Tư vấn về Điều kiện, thủ tục, thời gian xin giấy phép xuất khẩu gạo
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2017
Kính gửi: Quý khách hàng
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và liên hệ trao đổi về nhu cầu pháp lý tới công ty của chúng tôi. Liên quan đến vấn đề quý khách hàng quan tâm là về Điều kiện, trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện xin giấy phép xuất khẩu gạo chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn sơ bộ, kế hoạch thực hiện chi tiết đối với dịch vụ trên như sau :
I. Điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu gạo
Để thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu gạo, quý khách hàng cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, Thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu gạo cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Doanh nghiệp được thành lập, đăng kí kinh doanh hợp pháp, có đăng kí ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu gạo.
Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn) tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Cụ thể kho chứa thóc phù hợp quy chuẩn cần đáp ứng những yêu cầu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
- Các yêu cầu về kĩ thuật
1.1. Về cơ sở hạ tầng
1.1.1. Địa điểm đặt kho
– Cao ráo, không bị ngập nước, đọng nước.
– Cách xa các nguồn ô nhiễm, hóa chất độc hại và khu vực dễ cháy nổ.
– Thuận tiện giao thông (đường bộ hoặc đường thủy).
1.1.2. Mặt bằng kho
– Xung quanh kho có hệ thống cống, rãnh đảm bảo thoát nước tốt.
– Có hệ thống đường giao thông phục vụ cho các loại xe, thiết bị cơ giới hoạt động trong bốc xếp, vận chuyển thóc ra vào kho.
1.1.3. Kết cấu kho
– Kho thóc phải kiên cố đảm bảo ngăn được tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết (mưa, nắng, nóng) đến khối hạt. Kho phải có kết cấu phù hợp cho việc cơ giới hóa xuất, nhập thóc.
– Móng kho: bằng bê tông đảm bảo độ cứng vững, không bị lún, cao hơn cốt chuẩn xây dựng tối thiểu là 30 cm.
– Nền kho: bằng bê tông, chịu được áp lực cực đại của khối sản phẩm; cách ẩm tốt; ngăn được mạch nước ngầm; phải cao hơn mặt đất bên ngoài kho, có kết cấu ở dạng phẳng khi bảo quản thóc trong bao bì (hoặc ở dạng nghiêng khi bảo quản thóc rời có sử dụng hệ thống tháo liệu tự chảy).
– Tường kho: vững chắc, không thấm nước, không ẩm ướt, cách nhiệt tốt, đảm bảo kín tránh được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
– Mái kho: mái nghiêng phẳng hoặc vòm cuốn, không thấm, không dột, có lắp đặt các cửa thông gió và chiếu sáng tự nhiên.
– Hệ thống cửa kho: vững chắc, kín, ngăn ngừa được côn trùng và động vật gây hại xâm nhập đồng thời thuận lợi cho thông gió tự nhiên.
1.2. Về trang thiết bị và quy cách kê xếp thóc trong kho
1.2.1. Trang thiết bị chung
– Máy sấy thóc: phải có khả năng xử lý được độ ẩm của thóc đạt yêu cầu kỹ thuật, công suất sấy đáp ứng được năng lực của kho chứa. Các dạng máy sấy gồm:
+ Máy sấy dạng tháp.
+ Hệ thống (cụm) máy sấy tầng sôi kết hợp với sấy tháp.
+ Máy sấy vỉ ngang.
– Thiết bị vận chuyển phục vụ xuất, nhập kho.
– Thiết bị xử lý những sự cố bất lợi trong quá trình bảo quản.
– Thiết bị đo lường kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật.
– Hệ thống chiếu sáng.
1.2.2. Đối với kho cơ giới
1.2.2.1. Trang thiết bị đối với kho cơ giới
Phải được trang bị cụ thể như sau:
– Hệ thống cửa ra vào kho phải đặt ở nơi thuận tiện cho vận chuyển xuất, nhập kho và đi lại kiểm tra xử lý sự cố khi cần thiết. Cửa sổ phải có mái chìa hoặc vỉa chớp tránh mưa hắt; Cửa thông gió tự nhiên gồm hai lớp, lớp phía trong bằng lưới mắt cáo chống chim, chuột và lớp phía ngoài bằng kính hoặc chớp, đóng mở dễ dàng.
– Thiết bị bốc dỡ, vận chuyển, xuất nhập kho (gồm: băng tải, gầu tải, vít tải, xích tải, máy hút, máy nâng hạ) phải có công suất phù hợp với năng lực bốc, xếp hàng hóa của kho.
– Có bục kê chống ẩm (pallet).
– Thiết bị xử lý những sự cố bất lợi trong quá trình bảo quản gồm: thiết bị thông gió cưỡng bức (đủ công suất, đảm bảo thông thoáng, chống bụi, ẩm trong kho, đáp ứng được điều kiện yêu cầu kỹ thuật của kho bảo quản thóc); thiết bị xông hơi khử trùng (hoặc có biện pháp xông hơi khử trùng đối với lô sản phẩm khi cần thiết).
– Hệ thống chiếu sáng trong kho (bao gồm đèn điện, cửa kho lấy ánh sáng tự nhiên ngoài trời) phải đảm bảo đủ ánh sáng. Đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn để tránh bị vỡ và bảo đảm trong trường hợp vỡ, các mảnh vỡ không rơi vào sản phẩm.
– Thiết bị đo lường kiểm tra, giám sát bao gồm: nhiệt kế, ẩm kế; hệ thống cân phục vụ xuất, nhập kho; thiết bị phân tích, kiểm tra chất lượng thóc.
1.2.2.2. Quy cách kê xếp thóc trong kho cơ giới
– Đối với thóc bảo quản đổ rời: Độ cao khối hạt tối đa 3,5 m. Khối lượng một ngăn không vượt quá 500 tấn.
– Đối với thóc bảo quản ở dạng đóng bao: Các bao thóc (loại 50 kg/bao) được xếp ngay ngắn tạo thành lô, khối lượng mỗi lô từ 100 tấn đến 250 tấn. Cứ mỗi 6 lớp bao hoặc 7 lớp bao xếp lùi vào 0,3 m tạo thành một cấp. Trong mỗi lớp, các bao được xếp cài khoá vào nhau đảm bảo lô thóc không bị nghiêng, đổ trong quá trình bảo quản. (Đối với thóc bảo quản ở dạng đóng bao có kích thước lớn hơn 50 kg/bao, cách sắp xếp các bao thành lô phải đảm bảo không bị nghiêng, đổ trong quá trình bảo quản, khối lượng mỗi lô từ 100 tấn đến 250 tấn).
– Đảm bảo khoảng cách tối thiểu: giữa lô thóc và tường kho là 0,5 m, giữa đỉnh lô thóc với mái (hoặc trần) kho là 1,5 m và giữa các lô thóc với nhau là 1 m.
1.2.3. Đối với kho silo
Kho silo được dùng để chứa, bảo quản thóc ở dạng đổ rời.
– Kho silo có thân kho hình trụ (hoặc hình hộp) đáy dạng hình chóp hoặc đáy phẳng với cơ cấu tháo liệu, đường kính từ 6 m đến 20 m, chiều cao từ 10 m đến 30 m, có nắp kín và các cửa thông hơi. Vật liệu làm silo là bê tông, kim loại, hoặc tôn tráng kẽm; Số lượng silo tối thiểu là hai chiếc, đảm bảo đảo trộn nguyên liệu trong quá trình bảo quản. Kho silo phải được trang bị các thiết bị sau:
+ Thiết bị bốc dỡ vận chuyển.
+ Hệ thống thiết bị phục vụ xuất, nhập silo và phục vụ đảo trộn khi cần thiết.
+ Hệ thống cân tự động, cân kiểm tra, cân đóng bao bì khi xuất kho.
+ Thiết bị kiểm tra, giám sát và xử lý nguyên liệu: nhiệt kế, ẩm kế, hệ thống thông thoáng, xông hơi khối nguyên liệu trong silo.
1.3. Yêu cầu vệ sinh, môi trường và phòng chống côn trùng, động vật gây hại đối với kho thóc
1.3.1. Chế độ vệ sinh
– Có nội quy về vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Kho thóc phải thường xuyên sạch, trong kho không có mùi ẩm, mốc, xú uế do động vật chết gây ra hoặc chất thải của chuột, bọ, gián và các động vật gây hại khác.
– Các phương tiện vận chuyển thóc phải đảm bảo vệ sinh, được che mưa, nắng và an toàn lao động.
– Không để hóa chất và các loại hàng hóa khác trong kho chứa thóc.
– Vệ sinh định kỳ trong kho: có chế độ vệ sinh định kỳ theo qui định gồm: mái (hoặc trần), tường, sàn kho, cửa ra vào, cửa thông gió, các ống thông gió và các trang thiết bị trong kho.
– Vệ sinh định kỳ ngoài kho: hè kho, sân kho, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ luôn phải được vệ sinh sạch sẽ.
– Khu vệ sinh phải cách biệt với khu vực kho và luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
1.3.2. Yêu cầu về vệ sinh môi trường
– Kho phải đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh theo qui định, trang thiết bị phải được bố trí trong không gian đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường.
– Trong quá trình kho vận hành và sử dụng, không được gây ô nhiễm khu vực trong và ngoài kho làm ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan xung quanh.
– Phải đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm khi sử dụng các biện pháp diệt trừ côn trùng và động vật gây hại trong kho.
1.3.3. Phòng, trừ côn trùng và các loài động vật gây hại
– Có biện pháp và thiết bị phòng chống phù hợp, đảm bảo ngăn chặn, hạn chế tối đa côn trùng và các loài động vật gây hại trong kho.
– Khi trong kho có các côn trùng và động vật gây hại, phải sử dụng các biện pháp để tiêu diệt. Chỉ sử dụng các hóa chất, vật tư được phép sử dụng theo qui định.
- Yêu cầu về phòng chống cháy nổ, bão lụt và an toàn lao động
2.1. Yêu cầu về phòng chống cháy nổ đối với kho
– Có nội quy về phòng cháy chữa cháy.
– Có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo phòng chống cháy nổ theo quy định.
– Có phương án phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy và lực lượng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.
– Trang bị, tổ chức công tác phòng chống cháy nổ thực hiện theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CPngày 04/4/2003 của Chính phủ và Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an.
2.2. Yêu cầu về phòng chống bão lụt đối với kho
– Có nội quy về phòng chống bão lụt.
– Có phương án phòng chống bão lụt và lực lượng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.
– Có trang bị phương tiện phòng chống bão, lụt.
– Trang bị, tổ chức công tác phòng chống bão lụt thực hiện theo Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão số 9-L/CTN ngày 20/3/1993 của Chủ tịch nước và Nghị định số 32/CP ngày 20/5/1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão.
2.3. Yêu cầu về an toàn lao động
– Cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc trong kho phải được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động theo quy định, được tập huấn, đào tạo về an toàn điện và vận hành máy móc.
– Có phòng riêng để nhân viên thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi vào kho làm việc.
- Có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Cụ thể cơ sở xay, xát thóc, gạo phù hợp quy chuẩn cần đáp ứng những yêu cầu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành sau đây:
- Các yêu cầu về kĩ thuật
Cơ sở xay, xát thóc gạo phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
1.1.1. Địa điểm cơ sở xay, xát thóc gạo
– Không bị úng ngập do mưa, lũ, triều cường (nếu không phải có biện pháp bảo vệ, phòng ngừa tránh ngập úng).
– Phải đặt ở nơi có giao thông thuận tiện (đường bộ hoặc đường thủy), hệ thống đường vận chuyển tốt, thuận lợi cho bốc dỡ, vận chuyển thóc, gạo.
– Xa nguồn gây ô nhiễm.
1.1.2. Mặt bằng của cơ sở chế biến
Phải đảm bảo đủ rộng để bố trí được dây chuyền xay xát thóc, gạo có công suất tối thiểu 10 tấn thóc/h, đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật về quy trình công nghệ chế biến thóc gạo.
1.1.3. Đường nội bộ trong cơ sở
Phải được xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, có cống rãnh thoát nước tốt, khép kín, không gây ô nhiễm, bảo đảm vệ sinh.
1.1.4. Kết cấu nhà xưởng
Phải đảm bảo các quy định về nhà xưởng công nghiệp như sau:
– Nhà xưởng của cơ sở xay, xát thóc gạo phải bố trí phù hợp, thuận lợi cho quá trình sản xuất.
– Móng nhà: bằng bê tông đảm bảo độ cứng vững, không bị lún.
– Nền nhà: phải được đầm nén, không bị lún, được lát bằng vật liệu sáng màu không thấm nước, dễ cọ rửa, không trơn, không gây độc, dễ lau chùi, khử trùng và thoát nước tốt.
– Tường nhà: sáng màu, không thấm nước dễ cọ rửa và khử trùng.
– Mái nhà: mái nghiêng phẳng hoặc vòm cuốn, không thấm, không dột, có lắp đặt các cửa thông gió và chiếu sáng tự nhiên.
– Cửa ra vào: khi đóng phải kín, không thấm nước.
– Cửa sổ: phải dễ lau chùi, được thiết kế ít bám bụi.
1.1.5. Hệ thống thông gió
Phải có Hệ thống thông gió (gồm cưỡng bức và tự nhiên) phù hợp với đặc thù của cơ sở chế biến xay, xát thóc gạo, đảm bảo sự thông thoáng, sạch sẽ, không bụi, bẩn trong nhà xưởng, an toàn vệ sinh môi trường cho cơ sở sản xuất.
1.1.6. Hệ thống chiếu sáng
– Hệ thống chiếu sáng trong xưởng (bao gồm đèn điện, cửa lấy ánh sáng tự nhiên ngoài trời) phải đảm bảo đủ sáng theo quy định.
– Đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn để tránh bị vỡ và bảo đảm trong trường hợp vỡ, các mảnh vỡ không rơi vào sản phẩm.
1.1.7. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải
– Trong xưởng và toàn bộ khu vực sản xuất phải bố trí thùng chứa rác ở nơi thuận tiện.
– Phải có hệ thống thu gom và xử lý rác thường xuyên.
1.1.8. Hệ thống nhà vệ sinh
– Hệ thống nhà vệ sinh phải có đầy đủ thiết bị bảo đảm vệ sinh và có bồn rửa tay, được bố trí ở nơi thuận tiện, cách ly với khu vực sản xuất. Trung bình tối thiểu 25 người phải có 01 nhà vệ sinh.
– Khu vực vệ sinh phải có hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông gió, hệ thống thoát nước dễ dàng loại bỏ chất thải và bảo đảm vệ sinh. Nhà vệ sinh phải được xây dựng sao cho kín, không làm ảnh hưởng mất vệ sinh đến khu vực xung quanh.
1.2. Yêu cầu trang thiết bị kỹ thuật
Cơ sở xay, xát thóc gạo phải có các bộ phận và thiết bị tối thiểu sau:
1.2.1. Bộ phận phân tích
Phải trang bị các thiết bị phân tích thử nghiệm chuyên dùng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để phân tích, đánh giá, phân loại thóc, gạo đối với các chỉ tiêu về độ ẩm, tạp chất, hạt nguyên vẹn, hạt bị hư hỏng, hạt xanh non… thiết bị chính trang bị trong bộ phận phân tích, kiểm phẩm gồm:
– Cân phân tích;
– Cân kỹ thuật độ chính xác đến 0,01g;
– Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ theo yêu cầu;
– Bình hút ẩm, hộp đựng mẫu có nắp đậy;
– Kính phóng đại từ 5 đến 12 lần;
– Máy đo pH, nồi cách thủy, bình định mức, các ống pipet, đĩa, cốc thủy tinh;
– Dụng cụ chia mẫu hoặc bay và khay men trắng, chổi lông, kẹp gắp hạt;
– Dụng cụ phân loại theo kích thước hạt hoặc bộ phận sàng tách tấm;
– Bộ sàng kim loại có đáy thu nhận và nắp đậy, có kích thước lỗ sàng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật;
– Máy bóc vỏ (hay máy xay mẫu) để bóc vỏ mẫu thóc;
– Cối hoặc máy xát mẫu (để xát trắng mẫu gạo lứt);
– Dụng cụ đo độ ẩm;
– Dụng cụ đo kích thước hạt;
– Dụng cụ đo độ xát trắng.
1.2.2. Hệ thống máy xay
Phải đảm bảo đủ công suất, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật công nghệ. Hệ thống máy xay, xát gồm những thiết bị chính như sau:
– Thiết bị làm sạch;
– Thiết bị bóc vỏ trấu;
– Thiết bị tách trấu;
– Thiết bị tách thóc;
– Thiết bị tách sạn.
1.2.3. Dây chuyền máy xát, đánh bóng, phân loại, máy tách màu và phối trộn
Phải đảm bảo đủ công suất, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật công nghệ, dây chuyền gồm những thiết bị chính như sau:
– Thiết bị xát bóc cám (xát trắng);
– Thiết bị đánh bóng;
– Thiết bị giảm ẩm để gạo đạt theo yêu cầu kỹ thuật;
– Thiết bị tách tấm;
– Hệ thống phối trộn;
– Thiết bị tách màu.
1.2.4. Dây chuyền đóng gói
Công suất của dây chuyền đóng gói phải phù hợp và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật công nghệ trong đóng gói thành phẩm, dây chuyền đóng gói gồm các thiết bị chính sau:
– Thiết bị định lượng gồm: bồn chứa sản phẩm, cân;
– Thiết bị bao gói gồm: hệ thống băng tải, máy đóng bao, dán nhãn.
1.3. Yêu cầu về vệ sinh nhà xưởng
– Vệ sinh trong nhà xưởng: thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, máy móc, trang thiết bị, trần, tường, nền, các cửa ra vào, cửa thông gió, các ống thông gió và có quy định về tổng vệ sinh định kỳ.
– Vệ sinh ngoài nhà xưởng: thường xuyên quét dọn sạch sẽ khu vực xung quanh nhà xưởng, hệ thống cống, rãnh đảm bảo thoát và không bị ứ đọng nước.
- Yêu cầu về phòng chống cháy nổ, bão lụt và an toàn lao động
2.1. Yêu cầu về phòng chống cháy nổ đối với cơ sở xay, xát thóc gạo
– Có nội quy về phòng cháy chữa cháy.
– Có đủ phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy; đảm bảo phòng chống cháy nổ theo quy định.
– Có phương án phòng chống cháy nổ, phòng cháy, chữa cháy và lực lượng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.
– Trang bị, tổ chức công tác phòng chống cháy nổ thực hiện theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ và Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an.
2.2. Yêu cầu về phòng chống bão lụt đối với cơ sở xay, xát thóc gạo
– Có nội quy về phòng chống bão lụt.
– Có phương án phòng chống bão lụt và lực lượng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.
– Có trang bị phương tiện phòng chống bão, lụt.
– Trang bị, tổ chức công tác phòng chống bão lụt thực hiện theo Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão số 9-L/CTN ngày 20/3/1993 của Chủ tịch nước và Nghị định số 32/CP ngày 20/5/1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão.
2.3. Yêu cầu về an toàn lao động
– Cán bộ, nhân viên làm việc trong cơ sở xay, xát thóc gạo được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động theo quy định, được đào tạo về an toàn điện và vận hành máy móc, thiết bị.
– Có phòng riêng để nhân viên thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi vào làm việc.
Thứ hai, Đáp ứng điều kiện về Kho chứa, cơ sở xay, xát theo các yêu cầu nêu trên phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh doanh xuất nhập khẩu gạo.
II. Trình tự, thủ tục thực hiện
- Thủ tục Thành lập doanh nghiệp
1.1. Trình tự thủ tục:
Để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo yêu cầu từ phía quý khách hàng, cần các bước thực hiện chi tiết như sau :
Bước 1: Quý khách hàng cần phải cung cấp cho chúng tôi các yêu cầu mong muốn cụ thể của mình sẽ được thể hiện trên giấy đăng ký kinh doanh như Loại hình công ty, tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật,.. và các thông tin khác sẽ được chúng tôi liệt kê theo danh sách gửi kèm. Các nội dung yêu cầu phải phù hợp với các quy định của pháp luật Doanh nghiệp nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung. Đây sẽ là cơ sở ban đầu để chúng tôi có thể tiến hành việc soạn thảo lên hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Bước 2 : LVN LAW FIRM trực tiếp thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý công ty nếu nhận thấy các nội dung mà quý công ty đưa ra vi phạm, hay chưa tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật hoặc không có lợi cho chính quý công ty.
Bước 3 : Nhận kết quả của thủ tục hành chính là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4 : Thực hiện các thủ tục để xin khắc dấu công ty, công bố mẫu dấu, công bố thành lập trên cổng thông tin của Sở kế hoạch và đầu tư.
Bước 5 : Bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con Dấu, thông báo phát hành mẫu dấu cho quý công ty để bắt đầu hoạt động.
1.2. Thời gian thực hiện:
Thời gian để thực hiện các công việc nêu trên được LVN LAW FIRM dự tính như sau : Tổng thời gian dự kiến thực hiện công việc nói trên là 7 ngày kể từ khi chúng tôi nhận đủ hồ sơ, thông tin từ phía khách hàng. Trong đó :
Thời gian thực hiện xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tối đa là 5 ngày.
Thời gian khắc dấu công ty, công bố mẫu dấu, công bố thành lập là 2 ngày
1.3. Phí dịch vụ tư vấn đối với thủ tục Thành lập doanh nghiệp:
Phí dịch vụ là 2.500.000 VNĐ (Hai triệu năm trăm nghìn đồng). Phí trên chưa bao gồm 10% VAT. Quý khách hàng sẽ thanh toán trước 2.000.000 VNĐ ngay sau khi ký kết hợp đồng. Thanh toán nốt 500.000 VNĐ khi LVN LAW FIRM hoàn thành công việc của mình và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con Dấu, thông báo phát hành mẫu dấu cho quý công ty.
- Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu gạo
2.1. Trình tự Thủ tục
Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ tới Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Bộ Công Thương
Bước 2: Bộ Công thương tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
Bước 3: Thẩm định Hồ sơ và Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
– Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho thương nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Trường hợp không Cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công thương phải thông báo cho thương nhân và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
2.2. Thành phần, số lượng hồ sơ
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận kinh doanh xuất nhập khẩu gạo bao gồm:
– Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư.
– Bản chính bản kê kho chứa, bản chính bản kê cơ sở xay, xát theo mẫu quy định tại Phụ lục IV, Phụ lục V kèm theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP đã được Sở Công thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận theo quy định.
2.3. Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận kinh doanh xuất nhập khẩu gạo
Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 (năm) năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận mới để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực để tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu gạo.
Việc cấp Giấy chứng nhận mới được thực hiện tối thiểu 30 (ba mươi) ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận. Thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới đến Bộ Công thương, hồ sơ gồm:
– Các giấy tờ như khi cấp lần trước
– Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.
– Bản báo cáo hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
Thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân thực hiện theo trình tự, thủ tục như lần cấp trước theo quy định pháp luật.
- Cơ sở pháp lý của các thủ tục hành chính
– Nghị định 109/2011/NĐ-CP của Chính phủ Về kinh doanh xuất khẩu gạo;
– Thông tư 168/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hoá.
- Thời gian thực hiện
Thời gian để thực hiện các công việc nêu trên được LVN LAW FIRM dự tính như sau : Tổng thời gian dự kiến thực hiện công việc nói trên là 30 ngày kể từ khi chúng tôi nhận đầy đủ hồ sơ, thông tin hợp pháp từ phía khách hàng theo quy định của pháp luật. Trong đó :
Thời gian thực hiện xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu gạo tối đa là 30 ngày.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với những khoảng thời gian mà công ty phải tự hoàn chỉnh điều kiện của mình theo pháp luật
- Phí dịch vụ tư vấn đối với thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu gạo quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư công ty qua đường dây nóng 1900.0191.
[…]
Trên đây là nội dung tư vấn pháp lý về nội dung mà quý khách hàng quan tâm của LVN LAW FIRM. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc quý khách hàng có thể liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 1900.0191 để được tư vấn giải đáp.
Rất mong sự hợp tác của quý khách!
Trân trọng./.