khi được thông báo về vụ việc, bố bạn đã quay lại hiện trường, hợp tác tích cực với cơ quan điều tra. Đây cũng là một tình tiết giảm nhẹ, có lợi cho bố bạn

Thứ ba, để vụ việc có thể giải quyết một cách êm đẹp, thì tốt nhất, gia đình bạn nên thực hiện việc thoả thuận với phía bên kia. Dù không có lỗi, gia đình bạn vẫn có thể đưa ra các đề nghị san sẻ chi phí mai táng, chi phí chữa bệnh,….

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191