Thả chó cắn người khác có phạm tội

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Thả chó cắn người khác có phạm tội

Tôi ở cạnh nhà một người có thú vui nuôi chó cảnh, ông ta sưu tầm rất nhiều loại chó lạ và dữ, sẽ không có gì đáng nói nếu ông ta không thường xuyên mở cửa để những con chó này chạy lông nhông không xích không rọ mõm, tuy ông ta khẳng định là chó hiền nhưng có những con rất to, thấy trẻ con nó thường lao ra ngửi hoặc sủa làm mọi người rất lo sợ, tôi muốn hỏi việc thả chó để chó cắn người thì có phạm tội không, tôi muốn báo công an có được chứ?


Thả chó cắn người khác có phạm tội
Thả chó cắn người khác có phạm tội

Luật sư Tư vấn Thả chó cắn người khác có phạm tội – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!

Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 13 tháng 11 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự năm 2015

Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009

3./ Luật sư trả lời

Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 và Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 1999.
Có thể chia tình huống này thành 2 trường hợp để giải quyết như sau:
TH1: Theo Bộ luật dân sự 2015, chó là nguồn nguy hiểm cao độ và khi người chủ thả chó ra, con chó đó đi cắn người bị thiệt hại là việc mà người chủ không thể lường trước được và theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 623 về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì:

“2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, khi xác định chó là nguồn nguy hiểm cao độ và chủ sở hữu đã thả chó ra làm con chó đó đi cắn người thì kể cả người chủ đó không có lỗi theo khoản 3 trừ trường hợp

“a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” thì người chủ vẫn phải bồi thường theo Bộ luật dân sự 2015 chứ không đặt ra vấn đề phạm tội ở đây.

TH2: Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Trong trường hợp thứ hai, phân ra trường hợp chủ của con chó cố tình thả con chó này ra để cắn người gây ra thương tích. Nếu chứng minh được việc thả chó ra để con chó cắn người là có mục đích và được chuẩn bị từ trước, có thể ghép người đó vào tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác và trong trường hợp này thì người đó phạm tội.

      Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN


 

1900.0191