Tiêu chuẩn về cân nặng để được nhập ngũ

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Tiêu chuẩn về cân nặng để được nhập ngũ?

Tôi bị suy dinh dưỡng từ nhỏ nên luôn thấp bé hơn các bạn cùng tuổi, giờ tôi đã 19 tuổi nhưng chỉ cao 1m4 và nặng 42kg, luật sư cho tôi hỏi là đi nghĩa vụ họ có kiểm tra cân nặng không và nếu như tôi như vậy thì có đạt tiêu chuẩn không, nếu được mong luật sư cho tôi xin quy định cụ thể về trường hợp của tôi để tôi có thể nghiên cứu thêm.

Cám ơn các anh chị nhiều.


Tiêu chuẩn về cân nặng để được nhập ngũ?
Tiêu chuẩn về cân nặng để được nhập ngũ?

Luật sư Tư vấn Tiêu chuẩn về cân nặng để được nhập ngũ – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 21 tháng 11 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ
  • Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BQP-BYT về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe khi tuyển quân như sau:

3. Tiêu chuẩn sức khoẻ:

a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

b) Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIVAIDS.”

Căn cứ Điều 9 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về phân loại sức khỏe như sau:

“Điều 9. Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

1. Căn cứ phân loại sức khỏe

Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cách cho điểm

Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;

b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);

c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;

d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.

4. Cách phân loại sức khỏe

Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

5. Một số điểm cần chú ý

a) Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;

b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;

c) Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 – 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;

d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.”

 Như vậy, căn cứ vào quy định phân loại sức khỏe nêu trên, căn cứ vào Phụ lục 1 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, tiêu chuẩn thể lực đủ điều kiện nhập ngũ về chiều cao, cân nặng như sau:

  • Sức khỏe Loại 1:

Đối với nam: Cao từ 163 cm trở lên, nặng từ 51kg trở lên, vòng ngực từ 81 cm trở lên

Đối với nữ: Cao từ 154 cm trở lên, nặng từ 48 kg trở lên.

  • Sức khỏe Loại 2:

Đối với nam: cao từ 160 – 162 cm, nặng từ 47 – 50 kg, vòng ngực từ 78 – 80 cm.

Đối với nữ: cao từ 152 – 153 cm, nặng từ 44 – 47 kg.

  • Sức khỏe Loại 3:

Đối với nam: cao từ 157 – 159 cm, nặng từ 43 – 46 kg, vòng ngực 75 – 77 cm.

Đối với nữ : cao từ 150 – 151 cm, nặng từ 42 – 43 kg.

 Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được phần nào nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191