Pháp luật WTO về bán phá giá và thuế chống bán phá giá.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về bán phá giá và thuế chống bán phá giá
1.1. Bán phá giá
1.1.1. Khái niệm bán phá giá
Từ trước đến nay, “bán phá giá” thường được hiểu là hành động bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên thị trường để cạnh tranh nhằm loại bỏ hàng hóa của đối thủ cạnh tranh. Khái niệm này ban đầu không phân biệt thị trường nội địa hay thị trường quốc tế. Tuy nhiên, luật pháp các nước thường quy định về bán phá giá cho cả thị trường nội địa là một loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh và có quy định riêng về bán phá giá quốc tế áp dụng đối với hàng nhập khẩu. Do vậy, ngày nay nói đến bán phá giá là nói đến bán phá giá quốc tế. Khái niệm bán phá giá trong thương mại quốc tế có sự so sánh về giá ở hai thị trường khác nhau, được hiểu là sự phân biệt giá cả giữa các thị trường quốc gia.
Bán phá giá có thể xảy ra các tình huống khác nhau như là: người sản xuất/người xuất khẩu bán hàng hóa của mình tại thị trường trong nước với giá thấp hơn giá bán hàng hóa đó ở thị trường nước ngoài; hoặc người sản xuất/người xuất khẩu bán hàng hóa đó ở thị trường trong nước với giá cao hơn giá bán hàng hóa đó ở nước ngoài; hoặc người sản xuất/người xuất khẩu bán hàng hóa của mình với các mức giá khác nhau ở các thị trường nước ngoài khác nhau. Điểm mấu chốt của cách hiểu này là sự phân biệt giá cả của cùng một hàng hóa ở các thị trường quốc gia khác nhau, bất luận là cao hơn hay thấp hơn được tính mỗi thị trường quốc gia.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế đã chứng minh rằng chỉ có cách hiểu thứ hai đó là hàng hóa được bán ở thị trường trong nước với mức giá cao hơn giá bán hàng hóa đó ở nước ngoài thì mới có thể gây tổn hại đối với nước nhập khẩu, nhất là đối với các nhà sản xuất hàng hóa tương tự ở nước nhập khẩu. Do đó, hành động bán phá giá này mới cần phải ngăn chặn. Với cách tiếp cận này, bán phá giá có thể được hiểu như sau:
Bán phá giá là sự phân biệt giá cả mang tính quốc tế, trong đó giá của một hàng hóa khi được bán tại thị trường của nước nhập khẩu với giá thấp hơn giá của hàng hóa đó được bán tại thị trường của nước xuất khẩu.
Theo định nghĩa này, bán phá giá là hành động mang sản phẩm của một nước sang bán ở nước khác với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó được bán trong nước.
1.1.2. Tác động của việc bán phá giá
1.1.2.1. Đối với người tiêu dùng
Việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá có những ảnh hưởng đáng kể đến người tiêu dùng của nước nhập khẩu cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, việc bán phá giá đã tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng vì họ có cơ hội mua được hàng hóa nhập khẩu giá rẻ. Với tâm lý vị lợi, người tiêu dùng luôn có xu hướng lựa chọn hàng hóa phù hợp với nhu cầu sử dụng ở mức giá thấp nhất có thể. Hiện tượng bán phá giá có khả năng làm tăng thặng dư tiêu dùng tại nước nhập khẩu. Trong kinh tế thị trường, lượng hàng hóa được mua phụ thuộc vào giá cả của nó nên hiện tượng bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu có thể là động lực kích thích tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong dài hạn, quyền lợi của người tiêu dùng có thể bị xâm hại nếu doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá hàng hóa để thực hiện chiến lược chiến đoạt thị trường bằng cách định giá hủy diệt ngành sản xuất trong nước. Mặc dù bán phá giá đem lại lợi ích cho người tiêu dùng ở hiện tại, nhưng khi đã chiếm đoạt được thị trường nhập khẩu, giá của hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng vọt trong tương lai để các doanh nghiệp lấy lại những gì đã mất từ việc phá giá. Người tiêu dùng lại trở thành nạn nhân của mức giá độc quyền do các doanh nghiệp nước ngoài ấn định.
1.1.2.2. Với các doanh nghiệp cạnh tranh nội địa
Việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu làm tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường. Hàng hóa nhập khẩu phá giá với giá bán rẻ hơn so với hàng hóa nội địa đã tạo ra sức ép cho ngành sản xuất nội địa trong việc tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh theo nguyên tắc giá cả. Mức cạnh tranh tăng sẽ có tác dụng làm giảm sức ỳ của các doanh nghiệp nội địa, làm giảm khả năng bóc lột khách hàng của các doanh nghiệp nội địa với giả thiết rằng trước khi có hiện tượng bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu, các doanh nghiệp này đang có vị trí độc quyền.
1.1.2.3. Với nhà sản xuất có liên quan tại nước nhập khẩu
Các doanh nghiệp có liên quan được xác định là những doanh nghiệp của nước nhập khẩu hoạt động ở ngành sản xuất khác có sử dụng hàng hóa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Khi hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, các doanh nghiệp nói trên có được nguồn nguyên liệu rẻ để sản xuất, kinh doanh, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho ngành sản xuất mà họ hoạt động.
1.1.2.4. Với ngành sản xuất nội địa
Các doanh nghiệp sản xuất nội địa và người lao động trong các doanh nghiệp này là nạn nhân thực tế và trực tiếp của việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá. Nếu mức phá giá làm giá cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu thấp hơn chi phí sản xuất của hàng hóa nội địa, doanh nghiệp nội địa sẽ bị đẩy vào tình trạng cạnh tranh không lối thoát, hoặc chịu lỗ để chạy đua theo mức giá phá giá, hoặc mất khách hàng. Trong trường hợp mức phá giá làm giá cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu thấp hơn giá bán hiện tại nhưng không thấp hơn chi phí sản xuất của hàng hóa nội địa thì thiệt hại mà ngành sản xuất nội địa phải chịu là sự suy giảm lợi nhuận, suy giảm lợi tức đầu tư… Tuy nhiên, trong trường hợp này có hai khả năng trái ngược nhau xảy ra:
Thứ nhất, việc suy giảm lợi nhuận của ngành sản xuất nội địa là cần thiết cho lợi ích chung của thị trường nước nhập khẩu do các doanh nghiệp nội địa đang chi phối thị trường.
Thứ hai, sự suy giảm lợi nhuận làm giảm tính hấp dẫn về đầu tư của thị trường nội địa. Khi mức phá giá đẩy giá hàng hóa cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nhập khẩu xuống gần bằng chi phí bình quân sẽ làm giảm khả năng có lợi nhuận xuống mức tối thiểu. Đương nhiên, sức hấp dẫn các nguồn vốn đầu tư vào ngành sản xuất nội địa sẽ giảm cho dù việc bán phá giá không đủ để loại bỏ các doanh nghiệp đang hoạt động.
1.2. Thuế chống bán phá giá
1.2.1. Khái niệm thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu.[1]
Trong một vụ kiện bán phá giá thông thường, sau khi biện pháp tạm thời được áp dụng, giai đoạn điều tra thứ hai được bắt đầu và trong giai đoạn này các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thu thập chứng cứ để xác minh và khẳng định việc bán phá giá và thiệt hại do sản phẩm bán phá giá gây ra. Sau khi đã có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá và hành vi này đã gây thiệt hại đáng kể cho nước nhập khẩu, nước nhập khẩu có quyền áp dụng mọi biện pháp cần thiết để kiểm soát hành vi bán phá giá đó. Hiệp định của WTO và luật chống bán phá giá của nhiều nước trên thế giới đều có quy định về các biện pháp chống bán phá giá. Thực tế các vụ điều tra chống bán phá giá cho thấy, sau khi có kết luận cuối cùng, biện pháp được hầu hết các nước áp dụng là áp thuế chống bán phá giá lên hàng hóa nhập khẩu được bán phá giá.
Thông thường, mỗi nước đều có một hệ thống cá quy định riêng về các điều kiện và thủ tục áp đặt thuế chống bán phá giá. Trên thực tế, thuế chống bán phá giá được nhiều nước sử dụng như một hình thứ “bảo hộ hợp pháp” đối với sản xuất nội địa của mình. Để ngăn chặn hiện tượng lạm dụng biện pháp này, các nước thành viên WTO đã cùng thỏa thuận về các quy định bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến việc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá, tập trung trong Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (Anti-dumping Agreement – ADA).
Theo đó, về nguyên tắc mức thuế chống bán phá giá cụ thể do các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu hoàn toàn quyết định, song phải tuân thủ mức thuế chống bán phá giá không được vượt biên độ phá giá đã được cơ quan điều tra công bố trong các giaiđoạn điều tra trước đó. Biên độ phá giá chính là sự chênh lệch giữa giá xuất khẩu đang xem xét với giá thông thường của sản phẩm tại thị trường nội địa, hoặc giá xuất khẩu sang nước thứ ba, hoặc giá cấu thành của sản phẩm. Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra thì mức thuế áp dụng cho họ không cao hơn biên độ giá trung bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra. Đối với một sản phẩm bị bán phá giá, cơ quan chức năng sẽ xác định biên độ phá giá riêng cho từng nhà sản xuất/xuất khẩu. Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng cho từng trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn được coi là gây thiệt hại, trừ trường hợp đã cam kết.
Cách tính thuế cho khoảng thời gian sắp tới (kiểu của EU): cơ quan điều tra lấy số liệu của thời điểm trước khi điều tra để tính biên độ phá giá và ấn định biên độ này cho cả quá trình áp dụng thuế chống bán phá giá. Sau khi áp dụng được một thời gian, nếu nhà nhập khẩu đề nghị hoàn thuế với phần trị giá cao hơn biên độ phá giá (do Giá xuất khẩu tăng) thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành xem xét việc hoàn thuế trong vòng 12 tháng, chậm nhất là 18 tháng ngay sau khi nhận được đề nghị hoàn thuế kèm theo đầy đủ bằng chứng. Việc hoàn thuế sẽ được thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ khi ra quyết định hoàn thuế.
Cách tính thuế cho khoảng thời gian đã qua (kiểu Hoa Kỳ): Mức thuế nêu tại Quyết định áp thuế ban hành sau khi điều tra chỉ là tạm thời; hết mỗi năm kể từ ngày có Quyết định này, cơ quan điều tra sẽ xác định biên phá giá thực tế của các nhà xuất khẩu trong năm đó và quyết định mức thuế chính thức cho họ (nếu mức này cao hơn mức thuế tạm tính thì doanh nghiệp phải nộp bổ sung; nếu thấp hơn sẽ được hoàn trả).
Theo quy định của WTO, dù theo cách tính nào thì cứ tròn 01 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế, các bên liên quan trong vụ kiện đều có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền rà soát lại để giảm, tăng mức thuế hoặc chấm dứt việc áp thuế.
Về nguyên tắc, thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt sau 5 năm kể từ thời điểm quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, nếu cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, sau khi tiến hành rà soát, đi đến kết luận là việc bán phá giá gây thiệt hại có nhiều khả năng tiếp tục duy trì hoặc tái diễn nếu thuế chống bán phá giá chấm dứt hiệu lực thì thuế này sẽ tiếp tục được áp dụng thêm 5 năm nữa.
1.2.2. Vai trò của thuế chống bán phá giá
Mức thuế bán phá giá thường tương đương với phần chênh lệch giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu. Như vậy, bản chất của thuế chống bán phá giá chính là phần bù cho mức giá đã bị đánh thấp xuống nhằm đưa về đúng mức giá thông thường của sản phẩm. Do đó, khi hàng nhập khẩu bị áp thuế chống bán phá giá, giá bán của sản phẩm sẽ tăng lên khiến lượng tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu này ở nước nhập khẩu giảm xuống, áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất cùng loại sản phẩm ở nước nhập khẩu giảm đi. Điều này giúp cho cá nhà sản xuất tại nước nhập khẩu không những duy trì được hoạt động sản xuất mà còn có thời gian củng cố thêm năng lực cạnh tranh, tăng khả năng chống đỡ với các nhà sản xuất từ cá quốc gia bên ngoài.
Điều VI Hiệp định GATT quy định rằng bán phá giá “phải bị xử phạt nếu việc đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước”. Mục đích cuối cùng của thuế chống bán phá giá là tạo dựng lại thế cạnh tranh cân bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa chống lại các hành vi cạnh tranh quốc tế không lành mạnh, tức là mang ý nghĩa tự vệ. Cũng chính vì mục đích này mà việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá được yêu cầu là không vượt quá biên độ bán phá giá, nhằm tránh tình trạng lạm dụng thuế chống bán phá giá làm công cụ bảo hộ bất hợp pháp thị trường nội địa.
Chương 2: Pháp luật WTO về bán phá giá
2.1. Hiệp định chống bán phá giá của WTO
2.1.1. Điều VI GATT 1947
Vấn đề chống bán phá giá tuy đã được Hiệp hội các quốc gia (League of Nations) nghiên cứu từ đầu những năm 1920, nhưng chỉ đến năm 1947, với sự thành lập GATT – Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, chống bán phá giá mới được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế.
Hiệp định GATT năm 1947 công nhận rằng để chống lại những tác hại của tình trạng lung lạc thị trường các quốc gia cần có các biện pháp Hành động tự vệ khác hơn là các biện pháp được cung cấp bởi Điều XIX. Vào thời điểm các thành viên của GATT bắt đầu đàm phán tới vấn đề này, quy tắc nội địa Hoa Kỳ đã xác định một tập hợp những quy tắc “hợp pháp” cho hoạt động ngoại thương. Những quy tắc ấy hướng tới cả chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài, đề xuất một mối quan hệ giữa chính phủ và nhà sản xuất mà mối quan hệ này tỏ ra xa cách hơn rất nhiều so với quan hệ hiện hữu ở nhiều quốc gia khác. Mặc dù trong thỏa thuận GATT các quy tắc nguyên thủy cả về chống bán phá giá lẫn về trợ cấp đều cực kỳ mơ hồ, song theo thời gian nền tảng pháp lý biện minh cho việc sử dụng các quy tắc đó đã bị ảnh hưởng bởi quan điểm của Hoa Kỳ về thế nào là hành vi thương mại phù hợp. Các thỏa thuận về chống bán phá giá điều hòa chính sách giá cả của các doanh nghiệp tư nhân đã bị ảnh hưởng bởi luật pháp Hoa Kỳ về hành vi bán phá giá; trong khí các quy tắc của GATT về thuế bù thiệt hại đáp ứng sự thúc đẩy của Hoa Kỳ về trợ cấp bất hợp pháp của chính phủ. Cũng giống như luật pháp Hoa Kỳ, định chế thương mại GATT coi sự can thiệp vào thị trường là “không công bằng” khi gây tổn thương cho nhà sản xuất, tạo ra nguyên nhân hợp pháp để gia tăng các rào cản thương mại.
Điều VI của Hiệp định GATT cho phép các thành viên có biện pháp chống lại hành vi bán phá giá, nhằm định giá lại các sản phẩm nhập khẩu nào có giá thấp hơn giá trị thực. Điều luật này cho phép các quốc gia phá vỡ những ràng buộc về thuế quan và được vi phạm nghĩa vụ không phân biệt đối xử để đưa ra một mức thuế có định hướng nhằm đảo ngược lại những tác động có thể có của một sản phẩm bán phá giá. Sự bất đồng quan điểm kéo dài trong cách diễn dịch cả hai phần của bộ luật đã cho ra một kết quả là một bản thống kê chi tiết hơn rất nhiều những trường hợp mà theo đó các quốc gia có thể phản ứng khi nhà sản xuất bị tổn thương do sản phẩm nhập khẩu được bán “thấp hơn giá trị bình thường”. Vòng Tokyo đã thay thế thỏa thuận về chống bán phá giá ban đầu bằng một bộ luật chi tiết hơn nữa và bộ luật này được tích hợp vào Hiệp định về việc thực thi Điều VI của Hiệp định GATT 1994 ký kết trong Vòng Uruguay.
2.1.2. Hiệp định ADA
Cho đến nay, Điều VI Hiệp định GATT vẫn là điều luật quốc tế cốt lõi về việc bán phá giá. Tuy nhiên, một số quốc gia tham gia ký kết GATT nhận thấy rằng có một số nước đã áp dụng Luật bán phá giá để dựng lên những hàng rào thương mại mới, các thủ tục chống bán phá giá, những cách tính toán phá giá đã gây thiệt hại làm hạn chế và lệch lạc dòng thương mại quốc tế. Khi vòng đàm phán Kennedy chấm dứt năm 1967 thì những quy tắc về chống bán phá giá trong Điều VI của GATT được triển khai thành Bộ luật chống bán phá giá, đặt ra một loạt các quy tắc về thử tục và nguyên lý cho việc áp dụng những sắc thuế chống bán phá giá nhằm hạn chế các thủ tục và phương thức đánh thuế của Chính phủ có thể gây tổn hại đến thương mại quốc tế.
Tại vòng đàm phán Tokyo 1973, Bộ luật chống bán phá giá này tiếp được bổ sung. Đến vòng đàm phán Uruguay 1994 về bán phá giá, dựa trên Bộ luật chống bán phá giá trước đó các thành viên xây dựng “Hiệp định về việc Thi hành Điều VI GATT 1994 (The Agreement on Implementation of Article VI of GATT 1994), thường được gọi với tên “Hiệp định về chống bán phá giá” (Anti-dumping Agreement – ADA). Các quy định trong Hiệp định là cơ sở pháp lý giúp các nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của các ngành sản xuất trong nước khi xảy ra hiện tượng bán phá giá.
Hiệp định về chống bán phá giá cảu WTO (ADA) quy định về các nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, các quy định về nội dung: bao gồm các điều khoản chi tiết về cách thức, tiêu chí các định việc bán phá giá, thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại;
Thứ hai, các quy định về thủ tục: bao gồm các điều khoản liên quan đến thủ tục điều tra, áp đặt thuế chống bán phá giá như thời hạn điều tra, nội dung đơn kiện, thông báo, quyền tố tụng của các bên liên quan, trình tự áp dụng các biện pháp tạm thời, quyền khiếu kiện,…
Thứ ba, các quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến biện pháp chống bán phá giá: bao gồm các quy tắc áo dụng cho việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên WTO liên quan đến biện pháp chống bán phá giá của một quốc gia thành viên.
Thứ tư, các quy định về thẩm quyền của Ủy ban về Thực tiễn chống bán phá giá (Committee on Anti-dumping Practices): bao gồm các quy định về thành viên, chức năng và hoạt động của Ủy ban trong quá trình điều hành các biện pháp chống bán phá giá thực hiện tại các quốc gia thành viên.
Mỗi quốc gia thành viên WTO có quyền ban hành và áp dụng pháp luật về chống bán phá giá tại nước mình nhưng phải tuân thủ đầy đủ các quy định mang tính bắt buộc về nội dung cũng như thủ tục trong Hiệp định chống bán phá giá của WTO[2]. Pháp luật về chống bán phá giá của mỗi quốc gia có thể cụ thể hóa nhưng không được trái với các quy định liên quan tại Hiệp định ADA của WTO. Ví dụ, về thời hạn điều tra chống bán phá giá, khoản 10 Điều 5 Hiệp định ADA quy định thời hạn điều tra trong mọi trường hợp không được quá 18 tháng kể từ khi bắt đầu thủ tục điều tra. Theo đó, Pháp luật chống bán phá giá Hoa Kỳ quy định thời hạn này là 397 ngày; Liên minh châu Âu quy định định cuộc điều tra không được kéo dài quá 15 tháng.
Có thể nói, một số ưu điểm của Hiệp định ADA so với các quy định trước đây của GATT là đưa ra được các quy tắc cụ thể hơn để tính toán mức phá giá, nêu rõ các thủ tục chi tiết, cụ thể cần phải tiến hành hơn để có thể thực hiện các cuộc điều tra. Đồng thời nó có các tiêu chuẩn cụ thể để các ủy ban giải quyết tranh chấp có thể áp dụng trong các vụ tranh chấp về bán phá giá.
Cụ thể, Hiệp định rà soát cung cấp các quy tắc chi tiết hơn và rõ ràng hơn liên quan đến phương pháp xác định một mặt hàng bị bán phá giá, các tiêu chí cần xem xét khi quyết định hàng nhập khẩu bán phá giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa, các quy trình cần phải tuân thủ trong việc khởi xướng và tiến hành điều tra chống bán phá giá cũng như việc thực thi và gia hạn các biện pháp chống bán phá giá. Thêm vào đó, hiệp định mới này cũng làm rõ vai trò của cơ quan giải quyết tranh chấp trong các vụ kiện liên quan đến hoạt động chống bán phá giá tiến hành bởi chính quyền nội địa.
Dựa trên phương pháp xác định một sản phẩm xuất khẩu bị bán phá giá, Hiệp định ADA bổ sung các điều khoản tương đối cụ thể về những vấn đề như là tiêu chí phân bổ chi phí khi giá xuất khẩu được so sánh với giá trị thông thường “được xây dựng” và các qui tắc để đảm bảo rằng giá xuất khẩu và giá trị thông thường của sản phẩm được so sánh công bằng, do vậy không tùy tiện tạo ra hay làm tăng biên độ bán phá giá.
Hiệp định tăng cường các yêu cầu trong việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu. Việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tác động đến ngành sản xuất nội địa phải bao gồm sự đánh giá tất cả các nhân tố kinh tế liên quan trong điều kiện sản xuất của ngành đó. Hiệp định nhấn mạnh thêm định nghĩa thuật ngữ “ngành sản xuất nội địa”. Ngoài một số ngoại lệ, “ngành sản xuất nội địa” đề cập đến các nhà sản xuất nội địa của toàn bộ sản phẩm tương tự hoặc đến các nhà sản xuất có tổng sản lượng chiếm phần lớn trong toàn bộ sản lượng nội địa của các sản phẩm đó.
Các thủ tục rõ ràng về phương thức khởi xướng các vụ kiện chống bán phá giá và tiến hành điều tra đã được xây dựng. Cùng với đó là các điều kiện đảm bảo rằng các bên liên quan đều có cơ hội đưa ra bằng chứng. Các điều khoản về việc áp dụng biện pháp tạm thời, về việc sử dụng cam kết giá trong vụ kiện chống bán phá giá, và trong thời hạn của các biện pháp chống bán phá giá đã được củng cố.
Hiệp định yêu cầu phải có thông báo chi tiết và kịp thời tất cả các quyết định chống bán phá giá tạm thời hay chính thức tới Ủy ban Thực thi Chống bán phá giá. Hiệp định sẽ tạo cơ hội cho các bên tham vấn về bất cứ vấn đề nào liên quan đến việc thực thi hiệp định hay bổ sung mục tiêu cho hiệp định, và yêu cầu thành lập Ban hội thẩm xem xét tranh chấp.
2.2 Những quy định trong Hiệp định của WTO về chống bán phá giá
2.2.1 Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Không phải mọi hiện tượng hàng hóa nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa đó.
Theo quy định của WTO, hành vi bán phá giá có đủ 3 điều kiện sau, sau khi đã tiến hành điều tra, đưa ra kết luận thì mới được pháp áp dụng các biện pháp chống bán phá giá:
Một là, hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%)
Cụ thể, giá của hàng hóa nhập khẩu là thấp hơn bình thường nếu bên xuất khẩu bán những hàng hóa đó cho bên nhập khẩu với giá dưới giá được áp dụng cho hàng hóa tương tự ở thị trường trong nước của bên xuất khẩu.
Ví dụ: Sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X, khi xuất khẩu sang nước B được bán với giá Y, nhưng Y<X => sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước A sang nước B.
Hai là, ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (yếu tố thiệt hại)
Chỉ khi kết luận được yếu tốt thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Việc xác định “tổn hại” được quy định tại Điều 3 Hiệp định ADA. Theo Hiệp định, “tổn hại” được hiểu là thiệt hại vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước, đe dọa gây ra thiệt hại vật chất với một ngành sản xuất trong nước hoặc làm chậm quá trình hình thành một ngành sản xuất và được diễn giải theo quy định pháp luật.
Theo điều luật này, để xác định thiệt hại cần xem xét các yếu tố sau:
Thứ nhất, Khối lượng hàng nhập khẩu bị bán phá giá: có tăng một cách đáng kể không?
Hai là, tác động của hàng nhập khẩu đó lên giá sản phẩm tương tự: giá của hàng nhập khẩu đó có rẻ hơn giá sản phẩm tương tự sản xuất ở trong nước nhập khẩu nhiều không? Có làm sụt giá hoặc kìm giá sản phẩm tương tự ở thị trường nước nhập khẩu không?
Một số yêu cầu để chứng minh thiệt hại được quy định như sau:
Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn dại dưới hai dạng: thiệt hại thực tế, hoặc nguy cơ thiệt hại (nguy cơ rất gần)
Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức độ nghiêm trọng (đáng kể)
Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ: tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…)
Ba là, phải có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán giá và thiệt hại nói trên.
- Lý giải một số khái niệm
Sản phẩm tương tự được xác định như thế nào?
Sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra là:
- Sản phẩm giống hệt: có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang bị điều tra
- Sản phẩm gần giống: có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đang bị điều tra, trong trường hợp không có sản phẩm giống hệt
Cá nhân có quyền kiện chống bán phá giá:
Một vụ kiện chống bán phá giá chỉ có thể được tiến hành nếu nó được bắt đầu bởi các chủ thể có quyền khởi kiện là:
- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc đại diện của ngành); hoặc
- Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu
Hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá trên thực tế đều được khởi xướng từ đơn kiện của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu.
Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiện ủng hộ hoặc phải đối đơn kiện; và
- Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tượng tự chiếm ít nhất 25% tổng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước.
Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra (và không được áp dụng thuế) nếu nước xuất khẩu là nước đang phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan dưới 3% tổng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào nước nhập khẩu. Tuy nhiên quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu sản phẩm liên quan từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự (cũng là nước đang phát triển có lượng nhập khẩu thấp hơn 3%) chiếm trên 7% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào nước nhập khẩu. => Nguyên nhân dẫn đến những vụ kiện trùm.
Ví dụ:
A, B, C, D là 4 nước đang phát triển cùng với nhiều nước khác cùng nhập khẩu mặt hàng X vào nước Y. Trong đó:
A chiếm 12% tổng lượng nhập khẩu X vào Y
B, C, D mỗi nước chiếm 2.5% tổng lượng nhập khẩu X vào Y.
- Nếu ngành sản xuất sản phẩm X định kiện chống bán phá giá mặt hàng X của nước B thì sẽ bị bác bỏ (<3%)
- Nhưng nếu cùng kiện A, B, C, D thì vụ kiện vẫn sẽ được tiến hành vì B+C+D =7.5%>7%
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại
Điều 3 Hiệp định quy định về thiệt hại, trong đó yêu cầu phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại làm điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Cụ thể, Hiệp định quy định “cần phải chứng minh rằng sản phẩm được bán phá giá thông qua các ảnh hưởng của việc bán phá giá… gây ra thiệt hại theo như cách hiểu của Hiệp định này. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được bán phá giá và thiệt hại đối với sản xuất trong nước được dựa trên việc kiểm tra tất cả các bằng chứng có liên quan trước các cơ quan có thẩm quyền”.
Bên cạnh đó, Hiệp định cũng quy định các cơ quan có thẩm quyền cũng phải tiến hành điều tra các nhân tố được biết đến khác cũng đồng thời gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước và thiệt hại gây ra bởi những nhân tố đó sẽ không được tính vào ảnh hưởng do hàng bị bán phá giá gây ra. Không kể những yếu tố khác, các nhân tố có thể tính đến trong trường hợp này bao gồm: số lượng và giá của những hàng hóa nhập khẩu không bị bán phá giá, giảm sút của nhu cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng, các hành động hạn chế thương mại hoặc cạnh tranh giữa nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, phát triển của công nghệ, khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước.
Như vậy, Hiệp định ADA không đề cập đến việc bán phá giá có là nguyên nhân chủ yếu của thiệt hại hay không. Hiệp định cũng không có quy định cụ thể hơn về việc xác định mối quan hệ nhân quả này. Trên thực tế lập pháp và thực thi ở các nước, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại là một việc hết sức phức tạp.
2.2.2 Quy trình xử lý vụ việc chống bán phá giá
2.2.2.1 Thủ tục điều tra vụ việc chống bán phá giá
A. Giai đoạn 1: mở cuộc điều tra chống bán phá giá
Căn cứ theo Điều 5 Hiệp định chống bán phá giá, một cuộc điều tra để quyết định xem thực sự có tồn tại việc bán phá giá không cũng như quyết định mức độ và ảnh hưởng của trường hợp đang bị nghi ngờ là bán phá giá sẽ được bắt đầu khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước.
Đơn yêu cầu sẽ bao gồm bằng chứng của: việc bán phá giá, sự tổn hại và mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được bán phá giá và tổn hại đang nghi ngờ xảy ra. Việc khẳng định đơn thuần mà không được cụ thể hóa bằng các bằng chứng xác đáng sẽ không được coi là đáp ứng đủ các điều kiện đề ra tại khoản này.
Đơn yêu cầu sẽ bao gồm những thông tin hợp lý mà người nộp đơn có được về các vấn đề sau:
- Tên của người nộp đơn, mô tả về số lượng và giá trị của sản phẩm tương tự mà người nộp đơn sản xuất trong nước. Khi đơn yêu cầu được làm nhân danh ngành sản xuất trong nước, đơn yêu cầu đó phải chỉ rõ ngành sản xuất mà đơn đó đứng danh bằng cách liệt kê tất cả các nhà sản xuất làm ra sản phẩm tương tự ở trong nước được biết đến (hoặc các hiệp hội của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước) và trong phạm vi có thể, mô tả về số lượng và giá trị của sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự đó do các nhà sản xuất này làm ra.
- Mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi ngờ là bán phá giá, tên nước xuất xứ của hàng hóa đó, tên của các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đó ở nước ngoài và những nhà nhập khẩu hàng hóa đó
- Thông tin về giá bán hàng hóa đang được xem xét khi được tiêu thụ trong nước tại nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hàng hóa đó (hoặc, trong trường hợp thích hợp, thông tin về giá bán khi hàng hóa được bán từ nước xuất xứ hoặc xuất khẩu hàng hóa đó sang nước thứ ba hoặc thông tin về giá trị cấu thành của sản phẩm đó) và thông tin về giá xuất khẩu hoặc trong trường hợp thích hợp thì là giá khi sản phẩm đó được bán lại lần đầu tiên cho một người mua độc lập tại lãnh thổ của Thành viên nhập khẩu hàng đó.
- Thông tin về diễn tiến khối lượng nhập khẩu của hàng bị nghi là bán phá giá, ảnh hưởng của hàng nhập khẩu này đến giá của hàng hóa tương tự trên thị trường nội địa và hậu quả của hàng nhập khẩu đối với ngành sản xuất trong nước, các thông tin trên được biểu hiện dưới hình thức các nhân tố và chỉ số có quan hệ đến tình trạng của ngành sản xuất trong nước
Thủ tục điều tra chống bán phá giá không được tiến hành một cách tự động ngay sau khi có đơn yêu cầu mà phải căn cứ vào quyết định điều tra chống bán phá giá của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định của ADA, trước khi ra quyết định bắt đầu điều tra cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành các thủ tục:
- Kiểm tra mức độ xác thực và đầy đủ của các bằng chứng được đưa ra tại đơn yêu cầu để quyết định xem liệu đã có được các bằng chứng đầy đủ để bắt đầu quá trình điều tra hay không.
- Kiểm tra xem chủ thể nộp đơn yêu cầu có đáp ứng các điều kiện về tính đại diện cho ngành sản xuất nội địa không. Cơ quan có thẩm quyền sẽ không chấp nhận Đơn kiện nếu điều kiện về tính đại diện không được đảm bảo
Đơn yêu cầu sẽ được coi là được yêu cầu bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.
Như vậy, điều kiện để Cơ quan có thẩm quyền mở cuộc điều tra về bán phá giá là ngành sản xuất trong nước hoặc người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước có mặt hàng đang bị bán phá giá nộp đơn bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tiến hành điều tra. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, khi không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của ngành sản xuất hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước mà các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộc điều tra mặc, thì các cơ quan này chỉ tiến hành điều tra khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá, về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả như được qui định để biện minh cho hành động bắt đầu điều tra.
Đơn yêu cầu điều tra sẽ bị từ chối và cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ ngay lập tức nếu như các cơ quan hữu quan thấy rằng không có đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá hoặc về tổn hại đủ để biện minh cho việc triển khai điều tra trường hợp phá giá đó.
B. Giai đoạn 2: quá trình điều tra
Đầu tiên, tất cả các bên liên quan đến một cuộc điều tra chống bán phá giá sẽ được thông báo về những thông tin mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và có đầy đủ cơ hội để có thể cung cấp bằng văn bản các các bằng chứng mà họ cho rằng có liên quan đến cuộc điều tra đó. Các nhà xuất khẩu hoặc các nhà sản xuất nước ngoài sẽ có được ít nhất 30 ngày để trả lời bảng câu hỏi được sử dụng trong điều tra chống bán phá giá. Bất kỳ yêu cầu nào về việc kéo dài thời hạn 30 ngày trên phải được xem xét một cách hợp lý có tính đến nguyên nhân được đưa ra và việc kéo dài thời gian phải được chấp thuận nếu có thể thực thi được.
Ngay sau khi bắt đầu tiến hành điều tra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cung cấp toàn bộ văn bản của đơn yêu cầu điều tra họ nhận được cho các nhà xuất khẩu đã biết và cho cơ quan có thẩm quyền của Thành viên xuất khẩu hàng hóa đó cũng như sẵn sàng cung cấp cho các bên hữu quan khác khi được yêu cầu. Yêu cầu về việc bảo vệ các thông tin bí mật sẽ được cân nhắc một cách hợp lý theo như qui định của ADA
Trong suốt quá trình điều tra chống bán phá giá, các bên quan tâm đều được tạo đầy đủ cơ hội để có thể bảo vệ lợi ích của mình. Để đạt được điều đó, các cơ quan có thẩm quyền, khi được yêu cầu, phải tạo điều kiện cho tất cả các bên quan tâm được gặp gỡ với các bên có lợi ích trái với họ để các bên có thể trình bầy quan điểm đối lập nhau cũng như những lập luận phản bác quan điểm của nhau. Khi bố trí như trên, cần tính đến yêu cầu bảo vệ thông tin mật và tạo thuận tiện cho các bên. Các bên không có nghĩa vụ buộc phải tham dự cuộc gặp gỡ trên và việc không tham dự cuộc gặp gỡ trên sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên đó trong vụ điều tra. Các bên quan tâm, khi có đủ lý lẽ biện minh, có quyền được trình bầy các thông tin bằng miệng (các thông tin bằng miệng này chỉ được cơ quan có thẩm quyền xem xét nếu như sau đó các thông tin này được cung cấp dưới dạng văn bản và sẵn sàng cung cấp cho các bên quan tâm như được qui định)
Trong trường hợp có thể thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền phải tạo cơ hội kịp thời cho các bên liên quan xem tất cả các thông tin không mang tính bảo mật, liên quan đến việc trình bầy trường hợp của họ và được cơ quan có thẩm quyền sử dụng trong quá trình điều tra và để cho họ có thể chuẩn bị trình bầy trên cơ sở các thông tin đó.
Các cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu các bên hữu quan cung cấp các thông tin bảo mật để có được tóm tắt không mang tính bảo mật của những thông tin này. Các bản tóm tắt trên đủ chi tiết để có thể cho phép mọi người hiểu được hợp lý về nội dung của các thông được cung cấp dưới dạng mật. Trong hoàn cảnh đặc biệt, các bên có thể chỉ rõ ràng các thông tin này không thể đem tóm tắt được. Trong trường hợp đặc biệt đó, bên đó phải cung cấp một bản tuyên bố chỉ rõ lý do tại sao không thể tiến hành tóm tắt được.
Nếu như các cơ quan có thẩm quyền thấy rằng yêu cầu được bảo mật thông tin là không hợp lý và nếu như người cung cấp thông tin không muốn phổ biến thông tin đó hoặc không muốn công bố bảng tóm tắt hoặc bảng khái quát các thông tin, cơ quan có thẩm quyền có thể bỏ qua không xem xét các thông tin đó trừ phi các nguồn hợp lý khác cho thấy là các thông tin trên là chính xác
Để có thể xác minh các thông tin được cung cấp hoặc để thu thập thêm các thông tin chi tiết, cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành điều tra trên lãnh thổ của các Thành viên khác nếu như các công ty liên quan đồng ý và sau khi đã tiến hành thông báo cho đại diện chính phủ của Thành viên và Thành viên này không phản đối việc điều tra đó. Các thủ tục được mô tả tại Phụ lục I sẽ được áp dụng cho tiến trình điều tra được thực hiện trên lãnh thổ của Thành viên khác. Không làm ảnh hưởng đến yêu cầu bảo mật thông tin, các cơ quan có thẩm quyền sẽ công khai hoặc công bố kết quả của các cuộc điều tra này cho các công ty hữu quan và công khai kết quả này cho bên yêu cầu tiến hành điều tra theo đúng với qui định tại khoản 9.
Trong trường hợp bất kỳ bên nào đó từ chối không cho tiếp cận thông tin hoặc từ chối không cung cấp các thông tin trong một khoảng thời gian hợp lý hoặc ngăn cản đáng kể công tác điều tra, quyết định sơ bộ và quyết định cuối cùng, dù khẳng định hay từ chối, đều có thể được đưa ra dựa trên cơ sở các chứng cứ sẵn có
Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho tất cả các bên liên quan về các chứng cứ chủ chốt được xem xét làm cơ sở cho việc quyết định liệu có áp dụng các biện pháp nhất định nào đó không. Việc thông báo trên sẽ được tiến hành đủ sớm để các bên có thể bảo vệ quyền lợi của mình.
Khi kết luận sơ bộ đã xác nhận rằng có việc bán phá giá và có dẫn đến gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước, và cơ quan có thẩm quyền hữu quan kết luận rằng cần áp dụng các biện pháp tạm thời để ngăn chặn tổn hại đang xảy ra trong quá trình điều tra thì các biện pháp tạm thời sẽ dược phép áp dụng.
Ngược lại, nếu cơ quan điều tra đưa ra kết luận sơ bộ mang tính phủ định, xác định rằng biên độ bán phá giá không quá mức tối thiểu (de minimis) hoặc trong trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá hoặc tổn hại tiềm ẩn hoặc tổn hại thực tế không đáng kể thì cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ ngay lập tức.
Biên độ bán phá giá được coi là không quá mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu.
Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, quá trình điều tra phải được kết thúc trong vòng 1 năm và trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra.
2.2.2.2 Thủ tục xử lý vụ việc chống bán phá giá
Sau khi có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, đáp ứng đủ các điều kiện để có thể đánh thuế, cơ quan có thẩm quyền sẽ có quyền quyết định việc có đánh thuế chống bán phá giá hay không và quyết định xem liệu mức thuế chống bán phá giá sẽ tương đương hay thấp hơn biên độ phá giá. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu liên quan từ các nguồn bị coi là bán phá giá và gây thiệt hại (trừ các nguồn đã có cam kết về giá)
Cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo công khai về quyết định chính thức này, thông báo sẽ bao gồm tất cả các thông tin về thực tế hay quy định luật pháp và các lý do đưa tới việc thực hiện các biện pháp chính thức, đồng thời các thông báo công khai này cũng tuân thủ các nguyên tắc bảo mật thông tin.
Sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá một thời gian hợp lý, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tự tiến hành rà soát việc tiếp tục đánh thuế hoặc theo đề nghị của bất kỳ bên liên quan nào về vấn đề: việc tiếp tục áp dụng thuế chống phá giá có cần thiết nữa hay không, liệu các tác hại của việc bán phá giá có còn tiếp diễn hay lại xảy ra hay không nếu thuế chống phá giá được điều chỉnh hay loại bỏ hoàn toàn. Sau khi đã xem xét theo các thủ tục nêu ra tại khoản này, các cơ quan hữu quan có thể quyết định việc áp dụng thuế chống phá giá là không còn cần thiết và loại thuế này sẽ được ngừng áp dụng ngay.
Theo nguyên tắc, thuế chống phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 5 năm kể từ khi được áp dụng (hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát gần nhất nếu việc rà soát này bao gồm cả cả việc xem xét có phá giá hay không và có thiệt hại hay không, hoặc theo khoản này), trừ phi các cơ quan hữu quan ra quyết định rằng việc hết hạn hiệu lực của thuế chống phá giá có thể dẫn tới sự tiếp tục cũng như tái phát sinh hiện tượng phá giá và các thiệt hại, sau khi tự tiến hành rà soát trước ngày này trên cơ sở đề nghị hợp lý do ngành sản xuất trong nước hoặc các đề nghị lập theo uỷ nhiệm của các ngành sản xuất này trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi hết hạn. Thuế chống phá giá có thể tiếp tục áp dụng tùy theo kết quả của việc rà soát này.
Các cuộc rà soát này sẽ được tiến hành nhanh gọn và hoàn tất trong vòng 12 tháng tính từ ngày bắt đầu rà soát.
2.2.3. Áp dụng biện pháp tạm thời
Điều kiện để áp dụng biện pháp tạm thời, bao gồm:
(1) việc điều tra đã được bắt đầu theo đúng qui định tại Điều 5 Hiệp định chống bán phá giá, việc này đã được thông báo cho công chúng và các bên hữu quan đã được tạo đầy đủ cơ hội để đệ trình thông tin và đưa ra nhận xét;
(2) kết luận sơ bộ đã xác nhận rằng có việc bán phá giá và có dẫn đến gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; và
(3) các cơ quan có thẩm quyền hữu quan kết luận rằng cần áp dụng các biện pháp này để ngăn chặn tổn hại đang xảy ra trong quá trình điều tra.
Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới hình thức thuế tạm thời hoặc tối ưu hơn là áp dụng dưới hình thức đảm bảo – bằng tiền đặt cọc hoặc tiền đảm bảo – tương đương với mức thuế chống phá giá được dự tính tạm thời và không được cao hơn biên độ phá giá được dự tính tạm thời. Việc đình chỉ định giá tính thuế cũng là một biện pháp tạm thời thích hợp với điều kiện phải chỉ rõ mức thuế thông thường và mức thuế chống bán phá giá được dự tính và việc tạm đình chỉ định giá tính thuế này cũng phải tuân thủ theo các điều kiện được áp dụng cho các biện pháp tạm thời khác
Các biện pháp tạm thời không được phép áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra và sẽ được hạn chế ở một khoảng thời gian càng ngắn càng tốt và không quá 4 tháng. Khi có yêu cầu của các nhà xuất khẩu đại diện cho một tỉ lệ đáng kể khối lượng thương mại liên quan, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định kéo dài thời gian áp dụng không quá 6 tháng. Trong quá trình điều tra, nếu như cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem liệu một mức thuế thấp hơn biên độ phá giá có thể loại bỏ tổn hại phát sinh hay không, khoảng thời gian trên có thể tương ứng là 6 và 9 tháng.
2.2.4. Cam kết về giá
Theo Điều VIII Hiệp định chống bán phá giá, các thủ tục có thể được đình chỉ hoặc chấm dứt mà không áp dụng bất cứ biện pháp tạm thời hay thuế chống phá giá nào nếu như các nhà xuất khẩu có cam kết ở mức thoả đáng sẽ điều chỉnh giá của mình hoặc đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vực đang điều tra để các cơ quan có thẩm quyền thấy được rằng tổn hại do việc bán phá giá gây ra đã được loại bỏ. Khoản giá tăng thêm khi cam kết về giá như vậy không được cao hơn mức cần thiết để có thể loại bỏ biên độ bán phá giá. Khuyến khích việc chỉ yêu cầu mức tăng giá thấp hơn biên độ bán phá giá nếu như mức đó đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản xuất trong nước.
Như vậy có thể hiểu rằng cam kết về giá là sự cam kết về giá của bất cứ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nào đang bị điều tra về bán phá giá đối với nước nhập khẩu đại diện bởi cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh giá hàng hóa xuất khẩu để loại bỏ tổn hại có thể gây ra đối với ngành sản xuất trong nước.
Không được phép yêu cầu hoặc chấp nhận cam kết về giá của các nhà xuất khẩu trừ khi các cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu đã có quyết định sơ bộ khẳng định có việc bán phá giá và có tổn hại do việc bán phá giá đó gây ra.
Cam kết giá được đưa ra có thể không được chấp nhận nếu như các cơ quan có thẩm quyền xét thấy việc chấp nhận đó không mang tính thực tế, ví dụ như vì lý do số lượng các nhà xuất khẩu thực sự hoặc tiềm năng quá lớn hoặc vì các lý do khác, bao gồm cả các lý do liên quan đến chính sách chung. Nếu như trường hợp đó xảy ra và nếu như có thể thực hiện được, các cơ quan có thẩm quyền sẽ cho các nhà xuất khẩu biết lý do tại sao họ lại coi việc chấp nhận đề nghị đó là không thích hợp và trong chừng mực có thể sẽ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu được phản biện.
Nếu như một cam kết được chấp nhận thì quá trình điều tra về bán phá giá và tổn hại sẽ vẫn được hoàn thành nếu như nhà xuất khẩu muốn và cơ quan có thẩm quyền quyết định như vậy. Trong trường hợp đó, nếu như kết luận là không có việc bán phá giá hoặc không có tổn hại thì cam kết về giá sẽ tự động kết thúc, trừ khi kết luận đó là kết quả của cam kết về giá hiện hành. Trong trường hợp đó, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu duy trì cam kết trong một khoảng thời gian hợp lý phù hợp với các qui định của Hiệp định này. Trong trường hợp quyết định khẳng định có việc bán phá giá và tổn hại, cam kết về giá sẽ được tiếp tục phù hợp với các qui định của Hiệp định này
Cơ quan điều tra có thể đề nghị nhà xuất khẩu cam kết giá nhưng không bắt buộc phải cam kết. Việc các nhà xuất khẩu không đưa ra cam kết hoặc không chấp nhận đề nghị đưa ra cam kết sẽ không ảnh hưởng gì đến việc xem xét trường hợp đó. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền có quyền cho rằng đe doạ gây ra tổn hại sẽ lớn hơn nếu như việc bán phá giá hàng nhập khẩu được tiếp tục
Các cơ quan hữu quan của nước nhập khẩu có thể yêu cầu bất kỳ nhà xuất khẩu nào chấp nhận cam kết giá cung cấp thông tin định kỳ về việc thực hiện cam kết giá.Trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm cam kết giá, cơ quan điều tra có thể lập tức áp dụng biện pháp tạm thời trên cơ sở thông tin mà họ có.
Chương 3: Pháp luật của WTO về thuế chống bán phá giá
3.1. Pháp luật về áp dụng thuế chống bán phá giá
3.1.1. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá
Để tạo thuận lợi cho các quốc gia thực thi biện pháp này, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ban hành Hiệp định về Chống bán Phá giá (ADA). Thuế chống bán phá giá được áp dụng trong khi các quốc gia thực hiện biện pháp chống bán phá giá với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Việc áp dụng các thuế này chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá , ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện
Thứ nhất, hàng hóa được đưa vào kinh doanh trên thị trường nhập khẩu với giá thấp hơn giá thông thường (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%): Việc xác định giá cả sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát được giá của các hàng hóa nước ngoài đưa vào thị trường nội địa, từ đó, đưa ra quyết định có áp dụng thuế chống bán phá giá hay không.
Biên độ phá giá được tính toán theo công thức:
Biên độ phá giá =
Trong đó:
Giá Thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này);
Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên)
Thứ hai, ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước:
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá với thiệt hại vật chất đó
3.1.2. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá
Thời hạnáp dụng và việc xem xét lại thuế chống phá giá và các cam kết về giá được quy định chi tiết tại Điều 11 Hiệp định chống bán phá giá năm 1994 (ADA).
Thông thường một quy định áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 5 năm kể từ khi áp dụng trừ trường hợp chống bán phá giá được yêu cầu tiếp tục áp dụng khi cơ quan có thẩm quyền thấy cần thiết. Quy định về thời hạn áp dụng thuế khá linh động khi không áp đặt cụ thể một khoảng thời gian nhất định mà cho phép các cơ quan có thẩm quyền xem xét về việc tiếp tục gia hạn. Thực tế việc bán phá giá của các doanh nghiệp nước ngoài có thể kéo dài hơn 5 năm hoặc sự ảnh hưởng của nó kéo dài liên tục nên tiếp tục áp dụng thuế rất cần thiết để bảo vệ nền kinh tế nội địa cũng như các doanh nghiệp nước nhà trước những tác động xấu.
Việc duy trì thuế chống bán phá giá tạo ra một môi trường lành mạnh và phát triển cho tất cả các bên tham gia vào thị trường vì vậy nếu ngừng áp dụng thuế khi việc cạnh tranh thị trường vẫn chưa được diễn ra công bằng sẽ phá hủy động lực của nền kinh tế nội địa, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Quyết định áp thuế có hiệu lực với cả các nhà xuất khẩu mới, người chưa hề xuấ khẩu hàng hóa đó sang nước áp thuế trong thời gian trước đó; nhà xuất khẩu mới có thể yêu cầu cơ quan điều tra tính mức thuế riêng cho mình, nhưng trong thời gian chưa có quyết định về mức thuế riêng thì hàng hóa nhập khẩu mới vẫn thực hiện quyết định áp thuế nói trên.
3.2. Pháp luật về đánh thuế và thu thuế chống bán phá giá
Vấn đề đánh thuế và thu thuế chống bán phá giá được quy định chi tiết tại Điều 9 Hiệp định Chống bán phá giá năm 1994 (ADA). Theo đó:
Thứ nhất, việc đánh thuế chỉ có thể được thực hiện khi tất cả các điều kiện đã được đáp ứng đồng thời quyết định mức đánh thuế sẽ tương đương hay thấp hơn biên độ phá giá phụ thuộc được đưa ra bởi cơ quan có thẩm quyền của nước Thành viên nhập khẩu. Quy định của hiệp định khuyến khích các nước không nên cứng nhắc trong việc áp đặt mức thuế và nên áp dụng mức thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu như đã đủ để loại bỏ tổn hại đối với nền kinh tế nước nhà. Đây là một phương thức hợp lí giúp giảm bớt mức thuế chống bán phá giá mà các doanh nghiệp nước ngoài phải chịu đồng thời vẫn đảm bảo cho nền thị trường nội địa được ổn định. Thông qua việc áp thuế một cách hợp lí, các nước thành viên cũng từ đó thể hiện thiện chí mở cửa hội nhập theo chiều hướng tích cực.
Thứ hai, thuế chống bán phá giá được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài mà không bị phân biệt đối xử bởi nguồn gốc ngoại trừ các các nguồn đã có cam kết về giá.
Việc không áp dụng mức thuế chung mà áp dụng mức thuế trong từng trường hợp cụ thể sẽ giúp nước nhập khẩu thu thuế một cách chính xác và khoa học bởi vì các loại hàng hóa thường có tính chất khác nhau và mức độ bán phá giá đối với từng sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài cũng không giống nhau. Bên cạnh đó việc sản phẩm có thuộc loại hàng hóa có khả năng gây ảnh hưởng mạnh tới nền sản xuất hay không cũng là một yếu tố đánh giá mức thuế được áp dụng. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ nêu rõ tên nhà cung cấp sản phẩm liên quan hoặc có thể chỉ nêu tên nước liên quan.
Thứ ba, mức thuế chống bán phá giá không được phép vượt quá biên độ bán phá giá được xác định theo như Điều 2 của Hiệp định chống bán phá giá. Nếu thuế được thu trên cơ sở hồi tố, việc quyết định nghĩa vụ nộp thuế chống bán phá giá cuối cùng sẽ được thực hiện thông thường trong khoảng 12 tháng và không được vượt quá 18 tháng kể từ sau ngày quyết định được mức thuế phải nộp. Tất cả các khoản hoàn thuế đều phải được tiến hành trong khoảng thời gian 90 ngày kể từ ngày xác định được nghĩa vụ thuế cuối cùng phải nộp. Quyết định áp thuế có hiệu lực hồi tố có nghĩa là quyết định không chỉ áp dụng đối với sản phẩm là đối tượng của điều tra nhập khẩu kể từ thời điểm ban hành quyết định, mà còn có hiệu lực áp dụng đối với hàng hóa liên quan được nhập khẩu vào nước đó tước thời điểm ban hành quyết định. Việc quy định thời hạn thực hiện nộp thuế khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu phải nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, nước nhập khẩu cũng có thể tránh được việc nền kinh tế, tài chính quốc gia bị ảnh hưởng do việc chậm thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp.
Thứ tư, nếu các cơ quan có thẩm quyền hạn chế phạm vi điều tra như quy định tại câu thứ 2 của khoản 10 Điều 6 Hiệp định thì các mức thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu của các nhà xuất khẩu hoặc sản xuất không thuộc diện điều tra sẽ không được vượt quá số bình quân gia quyền của biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất được lựa chọn điều tra; nếu nghĩa vụ nộp thuế “được tính toán trên cơ sở trị giá thông thường trong tương lai thì không được vượt mức chênh lệch giữa số bình quân gia quyền của biên độ phá giá của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất với giá xuất khẩu của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không thuộc diện điều tra, với điều kiện là các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực thi qui định tại khoản này sẽ không xét tới các trường hợp biên độ bán phá giá bằng không hoặc ở mức không đáng kể hoặc mức biên độ được xác định theo như khoản 8 Điều 6. Các cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng mức thuế riêng cho mỗi trường hợp hoặc áp dụng trị giá thông thường đối với các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất không thuộc diện điều tra nhưng đã cung cấp các thông tin cần thiết trong quá trình điều tra như đã qui định tại đoạn 10.2 Điều 6.”. Cách quy định cụ thể đối với mức thuế áp dụng trong trường hợp khó có thể đưa ra một quyết định khả thi do liên quan đến nhiều yếu tố nên các cơ quan có thẩm quyền có thể hạn chế phạm vi kiểm tra sẽ giúp việc áp dụng thuế một cách chính xác hơn.
Thứ năm, nếu một doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu sản phẩm sang quốc gia nhập khẩu và phải chịu thuế thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại biên độ phá giá đối với từng trường hợp nhà sản xuất, xuất khẩu không xuất khẩu sản phẩm đó trong khoảng thời gian điều tra về bán phá giá nếu các họ chứng minh được doanh nghiệp của mình không liên quan tới doanh nghiệp đang phải chịu thuế chống bán phá giá. Các nhà sản xuất, xuất khẩu này sẽ không bị đánh thuế tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền có quyền giữ mức định thuế hoặc yêu cầu bảo lãnh nếu kết quả của việc xem xét vẫn là phải đánh thuế và việc thu thuế sẽ được thu trên cơ sở hồi tố tính từ ngày bắt đầu việc xem xét lại. Cách quy định về việc điều tra, đánh giá biên độ phá giá cụ thể trong từng trường hợp giúp các cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định mức độ áp dụng thuế một cách công bằng và hợp lí. Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tránh được việc phải chịu một mức thuế cao hơn so với những gì họ đúng ra phải nộp. Không chỉ có vậy, việc xem xét và áp dụng mức thuế phù hợp có thể giúp cho quốc gia nhập khẩu tránh việc phải hoàn thuế nếu phát hiện sai sót, giảm thiểu thời gian, chi phí phải tiêu tốn.
[1] Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, VCCI, “Hỏi đáp pháp luật về Chống bán phá giá WTO – Hoa Kỳ – EU”, Hà Nội, 2009
[2] Ngoài ra, WTO còn xây dựng Luật Mẫu về chống bán phá giá. Đây là một văn bản mang tính gợi ý, khuyến nghị để các quốc gia tham khảo khi xây dựng pháp luật về chống bán phá giá của mình, không có giá trị bắt buộc áp dụng.
Bài luận liên quan:
- Bị sa thải vì nghỉ việc về chăm mẹ ốm nặng đúng hay sai
- Bình luận điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 về tranh chấp lao động
- Đánh giá quyền yêu cầu ly hôn theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014
- Những sai sót thường gặp của người tư vấn pháp luật bằng văn bản và đưa ra những giải pháp khắc phục
- Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam-Liên minh Châu Âu (EVIPA) và đánh giả khả năng thực thi hiệp định tại Việt Nam
- VKFTA – Tổng quan chung và Cơ hội Thách thức Giải pháp đối với Việt Nam
- Kết hôn trái pháp luật và quan hệ pháp luật vợ chồng
- Pháp luật về đăng ký thuế và thực trạng ở Việt Nam
- Cách tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp
- Tổng quan về tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ