Điều 17 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về năng lực hànhvi dân sự của cá nhân. Vậy pháp nhân có năng lực hành vi dân sự hay không? Năng lực hành vi ấy biểu hiện như thế nào?
Gửi bởi: Nguyễn Đức Cường
Trả lời có tính chất tham khảo
Với tư cách là chủ thể độc lập, bình đẳng với các chủ thể khác trong một quan hệ pháp luật dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là tổng hợp những quyền và nghĩa vụ mang tính khách quan được pháp luật quy định. Những quyền, nghĩa vụ này không được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự mà được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên biệt về loại hình pháp nhân đó và trong quyết định thành lập và Điều lệ của pháp nhân.
Những quyền, nghĩa vụ dân sự cụ thể, mang tính chủ quan của mỗi pháp nhân phát sinh trên cơ sở năng lực hành vi của mỗi pháp nhân. Mặc dù Bộ luật dân sự không đề cập tới năng lực hành vi của pháp nhân nhưng được hiểu là năng lực hành vi của pháp nhân do người đại diện thực hiện phát sinh, chấm dứt cùng thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực pháp luật, tức là năng lực hành vi tồn tại tương ứng với năng lực pháp luật. Đây là điểm khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực hành vi của cá nhân không phát sinh đồng thời với năng lực pháp luật mà phụ thuộc vào 2 yếu tố: độ tuổi và khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của từng cá nhân cụ thể.
Như vậy qua phân tích ở trên có thể thấy phát nhân có năng lực hành vi. Năng lực hành vi của pháp nhân được được thể hiện thông qua hành vi của người đại diện. Bộ luật dân sự chỉ quy định về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự. Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi của cá nhân là người đại diện của pháp nhân. Tuy nhiên cũng cần hiểu là hoạt động của pháp nhân còn được thực hiện thông qua hành vi của các thành viên khác của pháp nhân, trong trường hợp này hành vi đó được thực hiện trong khuôn khổ nhiệm vụ được pháp nhân giao.
Theo Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
Trả lời bởi: CTV4