Câu hỏi được gửi từ khách hàng:
Em đang làm thử việc tại một công ty sản xuất giấy với thời hạn 2 tháng, khi nộp hồ sơ công ty này yêu cầu nộp văn bằng, giấy tờ gốc sau đó thì tạm giữ không gửi lại với hứa hẹn sau khi hết thời gian thử việc làm chính thức sẽ trả lại. Tuy nhiên do bận việc gia đình, em mới làm được có 10 ngày và muốn nghỉ trước thời hạn, nhưng khi xin nghỉ thì công ty mới đưa ra nội quy, quy chế đào tạo và bắt em bồi thường chi phí đào tạo 1tr mới đồng ý cho em nghỉ và hoàn trả lại giấy tờ gốc. Em thấy đây là hành vi vi phạm pháp luật nhưng không biết phải làm thế nào, xin được các anh chị giúp đỡ!
Luật sư Tư vấn Công ty giữ bằng gốc và phạt đào tạo khi thử việc, thực tập đúng hay sai – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 19 tháng 01 năm 2018.
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Bộ Luật lao động 2012
3./ Luật sư trả lời
Bộ Luật lao động 2012 quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng trong Điều 20 Bộ luật Lao động 2012 như sau:
Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
- Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
- Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Do vậy, việc công ty tạm giữ bản chính văn bằng, giấy tờ tùy thân của bạn là sai quy định pháp luật. Vì thế, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu công ty trả lại giấy tờ, văn bằng của mình. Nếu công ty không chấp nhận trả lại văn bằng, giấy tờ tùy thân của bạn thì bạn có thể khởi kiện đòi lại tài sản.
Bên cạnh đó, Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 quy định, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.
Liên quan đến việc đào tạo thì theo Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 thì hợp đồng đào tạo nghề phải được lập thành hợp đồng riêng biệt. Chi phí và bồi thường sẽ dựa trên hợp đồng đào tạo hai bên ký kết. Do vậy, việc công ty đưa ra nội quy, quy chế đào tạo và bắt bạn bồi thường chi phí đào tạo là không có căn cứ pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để được giải đáp nhanh nhất.
Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN