Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu – Thương hiệu, Logo Việt 2020

Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu bao gồm kích thước nhãn hiệu, phạm vi, nội dung đăng ký bảo hộ, biện pháp tăng tính nhận diện của thương hiệu, logo khi đã đăng ký, cách khai đơn đăng ký để nhãn hiệu được bảo vệ rộng nhất,…

Dù đã thực hiện thủ tục Đăng ký độc quyền nhãn hiệu nhiều lần hay mới chỉ thực hiện lần đầu, các bạn cũng đều phải lưu ý những vấn đề sau đây:

Lưu ý nên đăng ký bảo hộ mỗi phần tên thương hiệu hay là cả hình ảnh

Nhãn hiệu thông thường sẽ bao gồm cả phần hình và phần chữ. Tuy nhiên phần chữ sẽ có tính cố định cao hơn, do phần hình có thể sẽ được thiết kế lại theo từng năm hay nhu cầu trong quá trình hoạt động kinh doanh kéo dài.

Không may, việc thiết kế lại hay cải tiến này sẽ không được bảo hộ theo Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu cũ, nói cách khác, đây được coi là nhãn hiệu mới và chưa đăng ký. Vậy làm sao để cá nhân, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký một lần nhưng có thể đảm bảo thương hiệu, nhãn hiệu của mình có thể được bảo hộ kể cả sau này có mong muốn cải tiến thay đổi hình dạng nhãn hiệu cho đẹp hơn, phù hợp thời điểm lúc bấy giờ hơn.

Câu trả lời đó là nên đăng ký bảo hộ đối với phần chữ là tên nhãn hiệu. Ví dụ như “Vina Milk” hay “Diêm Thống Nhất”. Việc bảo hộ như thế này có thể đảm bảo cho cá nhân, doanh nghiệp có thể tùy biến cập nhật lại hình ảnh trên nhãn hiệu sao cho phù hợp với thị trường hiện tại, cách viết các chữ, sự cách điệu, điểm nhấn,… mà không lo ảnh hưởng đến tính bảo hộ.

Tất nhiên trong một số trường hợp cố định nhất định, chủ sở hữu chỉ muốn đăng ký với duy nhất 1 ý tưởng nhãn hiệu và không muốn thay đổi thiết kế sau này. Lúc đó có thể lựa chọn đăng ký cố định tổng thể nhãn hiệu cả phần chữ và phần hình. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không nên là lựa chọn hàng đầu khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Lưu ý phần nào của nhãn hiệu có thể được bảo hộ, phần nào không

Nhãn hiệu là ý tưởng của chủ sở hữu, vì thế nó có thể là tổng hòa của những yếu tố, hình ảnh truyền thống cùng với những nét đặc trưng riêng. Ví dụ như hình ảnh rồng, lá trà, đồng tiền xu, chiếc bát, … Những hình ảnh này sẽ không thể được bảo hộ nếu khi thiết kế bản thân những hình ảnh này không có sự độc đáo thoát ly khỏi những khuôn khổ ban đầu. Phần đăng ký sẽ chỉ được bảo hộ đối với sự kết hợp của tất cả các yếu tố tạo nên sự khác biệt, và với trường hợp đó việc dễ gây nhầm lẫn giữa các nhãn hiệu là hoàn toàn có thể xảy ra.

Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu
Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu

Vì vậy, khi tiến hành thiết kế, sáng tạo nhãn hiệu, thương hiệu, logo, chủ sở hữu nên đưa ra những ý tưởng mới lạ, nếu muốn sử dụng những hình ảnh truyền thống đã quen thuộc thì cũng chỉ nên coi đó là khuôn mẫu để tiếp tục sáng tạo tránh việc bảo hộ không hoàn toàn đạt được mục đích đăng ký ban đầu.

Lưu ý tăng tính nhận diện của thương hiệu bằng phần mô tả thương hiệu, logo

Việc mô tả nhãn hiệu là vô cùng quan trọng trên nội dung đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu. Nó sẽ giúp cho nhãn hiệu của bạn có bộ nhận diện rõ ràng hơn. Các ý tưởng không thể trùng lặp và ý nghĩa của nhãn hiệu được trình bày rõ nét tại đây, đây cũng chính là một căn cứ để xem xét cấp văn bằng bảo hộ.

Vậy, hãy mô tả nhãn hiệu của bạn thật chính xác nhé, đôi khi nó chính là căn cứ để sau này các bạn có thể dựa vào trong những tranh chấp liên quan đến vấn đề Sở hữu trí tuệ đó.

Lưu ý nên đăng ký bảo hộ tại Việt Nam hay nước ngoài

Tại thời điểm hiện tại, việc hỗ trợ pháp luật giữa các quốc gia đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, về vấn đề Sở hữu trí tuệ thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, cùng với đó là những khác biệt trong quy định pháp luật mỗi quốc gia. Vì vậy, hãy lựa chọn thị trường mà sản phẩm, dịch vụ của các bạn hướng tới chủ yếu để từ đó lựa chọn quốc gia đăng ký. Lưu ý, mức phí đăng ký sẽ áp dụng bao gồm chi phí theo quy định của Việt Nam và các điều ước quốc tế ký kết nên đôi khi sẽ là tương đối cao đổi lại những hiệu quả nhất định.

Hãy thật lưu ý với sự lựa chọn này!

Lưu ý xác định phạm vi sử dụng của nhãn hiệu để lựa chọn phạm vi đăng ký bảo hộ

Sẽ thật buồn khi sản phẩm, dịch vụ của bạn là về thuốc nhưng lại đăng ký lĩnh vực máy móc, đồ điện. Hoặc bạn chỉ lựa chọn lĩnh vực đồ uống khi đăng ký, nhưng sau đó lại muốn sử dụng nhãn hiệu trên cả lĩnh vực đồ ăn, nhà hàng,…

Bạn đã bỏ ra rất nhiều công sức để thiết kế và đăng ký nhãn hiệu của mình đối với lĩnh vực du lịch, nhưng mấy tháng sau bạn lại thấy một đơn vị sử dụng đúng nhãn hiệu đó của bạn để cung cấp dịch vụ thẩm mỹ. Bạn khởi kiện và đề nghị đơn vị đó không được sử dụng nhãn hiệu của bạn, nhưng họ không quan tâm, còn cơ quan chức năng thì thậm chí đã cấp văn bằng bảo hộ cho họ. Bạn không hiểu và hoàn toàn bối rối?! Đó là nguy hiểm khi bạn không nắm được quyền của mình và những gì bạn lựa chọn khi đăng ký bảo hộ độc quyền.

Việc bảo hộ nhãn hiệu độc quyền chỉ được đưa ra đối với nhãn hiệu trên một lĩnh vực trùng lặp nếu có, các nhãn hiệu ở các lĩnh vực khác nhau hoàn toàn có thể có những điểm tương đồng tương đối lớn nhưng vẫn được chấp nhận và phù hợp với quy định pháp luật. Vì thế, để bảo vệ tính “độc quyền” đối với nhãn hiệu của mình, bạn cần lựa chọn những nhóm sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang và sẽ có khả năng hoạt động trong tương lai để đăng ký cho thật đủ.

Lưu ý số lượng, chất lượng Mẫu nhãn hiệu, logo cần nộp theo đơn

Số lượng mẫu nhãn hiệu bạn cần nộp theo đơn là 7 mẫu tất cả với 2 mẫu dán trên Tờ khai và 5 mẫu rời gửi kèm. Mẫu nhãn hiệu cần được in rõ ràng, bằng giấy ảnh nều cần thiết và màu mực đúng với thiết kế nhất có thể. Do việc bảo hộ được dựa chủ yếu trên mẫu nhãn hiệu bạn gửi đăng ký, vì thế nếu bạn gửi kèm một nhãn hiệu bị in sai màu hay nhòe màu, bạn sẽ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm đối với những vấn đề xảy ra. Không ai muốn một nhãn hiệu màu đỏ tươi lại được hiểu thành màu hồng đúng không.

Trên đây là một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu. Mong rằng có thể giúp các bạn sử dụng được tối đa quyền lợi của mình trong quá trình yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu. logo của bản thân.

Các bạn có thể tham khảo Dịch vụ của chúng tớ nếu gặp khó khăn trong việc tự mình đăng ký nhãn hiệu: Bảng giá đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu logo 2019.

Rất cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Trân trọng!

1900.0191