Khởi kiện tại tòa án yêu cầu phân định tài sản như thế nào

Khởi kiện tại tòa án

Bố tôi có 4 người con. Năm 1990 bố mẹ mua được mảnh đất thứ nhất 200m2 (đến nay chưa có sổ đỏ và anh trai cả đang sử dụng). Năm 1996 mua mảnh đất 295m2 (đã có sổ đỏ năm 2011 mang tên bố và mẹ tôi), bố, mẹ và tôi ở trên mảnh đất này. Năm 2012 bố tôi chết không để lại di chúc, gia đình liên hệ phòng công chứng làm thủ tục khai nhận di sản nhưng không làm được do chị thứ 3 ở nước ngoài (do yếu chân tay, không về được và không làm được thủ tục do Lãnh sự quán cấp). Khi họp gia đình, anh trai cả đòi phần đất tại mảnh 295m2 nhiều hơn (không tính mảnh anh trai đang ở) và không cho mẹ tôi làm lại nhà trên mảnh đất 295m2. Nay mẹ tôi tuổi cao sức yếu, nhà đang ở là cấp 4 và không còn giá trị sử dụng (sắp đổ). Mẹ tôi có thể yêu cầu Tòa phân định phần tài sản thuộc quyền sở hữu của bà tại mảnh đất đang ở 295m2 để mẹ tôi làm lại nhà ở trước được không. Viết đơn như thế nào? Xin chân thành cảm ơn.

Gửi bởi: hoàng trọng tự

Trả lời có tính chất tham khảo

Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Vậy, khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, mẹ bạn với tư cách là đồng chủ sử dụng đất và là một trong những người thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản do bố bạn để lại có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Khi khởi kiện, mẹ bạn phải làm đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự:

– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

– Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

– Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;

– Tên, địa chỉ của người bị kiện;

– Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;

– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có.

Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

Mẹ bạn có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

– Nộp trực tiếp tại Toà án;

– Gửi đến Toà án qua bưu điện.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 24/2004/QH11 Tố tụng dân sự

Trả lời bởi: CTV3

1900.0191