Tư vấn chi tiết thủ tục xin giấy phép mở trung tâm tiếng Nga

Tư vấn chi tiết thủ tục xin giấy phép mở trung tâm tiếng Nga


Tư vấn chi tiết thủ tục xin giấy phép mở trung tâm tiếng Nga
Tư vấn chi tiết thủ tục xin giấy phép mở trung tâm tiếng Nga

LỜI CHÀO

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty luật LVN, hiện nay chỉ cần vài trăm triệu đồng là có thể thành lập một trung tâm ngoại ngữ. Mở càng nhiều chi nhánh thì lợi nhuận càng cao. Do đó, ngày càng có nhiều trung tâm ngoại ngữ ra đời tại các thành phố lớn, nhưng trong đó có hàng trăm trung tâm không đăng ký hoạt động với Sở GD-ĐT. Vì vậy, để đạt được mục tiêu là mang đến kiến thức cho các tầng lớp, đồng thời tìm kiếm lợi nhuận cho chính mình bạn nên đăng kí với cơ quan có thẩm quyền về ngành nghề mình đang thực hiện, thực hiện việc đăng kí theo trình tự thủ tục luật định, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp cho bạn những giấy tờ có liên quan để chứng minh trung tâm đủ các yêu cầu do pháp luật quy định, từ đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm trong việc kinh doanh của mình. Để đáp ứng yêu cầu của bạn, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

NỘI DUNG TƯ VẤN

1.Pháp luật có liên quan đến vấn đề xin giấy phép hoạt động của trung tâm tiếng Nga

– Thông tư 03/2011/TT – BGDĐT Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học.

– Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

 

2.Các nội dung chi tiết về nội dung và thủ tục thành lập trung tâm tiếng Nga

2.1. Quy định về vấn đề thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ

2.1.1. Điều kiện đầu tiên là đối với nhân sự của trung tâm bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trung tâm

  • Đối với cán bộ quản lý trung tâm,

Giám đốc của trung tâm, phải đáp ứng điều kiện quy định tại điều 23 Quy chế tổ chức và hoạt động và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ.

1.Giám đốc trung tâm phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp trình độ đại học ngoại ngữ hoặc tin học, đã hoạt động trong ngành giáo dục ít nhất 3 năm và được cấp ra quyết định thành lập trung tâm bổ nhiệm (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập) hoặc công nhận (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục).

2.Giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học là người điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm. Nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học là 5 năm.

3.Đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục, tuổi của giám đốc trung tâm khi bổ nhiệm lần đầu không quá 65 tuổi.

Phó giám đốc phải đáp ứng điều kiện quy định tại điều 25 Quy chế tổ chức và hoạt động và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Phó giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học

1.Phó giám đốc do giám đốc trung tâm đề nghị và do cấp ra quyết định thành lập trung tâm bổ nhiệm (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập) hoặc công nhận (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục). Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc trung tâm, là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp trình độ đại học hoặc cao đẳng.

2.Đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục, tuổi của phó giám đốc trung tâm khi bổ nhiệm lần đầu không quá 65 tuổi.

3.Nhiệm kỳ của phó giám đốc trung tâm theo nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm.

  • Đối với giáo viên của trung tâm

Giáo viên của trung tâm phải đáp ứng điều kiện quy định tại điều 30 Quy chế tổ chức và hoạt động và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Vị trí và chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên

1.Giáo viên của trung tâm ngoại ngữ, tin học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng.

2.Giáo viên cơ hữu của trung tâm ngoại ngữ, tin học phải có bằng cao đẳng sư phạm trở lên hoặc có bằng cao đẳng, đại học phù hợp với chương trình được phân công giảng dạy và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên thỉnh giảng thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đồng thời, trung tâm phải đảm bảo số lượng giáo viên tỉ lệ trung bình không quá 25 học viên/ 1 giáo viên/ca học.

  • Đối với nhân viên của trung tâm

1.Đảm bảo đủ số lượng theo yêu cầu phục vụ cho công tác hành chính, học vụ.

2.Nhân viên kế toán có trình độ Trung cấp trở lên.

2.1.2. Trình tự, thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ.

Bước 1: Người nộp hồ sơ chuẩn bị bộ hồ sơ quy định cụ thể ở điều 9 của Bản quy chế bao gồm các giấy tờ sau:

– Tờ trình xin thành lập trung tâm (hay còn gọi là đơn xin thành lập trung tâm);

– Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:

+ Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;

Sự cần thiết thành lập Trung tâm: Cơ sở pháp lý và mục đích thành lập

Cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy: cơ sở vật chất (địa điểm, diện tích khuôn viên, diện tích sử dụng, dự kiến các khu học tập, khu hành chính, khu vệ sinh,…), trang thiết bị (thống kê trang thiết bị, đồ dùng dạy học, hệ thống phòng cháy chữa cháy)

Có nguồn tài chính tối thiểu đủ để chi cho các hoạt động thường xuyên của trung tâm trong năm đầu tiên;

Có đầy đủ các điều kiện theo quy định về phòng cháy, nổ, vệ sinh môi trường, y tế và an ninh của trung tâm

+ Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;

+ Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo (bản đề án giảng dạy): kế hoạch chương trình giảng dạy từng môn, dạy theo sách giáo khoa, tài liệu nào ? kế hoạch chương trình giảng dạy từng môn học, cấp độ, thời gian giảng dạy từng môn học, cấp độ, kế hoạch giảng dạy cụ thể,…

+ Cơ sở vật chất của trung tâm: diện tích phòng học, số lượng phòng học, trang thiết bị trong phòng,…. Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ, có đủ văn phòng, phòng học, bàn ghế, phòng học tiếng, phòng vi tính với các trang thiết bị học tập đáp ứng yêu cầu về điều kiện thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy phần lý thuyết và thực hành của học viên;

+ Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn): cán bộ quản lý, giáo viên, kế toán, nhân viên,…số lượng và chất lượng đội ngũ, đảm bảo không quá 25 học viên/ 1 giáo viên/ 1 ca học

+ Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm (giám đốc trung tâm phải đáp ứng các điều kiện nêu trên, làm bản sơ yếu lý lịch để nộp cùng bộ hồ sơ)

– Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền

Thẩm quyền quyết định thành lập được quy định tại điều 8 bản quy chế

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc giám đốc sở giáo dục và đào tạo (nếu được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định đối với các trung tâm trực thuộc; các trung tâm thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp; các trung tâm do các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập.
  • Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng quyết định đối với các trung tâm trực thuộc.
  • Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật quy định cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc.

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm ngoại ngữ, cơ quan quyết định thành lập trung tâm có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các điều kiện theo quy định. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học ra quyết định thành lập.

Nếu không đủ điều kiện thành lập trung tâm thì cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng liên quan biết lý do.

 Theo đó, để thành lập trung tâm Ngoại ngữ thì Trung tâm phải phù hợp với quy hoạch phát triển về kinh tế, xã hội và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đề án thành lập trung tâm cũng phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình cùng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cùng cơ sở vật chất cùng đất đai, thiết bị, địa điểm, bộ máy tổ chức cùng nguồn lực, tài chính, phương hướng chiến lược xây dựng, phát triển của trung tâm để đảm bảo tốt nhất chất lượng đào tạo ngoại ngữ cho học viên.

Yêu cầu đối với tên Trung tâm

– Đối với việc đạt tên cho trung tâm cần đáp ứng theo cấu trúc: trung tâm ngoại ngữ + tên riêng

– Tên trung tâm sẽ được ghi trên giấy tờ quyết định mở trung tâm tiếng anh có con dấu riêng, biển hiệu riêng, logo riêng cùng một số giấy tờ giao dịch tại trung tâm

2.1.3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho trung tâm ngoại ngữ.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, cụ thể quy định tại điều 13 của Bản quy chế

Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:

  • Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ do giám đốc trung tâm ký tên, đóng dấu;
  • Quyết định thành lập trung tâm do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Nội quy hoạt động của trung tâm;
  • Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sở hữu (hoặc hợp đồng thuê) đất, nhà, kinh phí hoạt động;
  • Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;
  • Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy;
  • Các quy định về học phí, lệ phí;
  • Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền và chờ kết quả

Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:

  • Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các trung tâm ngoại ngữ (trung tâm ngoại ngữ trực thuộc sở giáo dục và đào tạo; trung tâm do các tổ chức, cá nhân đề nghị sở giáo dục và đào tạo quyết định thành lập; trung tâm thuộc các trường trung cấp chuyên nghiệp có trụ sở đóng tại địa phương; trung tâm thuộc các bộ, ban, ngành, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có trụ sở đóng tại địa phương) và các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tin học thuộc trường đại học, cao đẳng nằm ngoài khuôn viên của trường;
  • Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng ra quyết định cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động trong khuôn viên của trường.

Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ ngoại ngữ được làm thành 1 bộ và gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

  • Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định và ghi kết quả vào biên bản thẩm định;
  • Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, người có thẩm quyền sẽ ra quyết định cho phép trung tâm triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
  • Trường hợp trung tâm chưa đủ điều kiện để hoạt động, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

2.2. Yêu cầu đối với trung tâm tiếng Nga

Cán bộ quản lý, giáo viên trong trung tâm phải đạt đến trình độ nhất định nào đó mới được quản lý, giảng dạy trong các trung tâm tiếng Nga

  • Đối với giám đốc trung tâm phải thỏa mãn điều kiện là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp trình độ đại học ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Nga, đã hoạt động trong ngành giáo dục ít nhất 3 năm. Có chứng chỉ tiếng Nga quốc tế TORFL/TRKI với cấp độ nhất định, chứng chỉ được xây dựng dựa trên khung chương trình ngôn ngữ của châu Âu.
  • Đối với đội ngũ giáo viên của trung tâm

Giáo viên trung tâm ngoại ngữ phải là giáo viên tiếng Anh có nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn, thực hành gồm có giáo viên nước ngoài, giáo viên trong nước, giáo viên hợp đồng…

Giáo viên cũng phải có bằng cao đẳng sư phạm trở lên và có các chứng chỉ tiếng Nga chuẩn quốc tế

Số lượng giáo viên cũng phải đảm bảo tỷ lệ 1 giáo viên với không quá 25 học viên cho 1 ca học

Theo đó, trình độ của giáo viên giảng dạy tùy thuộc và trình độ mà trung tâm muốn đào tạo học viên, muốn đào tạo học viên ở trình độ cao, giao tiếp thuần thục thì cần phải tuyển những giáo viên có trình độ ngôn ngữ và giao tiếp tiếng Nga cao (họ có thể giao tiếp ở mức thuần thục với người bản xứ). Giáo viên của trung tâm phải tuân thủ một số điêu kiện ràng buộc về trình độ của mình ví dụ như có chuyên môn sư phạm ngôn ngữ học chuyên ngành tiếng Nga, hoặc chuyên ngành sư phạm có chứng chỉ tiếng Nga quốc tế TORFL/TRKI từ B1 (người đạt trình độ này có khả năng giao tiếp trong các tình huống giao tiếp trong các lĩnh vực xã hội, kỹ thuật, khoa học cơ bản) trở lên. Việc quy định như này chỉ với một mục đích là giảng dạy cho học viên tốt nhất, truyền đạt tốt nhất cho học viên những kỹ năng, phản xạ tiếng Nga để phục vụ tốt nhất trong học tập và công việc.

Trên đây là thư tư vấn của LVN LAW FIRM về những dịch vụ mà quý khách hàng quan tâm. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc quý công ty có thể liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 1900.0191 để được tư vấn giải đáp.

Rất mong sự hợp tác của quý công ty!

Trân trọng./.


 

1900.0191