VỐN XÃ HỘI VÀ KINH TẾ

VỐN XÃ HỘI VÀ KINH TẾ

Kết quả hình ảnh cho Capital and society TRÀN HỮU DŨNG – Khoa Kinh tế, Đại học Wright State , Dayton, Hoa Kỳ

Trong hành trình tìm kiếm một "chìa khóa vàng" để giải thích hiện tượng tăng trưởng và phát triển kinh tế, với hi vọng chắc chiết "liều thuốc mầu" cho các quốc gia cần mở mang, giới kinh tế học đã đưa ra nhiều lý thuyết, đại loại có thể chia làm hai dòng chính. Dòng thứ nhất là kinh tế học tân cổ điển, trong đó số lượng vốn vật chất và trình độ công nghệ là quan yếu. Dòng thứ hai gồm các lý thuyết về thể chế, trong đó lịch sử, xã hội, và văn hóa – nói chung là những đặc tính thể chế theo nghĩa rộng – là trung tâm.

Tiếc thay, đến nay thì cả hai dòng tư tưởng này đều không làm mọi người thỏa mãn. Về dòng kinh tế học tân cổ điển thì những mô hình tăng trưởng vào các thập niên 60, 70, dần lộ ra tính siêu thực của chúng, đã không còn sức thuyết phục. Còn dòng kinh tế học thể chế thì tuy có làm sáng một số vấn đề căn bản, đã tỏ ra không mấy kiến hiệu trong nhiệm vụ đưa ra những hướng dẫn cụ thể về chính sách, vĩ mô lẫn vi mô, đối nội cũng như đối ngoại.

Trong bối cảnh ấy, một sự kiện trong vài năm gần đây thu hút nhiều chú ý. Đó là, một số nhà kinh tế học, xã hội học và chnh trị học, chưa bao giờ dính lứu đến tiếp cận thể chế, đã có nhiều ý kiến mới, một số khảo sát thực tiển về vai trí của xã hội trong sinh hoạt kinh tế. Ở châu Âu thì có tranh luận về "giá trị châu Á", ở phương Tây (nhất là ở Mỹ) thì có những luận đề của Robert Putnam, Francis Fukuyama về sự suy giảm "cộng đồng tính". Ở chu Mỹ La Tinh thì có Hernando de Soto với những ý kiến về vai trò thể chế trong sự thành công của chủ nghĩa tư bản. Và xa hơn một khoảng, nhưng vẫn còn hơi hướng của dòng tư tưởng này, là các lý thuyết của Fukuyama về "tận điểm của lịch sử", của Huntington về sự "đụng độ giữa các nền văn minh".

Nhìn chung, có thể nói rằng động cơ chính của tiếp cận này là một sự quan tâm nhiều hơn đến vai trò của cái tạm gọi là "văn hóa" trong tiến trình phát triển và tăng trưởng kinh tế, kể cả chiều ngược của tiến trình này, tức là sự suy thoái của những nền kinh tế tiên tiến. Chữ "văn hóa" được dùng trong ngoặc kép vì nó không hết trong ngữ cảnh, nhất là khi định nghĩa của nó chưa thống nhất, còn nhiều mảng xám mù mờ. Song, cứ tạm hiểu rằng nó liên hệ đến thể chế, tức là cái thiếu sót trong kinh tế học tân cổ điển.

TẢI BẢN ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

SOURCE: TẠP CHÍ THỜI ĐẠI MỚI 08 – 2003

Trích dẫn từ: http://www.tapchithoidai.org/TD8_THDung.pdf

<

p align=”justify”>BÀI VIẾT ĐƯỢC ĐĂNG DƯỚI SỰ ĐỒNG Ý CỦA GIÁO SƯ TRẦN HỮU DŨNG – QUẢN TRỊ TRANG TAPCHITHOIDAI.ORG, ĐỀ NGHỊ CÁC BẠN CHỈ ĐỌC THAM KHẢO VÀ KHÔNG CHÉP LẠI BÀI VIẾT ĐỂ ĐĂNG Ở NƠI KHÁC VỚI BẤT KỲ MỤC ĐÍCH GÌ.

1900.0191