Kiểm tra tình trạng đất thì kiểm tra thế nào?

Câu hỏi của khách hàng: Kiểm tra tình trạng đất thì kiểm tra thế nào?

Chuyện là gia đình ông nội em có 6 người con, ông em mới mất hồi tháng 1. Ông nội em đã chia đầy đủ phần cho 6 người con (hiện còn lại cái nhà cô út đang ở để chăm sóc bà). Ông em có 1 mảnh vườn khoảng 2 hecta do bố em canh tác (hơn 30 năm nay), trước khi mất thì ông em cho bố nhưng không làm giấy nên sau này mọi người cùng chia đều.

Chuyện chẳng có gì khi ông nội em đổ bệnh (khoảng 1 năm nay) thì giấy tờ nhà đất , mảnh vườn đã bị cô lớn và 2 người chú lấy giấu đi. (còn lại bố em, ông bác cả bị tai biến với cô út thì không làm gì được).

Mới đây thì làm đường ngoài vườn nên mọi người phải đóng tiền xây đường, (bà cô và 2 ông chú đã tự đóng, còn những người còn lại không biết gì cả). Có nghĩa là mảnh vườn đã được chia rồi nhưng giờ bố em muốn biết được bao nhiêu? Chia như thế nào thì không biết hỏi ai.

Những người đã lấy giấy tờ thì tuyệt nhiên không nói, nhờ mọi người tư vấn giúp trong TH này xử lý thế nào? Phải ra đâu để biết tình trạng đất đang sử dụng hay kiểm tra với ai ạ. Vườn thì bố em vẫn đang làm bình thường vì không ai ra đó.

P/s: Cô út em chỉ làm lại được Chứng minh nhân dân với giấy khai sinh, còn giấy tờ nhà đất, giấy tờ của ông bà thì đều bị lấy rồi ạ.


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 27/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề kiểm tra tình trạng đất thừa kế

  • Luật Đất đai 2013;
  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai

3./ Luật sư trả lời Kiểm tra tình trạng đất thì kiểm tra thế nào?

Hiện nay, để được biết thông tin, dữ liệu về đất đai, cá nhân, tổ chức có quyền khai thác thông tin về đất đai theo thủ tục pháp luật quy định, cụ thể:

Căn cứ Điều 12, 15 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT,  thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai như sau:

Bước 1: Cá nhân, tổ chức yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu về đất đai nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT theo một trong các phương thức sau:

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;

– Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;

– Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

tới Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai.

Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính bao gồm các phí, chi phí phải trả cho việc cung cấp dữ liệu đất đai.Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân yêu cầu biết.

Bước 3: Cung cấp dữ liệu đất đai:

Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện như sau:

– Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;

– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Theo đó, trường hợp của bạn, bố bạn muốn biết các thông tin đối với đất đai ông để lại thì có thể yêu cầu cung cấp dữ liệu về đất đai theo thủ tục nêu trên.

Tuy nhiên, với trường hợp của gia đình bạn, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

Thứ nhất, đối với tài sản thừa kế do ông nội để lại: Cần xác định rõ tài sản thừa kế do ông để lại bao gồm những gì, nếu còn bà thì những tài sản nếu trên sẽ có một nửa tài sản là của bà, còn lại là tài sản của ông mà những người con và bà được quyền thừa kế. Nếu ông bà đã mất, thì 6 người con được chia đều số tài sản đó theo quy định pháp luật.

Thứ hai, về việc khai nhận di sản thừa kế: Đối với di sản thừa kế là đất đai, trường hợp chia di sản thừa kế theo pháp luật, mỗi người con trong gia đình sẽ được hưởng một phần thừa kế như nhau hoặc được chia theo thỏa thuận của cả 6 người con. Việc thỏa thuận chia thừa kế phải được xác lập bằng văn bản. Bên cạnh đó, mỗi người con đều có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chia di sản thừa kế.

Vậy, cho nên, việc giữ giấy tờ đất đai không đồng nghĩa với việc nắm giữ tài sản, dù những người con kể trên tự ý giữ giấy tờ đất không giao ra và tự ý thực hiện các nghĩa vụ như chủ đất cũng không làm phát sinh quyền sở hữu đối với cả phần diện tích đất mà những người con khác cũng được hưởng. Do đó, bố bạn và những người con còn lại trong trường hợp này hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền là Tòa án chia di sản thừa kế mà ông để lại để được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191