QUẢN LÝ VĨ MÔ RUỘNG ĐẤT VIỆT NAM THẾ KỶ XIX – XX, MỘT CÁCH NHÌN VỀ QUÁ KHỨ
PGS. VŨ HUY PHÚC – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Vấn đề ruộng đất gắn liền với vấn đề nông dân và nông nghiệp. Vi vậy, việc quản lý ruộng đất là nhân tố tác động, thậm chí quyết định mạnh mẽ đến đến người nông dân cũng như nền sản xuất nông nghiệp.
Khái niệm quản lý ruộng đất bao gồm từ chế độ chung cho đến những biện pháp cụ thể. Nhưng ở đây khái niệm đó chỉ được quan sát trên bình diện tổng quát, hay nói cách khác là quản lý vĩ mô. Đó là chế độ ruộng đất do nhà nước thiết lập nhằm quy định một cơ chế chung nhất và quyết định nhất cho sự hình thành và tồn tại, cũng như cho sự phát triển một kết cấu ruộng đất nhất định. Trong thế kỷ XIX va XX, đất nước ta trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, dưới những thể chế chính trị khác nhau, do đó có những chế độ ruộng đất khác nhau.
Đất nước ta cùng với cùng với ruộng đất Việt Nam có một quá trình hình thành trải dài theo năm tháng kể cả theo không gian từ Bắc vào Nam. Do vậy trong lĩnh vực này, những dấu ấn của quá khứ luôn luôn kế tiếp nhau trầm tích lại, tạo nên những tầng lớp tiến triển khác nhau. Miền Bắc là xuất phát điểm rồi đến miền Trung và sau cùng là miền Nam. Bước vào thế kỷ XIX toàn thẻ nước ta từ Nam chí Bắc đặt dưới chính thể quân chủ tập quyền triều Nguyễn, hay còn được gọi là chế độ phong kiến. Mặc dù Nhà nước và nhân dân hăng hái tích cực khai phá mở mang khắp nơi nhưng tổng số ruộng đất canh tác được trên toàn quốc cũng mới đạt tới con số hơn 4,6 triệu mẫu (theo thống kê chưa chính xác và còn thấp hơn số liệu của cuốn Đại Nam nhất thống chí). Cũng theo tài liệu này thì Bắc Kỳ có số ruộng đất lớn nhất (hơn 2,6 triệu mẫu), Trung Kỳ gần 1,5 triệu mẫu, Nam Kỳ mới có hơn nửa triệu mẫu. Ruongj đất trong nước có thể chia ra ba loại chính:
1. Ruộng đất tư nhân;
2. Ruộng đất công làng xã;
3. Ruộng đất của Nhà nước.
…
XEM TOÀN VĂN BÀI VIẾT TẠI ĐÂY
SOURCE: KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ VIỆT NAM HỌC LÀN THỨ TƯ
Trích dẫn từ: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/25138