Mối quan hệ giữa Quốc hội với Chính phủ theo pháp luật hiện hành.
_Trong hoạt động tổ chức Chính phủ:
+Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
+Quốc hội có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Chủ tịch nước, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì Chính phủ tiếp tục làm việc cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.
+Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
_Trong hoạt động xây dựng pháp luật:
+Chính phủ có nhiệm vụ trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Chính phủ có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
+Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
_Trong hoạt động kiểm tra, giám sát:
+Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ.
+Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn các thành viên của Chính phủ, người bị chất vấn phải trả lời chất vấn trước Quốc hội tại kì họp, trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kì họp sau hoặc gửi văn bản trả lời.
_Trong hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước:
+ Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công, phụ trách.
+Về hoạt động đối nội: Chính phủ có quyền trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt; trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+Về hoạt động đối ngoại: Theo sự phê chuẩn của Quốc hội và sự uỷ quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ tổ chức đàm phán, kí kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước; quyết định việc kí, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực các điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Tham khảo thêm:
- Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Vị trí, tính chất, chức năng, trật tự hình thành của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân theo pháp luật hiện hành
- Các hình thức hoạt động của UBND theo pháp luật hiện hành
- Mối quan hệ giữa HĐND với UBND cùng cấp theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của TAND theo pháp luật hiện hành
- Chức năng, nhiệm vụ của TAND theo pháp luật hiện hành
- Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân theo pháp luật hiện hành